Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Chống tham nhũng: tập trung quyền lực như một gánh nặng

Siêu Hình



Vừa rồi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói với mọi người rằng chống tham nhũng khó vì “ta tự đánh ta” cũng là điều dễ nhận ra từ trong cơ chế của Đảng, chẳng có ai có thể dễ dàng giơ tay tự vả vào mặt mình một cú thật đau rồi choáng váng và ngã quỵ dễ dàng như thế và như chúng ta thấy là đã biết bao nhiêu đại án tham nhũng đã diễn ra mà thủ phạm toàn là người trong nhà của chính quyền, tiêu tán cả nghìn tỷ của quốc gia, nước đã nghèo lại càng nghèo vì những ông quan bà tước, vậy nên mới có bê tông cốt tre, rút ruột công trình, mới có ụ tàu cổ lỗ sĩ, mới có “con bạc triệu đô”…

Còn phải trầm luân trong nền chính trị do Đảng Cộng sản chỉ huy thì ai cũng phải có cái mác Đảng viên để dễ bề thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của mình, để làm nhiệm vụ được giao từ tập thể quyền lực, tiếng nói có ký lô hơn so với những người ngoài Đảng rất nhiều và tất nhiên thì khi sai phạm thì cũng lại gặp toàn là Đảng viên với nhau, ngoài ra trong hệ thống còn có đề ra khẩu hiệu “phê bình và tự phê bình”, đó là những lời tự nói với nhau trong “nền dân chủ Đảng viên”, điều này cũng giống như việc một người nào đó tự nhìn vào gương và tự lên tiếng phê phán mình, hoàn toàn vô tác dụng.

Bới ra những vụ tham nhũng lớn trong Đảng cũng giống như tự đái vào mặt mình?

Cơ chế của Đảng Cộng sản hay thế chế chính trị hiện nay tại Việt Nam tạo nên một sự nghịch lý oái ăm cho việc chống tham nhũng, trái lại còn có thể khiến cho tham nhũng tràn lan thêm mà điều này có nguồn gốc từ sự tập trung quyền lực tuyệt đối vào một sự chỉ huy tối cao từ một đảng cầm quyền duy nhất tại Việt Nam, những người Cộng sản tiếp tục duy trì hình thức này để dễ bề kiểm soát về mặt chính trị, đường lối đối với nhà nước,đối với tập thể, đối với cá nhân từng thành viên trong hệ thống chính trị nhưng sự thống nhất quyền lực này cũng có nghĩa là nếu như có bất cứ vấn đề gì về những sai phạm của Đảng viên thì cũng chính đảng cầm quyền, hay là Đảng Cộng sản và cả hệ thống chính trị phải đối mặt với chính “bộ phận” của mình và hãy tưởng tượng rằng nếu như có quá nhiều “con sâu con mọt” ở trong hệ thống mà còn là những con cỡ bự thì có phải là hệ thống ban bệ, tập thể quyền lực của Đảng sẽ lung lay, chao đảo hay không. Trong lịch sử Xô viết thì có thời kỳ V.Lenin khi lãnh đạo Đảng Cộng sản còn dám mạnh tay thanh lọc Đảng viên, loại trừ rất nhiều Đảng viên có vấn đề ra khỏi tổ chức còn ở Việt Nam gần đây nếu như mà truy đến tận gốc thì chẳng ai dám vì có vẻ như bị ám ảnh bởi lằn ranh “sự tồn vong” của hệ thống chính trị, mà nếu không dám mạnh tay thì tiêu cực vẫn cứ nhan nhản.

Từ sự tuyển chọn, kết nạp cho đến giám sát thẩm tra đều một tay các ban bệ cơ quan của Đảng Cộng sản thực hiện, sự thống nhất quyền lực không chấp nhận phân quyền đã làm cho cả hệ thống chính trị phải ôm đồm hết tất cả công việc.Chính vì không có sự phân quyền, giám sát đối trọng lẫn nhau giữa các nhánh quyền lực và các ban bệ cơ quan mà còn tập trung tất cả vào tay một Đảng nên sự giám sát này mang tính thi hành mệnh lệnh tuyệt đối từ cấp trên mà cấp trên này dù gì đi nữa cũng là chịu sự chỉ huy và chịu trách nhiệm đối với Đảng, mà đặc thù trong các quốc gia Cộng sản thì đã từng có quá khứ chuyên chính tuyệt đối mà ở đó mệnh lệnh chính trị từ Đảng có thể chi phối bất cứ công việc gì.

Sự giám sát và thẩm tra của Việt Nam dưới thể chế do Đảng CS chỉ huy là hoàn toàn khác với việc giám sát và thẩm tra cơ quan chính quyền được tiến hành một cách độc lập, không chịu sự chỉ huy, kiểm soát tư tưởng từ một Đảng chính trị nào cả, nguồn gốc của tham nhũng tại Việt Nam có sâu xa từ việc tập trung quyền lực .Thiết nghĩ rằng sự phân quyền là chìa khóa, giải pháp tốt, ví dụ như tại Hoa Kỳ dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, sự phân quyền được thực hiện và thành viên tư pháp, tòa án chẳng phải là thành viên của bất kỳ đảng phái nào cả và sắc lệnh của các thành viên chính phủ (cơ quan hành pháp) như Tổng thống hoàn toàn có thể bị bác bỏ nếu cơ quan tư pháp xét thấy chúng trái với luật pháp, vi hiến.

Một ví dụ nữa cho thấy sự giám sát kiềm chế giữa các nhánh quyền lực là có lợi cho sự chống tham nhũng đó là : Cơ quan Đạo đức chính phủ Hoa Kỳ (OGE) là một cơ quan độc lập trong bộ máy Chính phủ Hoa Kỳ, thực hiện chức năng giám sát, thẩm tra tư cách đạo đức của các thành viên chính phủ và còn là một cơ quan chống tham nhũng của Hoa Kỳ và cái quan trọng ở chỗ là giám đốc OGE được bổ nhiệm bởi Tổng thống sau khi được Thượng nghị viện Hoa Kỳ phê chuẩn, vị giám đốc này sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thống nhưng nếu không có sự đồng ý của Quốc hội thì Tổng thống sẽ không có quyền bãi miễn vị giám đốc, như vậy có thể thấy rằng vị Tổng thống không thể có quyền lực tuyệt đối đối với cơ quan OGE này mà nó được hoạt động trong mối quan hệ giữa các nhánh quyền lực mang tính chất đối trọng giám sát với Tổng thống.

Sự đối trọng giám sát lẫn nhau về quyền lực như trên là điều không thể có ở quốc gia cứ ôm khư khư nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối như Việt Nam.

Thế nên tóm lại vấn đề tập trung quyền lực vào một chóp đỉnh là một trong những gánh nặng đời đời cho sự chống tham nhũng, sự tha hóa quyền lực đã được chứng minh là một điều tất yếu sẽ xảy ra nếu quyền lực được tập trung quá nhiều vào một người, một nhóm người, một đảng phái nào đó.Ở Việt Nam chống tham nhũng trong hệ thống nên cần có một bộ phận giám sát hoàn toàn độc lập với sự kiểm soát, mệnh lệnh chính trị của đảng cầm quyền, cần phải xét đến sự phân quyền trong tương lai đối với hệ thống chính trị.Thứ hai là là huy động sự giám sát, phản biện từ các tầng lớp nhân dân, từ xã hội mà hiện nay không gì có thể tốt hơn là xã hội dân sự, những tổ chức có vai trò tương đối độc lập với nhà nước.Thứ 3 là thúc đẩy tự do – dân chủ như một mục tiêu lâu dài.



Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét