Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

NHỮNG KẺ NÀO ĂN ỐC, GIỜ BẮT NHÂN DÂN ĐỔ VỎ?



FB Tèo Ngu Khìn

 Nhiều người đang kêu gọi cần nhìn nhận khách quan về nợ xấu. Ảnh: TL


Dự án tràn lan không suy tính hiệu quả, đầu cơ dồn dập vào bất động sản thay vì đầu tư vào các ngành sản xuất Việt Nam có thế mạnh để tạo ra giá trị gia tăng thực, bán buôn chứng khoán ma mãnh, cho vay sân sau, cánh hẩu, rút ruột ngân hàng...dẫn đến hệ quả núi nợ xấu càng ngày càng phình lớn.
Đã thế lại không minh bạch xử lý nợ xấu theo đúng cơ chế thị trường, cho phá sản theo luật, thông tin tỷ lệ nợ xấu không chuẩn..., đem "nhốt" nợ xấu vào VAMC để làm đẹp sổ sách & bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Sau 5 năm bày "trò VAMC", nợ xấu có giải quyết được không? Nợ xấu có biến mất không, hay thật ra nợ xấu ngày càng biến chất?

Nhân dân Việt Nam hầu hết thuộc thành phần nghèo, cái ăn còn chưa đủ nói gì đến tiêu hoang. Thế mà, một bọn "lợi ích nhóm" Tư Bản Đỏ - cấu kết giữa quan tham biến chất & doanh nghiệp bất lương - một bọn chỉ chiếm tỷ lệ dân số rất nhỏ lại ăn trên ngồi trốc, bòn rút của cải xã hội, tiêu xài hoang phí vô tội vạ, để đất nước rơi vào thảm cảnh nợ công chồng chất, nợ xấu phình to.

Kết kim thất bại, hút 500 tấn vàng trong dân cứ ngỡ dân ngu, dùng chiêu 0% lãi suất tiền gửi để ép dân bán ngoại tệ mạnh không thành, giờ lại "dụng mưu" đề xuất Nhà nước tạm ứng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu? (http://cafef.vn/de-xuat-nha-nuoc-tam-ung-tien-ngan-sach-de-…). Ngân sách nhà nước không phải tiền mồ hôi nước mắt toàn dân đóng thuế mà ra ư? Tiền cực khổ của dân chúng đóng góp sao lại có thể lấy dùng để cứu một lũ ăn tàn phá hại? Lẽ công bằng xã hội đâu?

Nợ xấu 262.054 tỷ đồng - hơn 12 tỷ USD - hiện nằm chết dí trong cái gọi là công ty quản lý tài sản VAMC do ai gây nên? Những kẻ nào đã "ăn ốc", giờ lại bắt dân đen "đổ vỏ"? Quýt làm giờ cam chịu?

Còn "chiêu thức" nào nữa không? Kết kim bất thành, moi vàng thảm bại, hút đô la không xong, bán tài sản công qua cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hòng có tiền xài thì liệu có mãi mà bán, vay nợ nước ngoài ngày càng khó và lợi suất giờ bị đẩy lên cao hơn xưa, v.v.

Thế thì "xoay sở" cách chi đây?

Liệu có dám liều mạng như đại thi bá nhà thơ cựu phó thủ tướng Tố Nữ, ủa đánh máy lộn, Tố Hữu khi trước mà làm chiến dịch Đổi Tiền để đẩy lạm phát phi mã cho theo kịp Zimbabwe (https://vi.wikipedia.org/…/Si%C3%AAu_l%E1%BA%A1m_ph%C3%A1t_…)?

Hay 'vay' của người anh cả 4 tốt 16 vàng phương bắc? Vay thì phải trả chứ? Nhưng liệu sẽ còn gì để trả không? Có ư? Đất liền, hay Biển, Đảo?


Nguồn:


 Tin liên quan:


Chủ tịch VAMC kêu gọi xã hội chung tay xử lý nợ xấu

Tư Giang


Nhiều người đang kêu gọi cần nhìn nhận khách quan về nợ xấu. Ảnh: TL
Nhiều người đang kêu gọi cần nhìn nhận khách quan về nợ xấu. Ảnh: TL

Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Nguyễn Quốc Hùng kêu gọi xã hội chung tay xử lý nợ xấu.
Tại hội thảo “Xử lý nợ xấu – những nút thắt cần tháo gỡ” do Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, và VAMC tổ chức chiều 26-10 tại Hà Nội, ông Hùng nói, để VAMC thành công trong công tác xử lý nợ xấu, cần có cái nhìn khách quan về nợ xấu.
“Nợ xấu không phải do một mình hệ thống ngân hàng gây ra mà do nhiều nguyên nhân, trong đó ngân hàng là một trong những nguyên nhân”, ông nói.
Ông Hùng bổ sung thêm: “Không để một mình ngành ngân hàng loay hoay xử lý nợ xấu, nợ xấu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế, do vậy cả xã hội cần chung tay cùng hệ thống ngân hàng để xử lý nợ xấu, coi xử lý nợ xấu là trách nhiệm của toàn xã hội và cùng chung tay xử lý trên tinh thần công khai, minh bạch”.
Theo ông Hùng, cần có biện pháp thật mạnh đối với những khách hàng cố tình chây ỳ không hợp tác, nhất là những khách hàng có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả, không bàn giao tài sản bảo đảm để phát mại.
Nợ xấu chiếm 5,84% tổng dư nợ
Dữ liệu của VAMC cho biết, tại thời điểm cuối tháng 9-2012 nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 464.664 tỉ đồng, tương đương 17,21% tổng dư nợ tín dụng.
Trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các TCTD đã cơ cấu lại 143.400 tỉ đồng dư nợ tín dụng.
Từ cuối năm 2012 đến tháng 8-2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 548.500 tỉ đồng nợ xấu, trong đó bán nợ cho VAMC 220.000 tỉ đồng, chiếm 40,14%.
Tính đến tháng 8-2016 nợ xấu là 147.000 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 2,66% tổng dư nợ. Nếu tính cả nợ xấu TCTD bán cho VAMC sau khi thu hồi nợ và xử lý rủi ro là 186.000 tỉ đồng thì tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ 5,84 %.
VAMC đã làm gì với nợ xấu?
Tại hội thảo, Chủ tịch VAMC đã trình bày về các phương án xử lý nợ xấu trong thời gian qua.
Theo đó, đáng chú ý nhất là công tác mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt (TPĐB). Tính từ năm 2013 đến nay, VAMC đã thực hiện mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỉ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỉ đồng. Hầu hết khoản nợ xấu đã mua đều có tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ vốn vay kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp.
Về công tác thu hồi nợ, VAMC đã phối hợp với các TCTD tổ chức thu hồi nợ đạt 37.983 tỉ đồng dưới nhiều hình thức thu hồi nợ như: bán nợ, bán tài sản bảo đảm… đạt tỷ lệ 15% dư nợ gốc nội bảng.
Ông Hùng cho biết, tốc độ thu hồi nợ so với tổng dư nợ đã mua còn hạn chế song tỷ lệ khách hàng tự trả nợ chiếm tới 70%, còn lại 30% là bán nợ, bán tài sản bảo đảm. Việc bán tài sản bảo đảm, bao gồm phát mại tài sản bảo đảm, thi hành án để thu hồi nợ chỉ đạt 10.990 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 28,9 %. Như vậy có thể thấy việc bán tài sản kể cả cưỡng chế thi hành án để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn nếu khách hàng không đồng thuận và không tự nguyện bàn giao tài sản bảo đảm.
Khó khăn của VAMC
Báo cáo của VAMC tại hội thảo cho biết, với nguồn lực hạn chế về con người và mạng lưới hoạt động, trong khi số lượng khoản nợ VAMC đã mua rất lớn (trên 25.000 khoản), tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đa dạng, phân tán tại nhiều nơi, nên VAMC chưa thể trực tiếp quản lý để nắm bắt được đầy đủ thực trạng các khoản nợ mua từ TCTD, việc tổ chức thực hiện xử lý tài sản để thu hồi nợ kém hiệu quả. Hiện tại, VAMC chỉ có thể tập trung rà soát, phân loại đối với các khoản nợ có dư nợ lớn, số còn lại VAMC đã thực hiện ủy quyền các nội dung xử lý nợ ngay tại thời điểm mua nợ.
Bên cạnh đó, nguồn vốn của VAMC còn hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xử lý nợ theo chức năng, nhiệm vụ của VAMC, đặc biệt trong công tác mua bán nợ theo giá trị thị trường. Việc xử lý nợ xấu của VAMC không thể triệt để và hiệu quả nếu không có dòng tiền thực sự để hỗ trợ các TCTD, khách hàng.
Hơn nữa, VAMC phải triển khai tất cả các nghiệp vụ quy định tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải giỏi về nghiệp vụ, vững về kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trên thực tế, việc tuyển chọn cán bộ có năng lực rất khó khăn, chưa nói đến VAMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nên khó thu hút người tài vào làm việc cho VAMC. VAMC chưa có cơ chế chính sách để thu hút các cán bộ có năng lực cũng như tạo động lực cho cán bộ cống hiến lâu dài.


 Theo: Thời Báo Kinh Tế SG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét