Thứ Ba, 31 tháng 10, 2017

Hình bóng Mao trong Trung Quốc của Tập Cận Bình

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy


Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


 


41 năm trước, ngày mùng 9 tháng 9 năm 1976, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông qua đời ở tuổi 82. Bốn thập niên sau, Trung Quốc đã trở thành một đất nước mà Mao sẽ không thể nhận ra. Được giải phóng bởi chính sách “cải cách và mở cửa” của Đặng Tiểu Bình, người dân Trung Quốc đã biến một đất nước nông nghiệp thành nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu cũng như công xưởng của thế giới. Ngày nay, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã trở nên rất giàu có, nhiều người trong số họ còn trở thành tỉ phú. Việc hàn gắn mối quan hệ Trung-Mỹ được bắt đầu bởi Mao và Richard Nixon vào năm 1972 đã gắn kết hai quốc gia vào tất cả các tầng nấc quan hệ: chính thức và bình dân, kinh tế và giáo dục, chính trị và quân sự.

Nhà hoạt động trẻ Đinh Thảo: “Tôi muốn tìm một phiên bản khác của mình”

 

Những người bạn trẻ quanh tôi / kỳ 1

Phỏng vấn Đinh Thảo, thành viên của nhóm vận động nhân quyền cho Việt Nam, nhân chương trình bán định kỳ / Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát UPR 2017.

------------------------------------------


Ngày 10 tháng 10/2017, là lúc Đinh Thảo cùng các thành viên trong nhóm của mình kết thúc cuộc hành trình vận động cho nhân quyền của Việt Nam. Chuyến đi dài và có vẻ nhiều mệt mỏi.

Người ta nhìn thấy Thảo xuất hiện tại trong một phiên điều trần của Liên Hợp Quốc, đại diện cho người Việt Nam và đọc một bản báo cáo về những gì đang diễn ra ở quê nhà. Có chút căng thẳng trong giọng tường trình của cô gái ra đi từ Hà Nội, với hy vọng làm một cái gì đó khác hơn, nhiều hơn. Thậm chí là dấn thân hơn những ngày cô còn đi vòng bờ hồ biểu tình chống chặt cây xanh hay vận động cho những người không là cộng sản tự ứng cử quốc hội của Việt Nam.

"Quần chúng tự phát" đe dọa linh mục

RFA




 Hội Cờ đỏ bao vây hai linh mục đi ra từ văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Diễn Mỹ hôm 30/10/2017
Hội Cờ đỏ bao vây hai linh mục đi ra từ văn phòng Ủy ban Nhân dân xã Diễn Mỹ hôm 30/10/2017-FB Thanh Niên Công Giáo


Hai linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự, quản xứ Đông Kiều, vào ngày 30 tháng 10 bị một nhóm được giải thích là ‘quần chúng tự phát’ đe dọa. Vụ việc xảy ra ngay sau khi hai linh mục vừa ra khỏi có cuộc làm việc với cơ quan chức năng tại xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Chân Như có cuộc nói chuyện với linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế về tình hình liên quan. Trước hết ông cho biết phản ứng của các linh mục thuộc Hạt Đông Tháp về tình trạng những nhóm cờ đỏ gây hấn:

Linh mục Đa Minh Phạm Xuân Kế: Các cha trong Hạt nói cần họp lại để có biện pháp gì đó chứ không thể để họ lấn lướt như thế được. Tôi nói rằng giáo dân Đông Triều ít. Xã Diễn Mỹ có 7 ngàn dân mà giáo dân chỉ có 700 mà lại không phải ở theo nhóm mà ở cách nhau. Mấy gia đình ở cách giáo xứ chỉ có 1 cây số thì hơn hai tháng rồi bị họ phá tan nát tài sản. Thậm chí Tượng Chúa bị đập bể, tượng Đức Mẹ bị bắn thủng mặt. Rồi sau đó một gia đình bị phá phách, đập tượng Thánh Giuse, một gia đình bán quán cà phê bị đập phá.

Người Mỹ đã ‘ác quỷ hóa’ nước Nga như thế nào?

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng


Biên tập: Lê Hồng Hiệp



 
  Hình: George Kennan trong trang phục người Cossack Gruzia cuối thể kỷ 19. Nguồn: NYT.



George Kennan luôn biết cách khiến cử tọa phấn khích. Đầu tiên, các khán giả của ông hoài nghi về việc liệu người Nga có thực sự muốn cải cách dựa vào mô hình của Mỹ hay không. Sau đó, ông nói với họ về các tù nhân chính trị Nga, những người đã dành nhiều tuần lễ trước ngày 04/07 (Quốc khánh Mỹ) để tìm kiếm những mảnh vải màu đỏ, trắng và xanh lam. Khi ngày lễ đến, họ chào những người quản ngục bằng cách vẫy một biển khổng lồ những lá cờ “Sao và Sọc” (Quốc kỳ Mỹ) được khâu tay qua chấn song sắt.

Nghe tựa như một câu chuyện tuyên truyền Chiến tranh Lạnh hoàn hảo. Nhưng ngày 04/07 mà Kennan đề cập đến không thuộc về những năm 1950 – mà là vào năm 1876. Và George Kennan kể câu chuyện này cũng không phải là nhà ngoại giao nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh, mà là một người họ hàng xa trùng tên với ông, một nhà báo đã dành thời gian sinh sống ở Nga trước khi đi thuyết giảng vào thập niên 1880.

Hạm đội Nam Hải 'cực kỳ nguy hiểm' cho Việt Nam

Kỹ sư Nguyễn Xuân Vĩnh



Biệt kích Trung Quốc 'sẵn sàng chiến đấu' trong sứ vụ của chiến hạm tại vùng biển Đông Phi - Hình ảnh VCG


Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay. Trung Quốc có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo.

Tình hình bắt đầu yên ổn lại và Trung Quốc sẽ từ bỏ tham vọng làm chủ Biển Đông sau khi thất bại tại Tòa án Quốc tế về luật biển của Liên Hiệp Quốc chăng? Có lẽ là không. Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc vẫn không thay đổi. Đó là nắm quyền kiểm soát trên vùng biển trong phạm vi của cái mà Trung Quốc gọi là chuổi đảo thứ nhất từ Nhật Bản qua Đài Loan đến tận Mã Lai.

Phản cảm hay vi phạm pháp luật?

Thạch Đạt Lang



Nhiều cán bộ thôn Sơn Tây tham gia chặn xe đám cưới để đòi tiền làm đường. Ảnh do người dân cung cấp cho báo PLTP

 
Ngày 30.10.2017 trên báo Pháp Luật TP có bài: Chặn xe cô dâu đòi tiền xây dựng nông thôn mới, trong đó có đoạn: “Ngày 30-10, PV Pháp Luật TP.HCM đã chuyển đến bà Hồ Nguyên Thảo, Bí thư Huyện ủy Tây Hòa (Phú Yên), thông tin việc bí thư chi bộ, trưởng thôn Sơn Tây, xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hòa chặn xe rước dâu giữa đường để đòi nợ tiền đóng góp làm đường nông thôn mới”.

Trời! Mới đọc mấy câu thôi mà người viết có cảm giác như đọc truyện thảo khấu ngày xưa, hay truyện 108 Anh Hùng Lương Sơn Bạc. Không ngờ rằng dưới thời đại Hồ Chí Minh rực rỡ tên người, sau hơn 42 năm xây dựng CNXH mà vẫn xảy ra chuyện đòi tiền mãi lộ giữa thanh thiên bạch nhật. Bài báo cho biết, nội vụ đã được báo Pháp Luật TP. HCM chuyển thông tin đến quan huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên là bà Hồ Bạch Thảo, đề nghị “xử lý”.

Ba bài học từ một nước Mỹ do Donald Trump cầm quyền






media
Tổng thống Mỹ Donald Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump tổ chức hội Halloween cho trẻ em ở Nhà Trắng, Washington, ngày 30/10/2017. REUTERS/Carlos Barria


Gần tròn một năm sau khi được bầu làm tổng thống Mỹ và 9 tháng chính thức lên nắm quyền, ông Donald Trump chưa thực hiện được bất kỳ thay đổi quan trọng nào. Một số biện pháp được thông qua đều phải sử dụng đến sắc lệnh. Theo tác giả Jean-Marc Victori trong mục « Ý kiến & Thảo luận » của nhật báo kinh tế Les Echos (31/12/2017), ngoài cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, nền dân chủ Mỹ cũng đang bị tác động.

Tổng thống Trump, được coi là một « Tweetomane », để lại dấu ấn rõ nét trong không gian truyền thông hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào. Nhưng ông khó khăn khẳng định về mặt chính trị và dấu ấn của ông về mặt kinh tế còn hiếm hoi hơn. Theo tác giả bài viết, sự bất lực này có thể đưa ra ba bài học nên chú ý.

Đảng cộng sản Việt Nam quyết nối bước đảng cộng sản Liên Xô…



Tượng của Lenin ở Bucharest đã bị người dân Romania kéo sập vào ngày 5/3/1990. Nguồn: AFP
 
Lòng dân mới là quyết định

 Nhân kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng 10 Nga, ngày 26/10/2017, GS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng CSVN, cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô là do đưa “kẻ cơ hội” như Gorbachev lên vị trí cao nhất, và “thiếu dân chủ trong Đảng [Cộng sản]”.

Có thật như vậy không? Cũng nhân dịp này, Phó GS TS Nguyễn Linh Khiếu đã viết bài trên Tạp chí Cộng sản rằng “hầu như đa số người dân ở các quốc gia này [Liên Xô và Đông Âu], không muốn quay trở lại xây dựng CNXH theo mô hình như trước đây”.

Vietnam War, của ai, do ai, và vì ai?

Thiện Ý


                                                          Một cảnh trong Vietnam War.
 

Cho đến lúc chúng tôi viết xong bài này, là đúng một tháng, cuốn phim 10 tập “THE VIETNAM WAR” của hai nhà đạo diễn Mỹ là Kenn Burnes và Lynn Novick đã được trình chiếu rộng rãi trên các phương tiện truyền thống đại chúng. Đối với khán giả các giới Việt Nam trong và ngoài nước, đã có những cảm nhận khác nhau, đưa đến các cuộc tranh cãi trong chốn riêng tư hay qua các bài viết về nội dung, ý nghĩa, tính trung thực và khách quan hay không của bộ phim này.

Trong bài trước “The Vietnam War là chiến tranh gì?”, được đăng tải trên diễn đàn này của Đài VOA, người viết đã định danh, định hình là “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (chủ nghĩa quốc gia: Nationalism) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (chủ nghĩa cộng sản: Communism) trong bối cảnh cuộc “Chiến Tranh Ý Thức Hệ Toàn Cầu” (The Global War Of The Ideology) giữa cộng sản chủ nghĩa (Communism) đứng đầu là Liên Xô với phe các nước xã hội chủ nghĩa; và tư bản chủ nghĩa (Capitalism) đứng đầu là Hoa Kỳ với phe các nước tư bản chủ nghĩa.

Ngày 31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng



 


Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách.

Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Lúc bấy giờ, một linh mục dòng Thánh Dominique tên là Johann Tetzel, được ủy nhiệm bởi Tổng Giám mục Mainz và Giáo hoàng Leo X, đang tiến hành một chiến dịch gây quỹ lớn ở Đức để tài trợ cho việc tu bổ Nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Mặc dù hoàng tử Frederick III the Wise (Frederick Khôn ngoan) đã cấm mua bán “giấy xá tội” ở Wittenberg, nhiều thành viên nhà thờ vẫn lặn lội đi mua chúng. Khi họ trở về, họ đưa những giấy xá tội mình đã mua cho Luther, tuyên bố họ không còn phải hối cải vì tội lỗi của mình nữa.

Vòng quanh thế giới ngày 31/10/2017

Tư Thẳng tổng hợp


1. Tin Bắc Triều Tiên : 200 người chết vì sập đường hầm thử bom nguyên tử

 media
Không ảnh của Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Pháp (CNES), Airbus Defense & Space và nhóm phân tích 38 Nord cho thấy cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri của Bắc Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 12/04/2017HO / Airbus Defense & Space and 38 North / AFP

Có ít nhất 200 người được cho là đã thiệt mạng khi một đường hầm tại địa điểm thử bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên. AFP hôm nay 31/10/2017 dẫn tin của đài truyền hình Nhật cho biết như trên.
Kênh truyền hình Nhật Asahi cho biết theo một nguồn tin ẩn danh, một đường hầm tại địa điểm thử nguyên tử Punggye-ri đã bị sụp đổ vào đầu tháng Chín, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu. Đây là quả bom có sức công phá mãnh liệt nhất từ trước đến nay. Khoảng 100 công nhân đã bị chôn vùi trong vụ sụp hầm đầu tiên, và trong khi công tác cứu hộ đang được tiến hành, thì một đường hầm nữa lại bị sụp đổ, làm tổng cộng khoảng 200 người chết. Tai nạn này được cho là do vụ thử bom nguyên tử gây ra.

“Liên minh cờ đỏ” hay “quần chúng tự phát … tiền”?

NT Thái Hà


LM Ngô Văn Kha



Hội cờ đỏ tập trung tại Nghệ An Sáng 29.10.2017. Ảnh: GX Thái Hà


Sáng ngày 30 tháng 10, 2017 khi hai Linh mục Đaminh Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp và Giuse Nguyễn Ngọc Ngự, quản xứ Đông Kiều được UBND xã Diễn Mỹ mời làm việc liên quan đến tài sản giáo dân Đông Kiều bị hủy hoại, thì bị uy hiếp bởi hằng trăm người thuộc “Liên Minh Cờ Đỏ” ngay trước cổng Ủy Ban.
 
Vì sao nhóm người dữ dằn với những hành vi kích động bạo lực, lại dám ngang nhiên lộng hành trước cơ quan chính quyền, mà các cơ quan chức năng lại không có động thái gì?

Món nợ 54 năm

 
 photo
 Giản dị, thanh đạm và yêu nước nồng nàn

Đất nước càng lầm than, thê lương thì hàng năm vào đầu tháng 11, người dân Việt ở bất cứ đâu lại càng nhớ đến một cơ hội tốt lành cho dân tộc và đất nước đã bị tước đoạt. Miền Nam dân chủ và văn minh không còn là niềm hy vọng cho sự hồi sinh toàn bộ đất nước Việt Nam nữa. Và họ cũng không thể nào quên được người đã tạo ra cơ hội bị tước đoạt đó. Nhân vật ấy không ai khác hơn là Tổng Thống Ngô Đình Diệm.



Một nửa đất nước Việt Nam đang sống trong an lành, thịnh vượng và nhìn về tương lai đầy tin tưởng thì bỗng đâu giông tố giăng đầy trời, ánh sáng mặt trời phụt tắt, cuồng phong nổi lên khắp chốn, cuốn phăng mọi vật trên đường đi của nó. Không còn ánh sáng, không còn mặt trời, không cả loài người và vạn vật. Chỉ còn bóng tối của địa ngục, nơi bọn quỷ dữ nhảy muá trong tiếng hú man rợ, chết chóc.

Giáo sư Carlyle Thayer nói về chuyến thăm VN chính thức của ông Trump.



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP 

Nhà Trắng hôm 16/10 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng.
RFA trò chuyện với Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc xoay quanh chuyến thăm Hà Nội của ông Trump.
Lan Hương: Thưa Giáo sư, như chúng ta đã biết vào ngày 11/11 tới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm chính thức Hà Nội sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Vậy Giáo sư có thể cho biết hai bên sẽ bàn thảo những vấn đề gì?
GS. Carl Thayer: Tôi nghĩ việc Tổng thống Trump quyết định thăm chính thức Hà Nội sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh APEC là một điều rất quan trọng. Đặc biệt khi ông ấy quyết định rời Malina sớm hơn lịch trình và quyết định không dự Hội nghị Cao cấp Đông Á. Tại APEC, ông ấy sẽ gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng có lẽ sẽ không gặp Tổng thống Nga Putin.

‘Hội cờ đỏ’: điềm báo tử của chế độ CSVN

Lý Thái Hùng


 
 


Dưới những chế độ độc tài, khi các bất ổn xã hội gia tăng, đẩy chế độ rơi vào thời kỳ đối phó đầy khó khăn và lúng túng, bộ máy an ninh thường dùng những tổ chức quần chúng gọi là “tự phát” nhằm ngăn chận và nhất là tung ra những đợt khủng bố nhắm vào thành phần quần chúng bất mãn với mong ước là hóa giải làn sóng chống đối để không lan rộng nhiều nơi.

Tại Ba Lan vào năm 1988: để phá các cuộc tụ họp của công nhân trong Công đoàn Solidarnosc, một loại hội cờ đỏ như CSVN đã được Bộ trưởng nội vụ Czesław Kiszczak cho lập ra từ tháng 11, dưới tên “Hội công nhân đỏ” với hai nhiệm vụ: 1/ Huy động một số người đến phá các cuộc tụ họp của công nhân thuộc Công đoàn Solidarnosc ở Gdansk, nơi Công đoàn đặt văn phòng chỉ huy; 2/ Tụ họp phản đối những yêu sách của Công đoàn trong lúc Hội nghị bàn tròn diễn ra giữa lãnh đạo đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (Cộng sản) với đại diện Công đoàn tại thủ đô Warsaw. Nhưng đến tháng 6 năm 1989 khi Công đoàn Solidarnosc dành thắng lợi trong cuộc bầu cử, thì Hội công nhân đỏ tự biến mất vì lãnh đạo Cộng sản Ba Lan không còn khả năng trả tiền cũng như bao che các hành vi bạo lực của nhóm này.

‘Viện đạo đức học’ và tiếp theo là gì?

Lê Anh Hùng




Ủng hộ và phản đối

Tại cuộc hội thảo khoa học “Sửa đổi lối làm việc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” nhân kỷ niệm 70 năm ra đời tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 18/10 vừa qua, PGS Nguyễn Trọng Phúc đã đưa ra đề xuất thành lập Viện Đạo đức học để “dạy cán bộ đạo đức và những chuẩn mực đạo đức trong đảng”.


Đề xuất của ông cựu Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng ngay lập tức khiến dư luận bàn tán xôn xao và trở thành chủ đề của hàng chục bài báo cùng vô số ý kiến bình luận, trên cả truyền thông “lề đảng” lẫn “lề dân”.

Từ Hồng Vệ Binh ở Trung Quốc, đến Hội Cờ Đỏ ở Việt Nam


Bí thư Tỉnh ủy Wang Yilun bị Hồng Vệ Binh của trường ĐH Công nghiệp mang ra đấu tố ngày 23/10/1966. Nguồn: Li Zhensheng/ Contact Press Images


Những ai sinh ra cùng thời với tôi vào những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ 20 chỉ biết những hành vi tàn ác, dã man xảy ra trong thời Cải Cách Ruộng Đất qua những cậu chuyện kể, qua những cuốn truyện được viết sau này nên chỉ hình dung được một phần nào rất nhỏ về những tội ác hoàn toàn mất tính người dưới sự lãnh đạo của cái đảng cầm quyền. Dù chỉ được nghe, được đọc mà thế hệ chúng tôi đã thấy rùng rợn, không bao giờ muốn điều đó sẽ xảy ra một lần nữa trên quê hương của mình.


Hai ngày qua trên mạng xã hội tràn đày những hình ảnh man rợ của lũ quỉ đỏ bị một thằng lùn kích động để trở thành những kẻ khát máu thì tôi nghĩ ngay đến thời kỳ được gọi là “Cách Mạng Văn Hóa” ở Trung Quốc trong những năm 1966–1969. Một thời kỳ mà đảng cộng sản Trung Quốc nhờ vào đám học sinh, sinh viên điên khùng, được gọi là “Hồng Vệ Binh”, tàn phá đất nước.

Người đấu tranh dân chủ đừng chờ đợi gì nhiều ở ông Trump...

Mai Tú Ân (VNTB)
 

Sự kiện tổng thống Mỹ Donalp Trump sẽ đến Đà Nẵng để tham dự Hội Nghị APEC và sau đó là cuộc thăm viếng chớp nhoáng các đầu lĩnh CS ở Hà Nội đã gây ra một tâm lý phấn khởi nhất định trong giới đấu tranh nước nhà. Đó là điều dễ hiểu khi chúng ta có được tâm lý ấm lòng khi có một tổng thống của một quốc gia dân chủ bậc nhất thế giới đến thăm một quốc gia đàn áp dân chủ bậc nhất thế giới.

Nhưng để chờ đợi một sự đột phá về nhân quyền, hay một vài tù nhân lương tâm được phóng thích nhân sự kiện này là điều không tưởng. Chúng ta chỉ mong tổng thống Mỹ Donalp Trump, với vai trò quan trọng của mình có một vài lời nói, vài hành động coi được về vấn đề nhân quyền cũng như về việc bắt người vô tội vạ của nước chủ nhà APEC lần này. Một vấn đề hoàn toàn nằm trong tầm tay của tổng thống Mỹ, nếu ông quyết định ra roi. Nhưng đó cũng là điều không tưởng nốt của những người đấu tranh dân chủ nước nhà.

‘Đụng’ đại gia Đà Nẵng, một nhà báo bị cấm xuất cảnh

VOA-Việt Nam




Bản phối cảnh của Khu đô thị Đa Phước ở Đà Nẵng, dự án mà nhà báo Dương Hằng Nga cho rằng đã khiến bà bị "gây khó dễ".


Hội Nhà báo Việt Nam vừa lên tiếng trên báo chí cho biết hội này đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ vụ Công an Đà Nẵng cấm nhà báo Dương Hằng Nga xuất cảnh vì đơn tố cáo của “đại gia” Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là “Vũ nhôm”, người mà gần đây cử tri Đà Nẵng đặt câu hỏi vì sao lại có biệt danh “mafia của Đà Nẵng”.

Trao đổi với báo chí hôm 31/10, Trưởng ban Kiểm tra của Hội Nhà báo Việt Nam, ông Phan Hữu Minh, cho biết Công an Đà Nẵng đã có công văn xác nhận việc cấm xuất cảnh 3 tháng đối với nhà báo Dương Hằng Nga (tên thật là Dương Thị Hằng Nga), Trưởng văn phòng đại diện khu vực miền Trung và Tây Nguyên của Tạp chí Giao thông Vận tải.

Chó sủa mặc chó, chúng ta cứ đi vì “Mặt Trời Lạ Nơi Xóm Đạo”!

Nguyễn Thị Thanh Bình


 



Hết kịch bản bôi bác, báng bổ biểu tượng thánh giá của 7 triệu Ki tô hữu Việt Nam, và giễu nhại hình ảnh công xúc tu sĩ Công Giáo mới đây ở quán Fame Bar & Lounge của một tên chủ công an Hà Nội, bây giờ lại giở trò soạn thêm kịch bản mới của hàng trăm đoàn thanh thiếu niên Hội Cờ Đỏ với ý đồ, dụng công quấy nhiễu giáo phận VN.



Điều đáng nói ở đây là tại sao nhà cầm quyền CSVN lại nhúng tay vào “sự cố” cốt làm lem luốc trước cuộc họp quốc tế cấp cao APEC, như một thái độ dọn đường dàn chào lố bịch trước một tuần như vậy. Nhất là đã có sự trùng hợp khít khao với sự xuất hiện bất ngờ (?) của Tổng Trọng tham quan quân khu 4 Nghệ An, 24 tiếng trước đó. Và cũng như tại sao lại có sự kiện Giám Đốc Công An là Đại Tá Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An, lại sẵn sàng đưa Hồng Vệ Binh diễu võ dương oai Giáo xứ Song Ngọc ngay ngày hôm sau?

Từ chuyện cấm cửa Bitcoin nghĩ tới tương lai đảng Cộng sản Việt Nam

Viết từ Sài Gòn



 Hình ảnh đồng Bitcoin và đồng đô la Mỹ được chiếu trên màn hình khi các đại biểu lắng nghe các diễn giả tại Hội nghị Interpol Quốc tế tổ chức ở Singapore hôm 4/7/2017.
Hình ảnh đồng Bitcoin và đồng đô la Mỹ được chiếu trên màn hình khi các đại biểu lắng nghe các diễn giả tại Hội nghị Interpol Quốc tế tổ chức ở Singapore hôm 4/7/2017 - AFP


Tuần qua tại Việt Nam, ngoài chuyện tuần lễ cấp cao APEC sắp diễn ra tại thành phố biển Đà Nẵng được nhiều giới quan tâm, chuyện đồng Bitcoin bị cấm lưu hành tại Việt Nam và lời đồn thổi sắp có đổi tiền tại Việt Nam cũng là một trong các thông tin gây sóng dư luận. Như vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là tại sao Việt Nam không cho dùng đồng Bitcoin? Và khả năng đổi tiền có thật hay không?

Ở vấn đề thứ nhất, vì sao Bitcoin không được dùng tại Việt Nam? Điều này không khó hiểu, bởi chỉ trong vòng chưa đầy mười lăm năm, kể từ khi đồng đô la Mỹ xuất hiện trên thị trường Việt Nam một cách rộng rãi thì tuy bản thân đồng đô la không hề có cuộc cạnh tranh nào với đồng Hồ Chí Minh nhưng đồng Hồ Chí Minh ngày càng rớt giá và khả năng tích lũy bằng đồng Hồ Chí Minh nhét ống tre, cất trong tủ, ký gởi ngân hàng đều bị thay thế bằng việc tích lũy vàng và đô la. Điều này nhanh chóng đẩy chính phủ xuống chỗ không còn uy tín trong nhân dân.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Hội Cờ đỏ, con bài nguy hiểm

Kính Hòa RFA


 
Buổi họp mặt Hội cờ đỏ Hà Nội bên cạnh nhà thờ giáo họ Văn Thai, xứ Song Ngọc, hạt Thuận Nghĩa hôm 29/10/2017.
Buổi họp mặt Hội cờ đỏ Hà Nội bên cạnh nhà thờ giáo họ Văn Thai, xứ Song Ngọc, hạt Thuận Nghĩa hôm 29/10/2017. Courtesy of FB Thanh niên Công giáo.


Có phải chính quyền đứng sau Hội Cờ đỏ


Ngày 30 tháng 10, 2017 hai linh mục ở Giáo phận Vinh đến làm việc với Ủy ban nhân dân xã Diễn Mỹ, Huyện diễn Châu, tỉnh Nghệ An thì bị những người tự xưng là Hội Cờ đỏ bao vây thóa mạ, đe dọa, hai ông phải trú trong Ủy ban để an toàn.

Chuyện gì đang xảy ra?


Đây không phải là lần đầu tiên Hội cờ đỏ này xuất hiện, vào tháng đầu tháng Chín, năm 2017, một số thành viên của hội này đã đến một giáo xứ ở Đồng Nai, mang theo vũ khí, đe dọa các linh mục ở đây, với lý do là một linh mục ở đây lên tiếng kêu gọi trưng cầu dân ý về những vấn đề xã hội trên trang Facebook của mình. Sau khi vụ việc được đem ra cơ quan công quyền, một thanh niên của nhóm này đã bị phạt 8 triệu 200 ngàn đồng, nhưng cơ quan công an từ chối trao văn bản kết quả điều tra cho những người bị đe dọa là các linh mục ở đây.

Nhận diện giới ‘tư bản đỏ’ tại Việt Nam

Văn Lang




Thương xá Eden (cũ) bị tư bản đỏ phá đi xây lại theo lối Đông Âu để kinh doanh. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


Khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, tại một quán cà-phê “cóc” gần hội sở của một tờ tuần báo Văn Nghệ tại Sài Gòn. Bữa đó, tình cờ có sự hiện diện của mấy gương mặt “lớn” một thời sáng giá của thành phố này.

Nhân bàn luận thời cuộc, chính trị (tình hình lúc đó đang sau “đổi mới” của Cộng Sản).  Một ai đó đưa ý kiến, rằng hiện nay thì công an chỉ biết bảo vệ đảng, nhưng sau này kinh tế thị trường phát triển, thì công an sẽ “chuyển sang” bảo vệ các ông chủ doanh nghiệp, theo nguyên tắc: “Kẻ nào có tiền thì kẻ đó có… quyền!” Nhà văn S.N đã “gạt” đi, cho rằng ai đó vừa phát biểu là kẻ “nói bậy, nói bạ.”

‘Chạy nhất thể hóa’ và cận cảnh ‘nội chiến’

Phạm Chí Dũng


                                                               Ông Nguyễn Phú Trọng.

                                 

“Nhất thể hóa bộ máy và chức danh giữa Đảng và Nhà nước” đang ngày càng trở thành thời cơ bất ngờ sáng rỡ dành cho những quan chức nào đó, nhưng cũng biến thành nỗi nguy hiểm “kề dao vào cổ” đối với nhiều quan chức khác, nhất là số đầu tỉnh thành.

Hội nghị trung ương 6 “cơm áo gạo tiền” và “nhất thể hóa” vào đầu tháng 10/2017!



“Nhất thể hóa”: Một người làm việc bằng hai (!?)


Sau đề án “tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập” đúng nghĩa cắt gọt biên chế, đến lượt “tinh gọn bộ máy các cơ quan đảng và chính quyền” không chỉ biên chế mà cả “công tác nhân sự”. Sau một số thông tin mang tính nghị quyết và “quyết tâm”, bắt đầu lộ ra những tin tức cụ thể hơn về giải pháp chi tiết để tinh gọn bộ máy chính trị. Đầu tiên là cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu “tái xuất” trên mặt công luận với tinh thần ủng hộ hoàn toàn công cuộc “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời tiết lộ về khả năng “dẹp” ba ban chỉ đạo thiên về chính trị nhưng bị người đời xem là “ăn hại” là Ban chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên và Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.

Từ chuyện cấm cửa Bitcoin nghĩ tới tương lai đảng Cộng sản Việt Nam

Viết từ Sài Gòn




 Hình ảnh đồng Bitcoin và đồng đô la Mỹ được chiếu trên màn hình khi các đại biểu lắng nghe các diễn giả tại Hội nghị Interpol Quốc tế tổ chức ở Singapore hôm 4/7/2017.
Hình ảnh đồng Bitcoin và đồng đô la Mỹ được chiếu trên màn hình khi các đại biểu lắng nghe các diễn giả tại Hội nghị Interpol Quốc tế tổ chức ở Singapore hôm 4/7/2017. AFP
 
Tuần qua tại Việt Nam, ngoài chuyện tuần lễ cấp cao APEC sắp diễn ra tại thành phố biển Đà Nẵng được nhiều giới quan tâm, chuyện đồng Bitcoin bị cấm lưu hành tại Việt Nam và lời đồn thổi sắp có đổi tiền tại Việt Nam cũng là một trong các thông tin gây sóng dư luận. Như vậy, vấn đề cần đặt ra ở đây là tại sao Việt Nam không cho dùng đồng Bitcoin? Và khả năng đổi tiền có thật hay không?

Ở vấn đề thứ nhất, vì sao Bitcoin không được dùng tại Việt Nam? Điều này không khó hiểu, bởi chỉ trong vòng chưa đầy mười lăm năm, kể từ khi đồng đô la Mỹ xuất hiện trên thị trường Việt Nam một cách rộng rãi thì tuy bản thân đồng đô la không hề có cuộc cạnh tranh nào với đồng Hồ Chí Minh nhưng đồng Hồ Chí Minh ngày càng rớt giá và khả năng tích lũy bằng đồng Hồ Chí Minh nhét ống tre, cất trong tủ, ký gởi ngân hàng đều bị thay thế bằng việc tích lũy vàng và đô la. Điều này nhanh chóng đẩy chính phủ xuống chỗ không còn uy tín trong nhân dân.

Lãnh đạo Đồng Nai đang manh nha ý đồ ‘lực lượng vũ trang riêng’?

  Thiền Lâm - Cali Today 
Vietnam – Cali Today news – Không hẳn tất cả, nhưng có vẻ một bộ phận trong giới lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đang lấp ló cơ chế từ “gia đình trị” đến “sứ quân địa phương” và cả những dấu hiệu khó có thể chối cãi về “xây dựng lực lượng vũ trang riêng”.
Vụ một lực lượng đông đảo cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông công khai dàn quân trong khu vực Trạm thu phí BOT Biên Hòa vào ngày 26/10/2017 như một cách “khủng bố” việc cánh lái xe trả tiền lẻ là một bằng chứng rõ ràng, không chỉ về mối quan hệ móc nối đã trở nên quá sâm đậm giữa nhóm lợi ích chủ đầu tư BOT Biên Hòa với cơ quan công an, mà còn cả màu sắc đậm đặc rất ấn tượng của “lực lượng vũ trang riêng”.

Ông Paul Manafort là ai?

VOA



Ông Paul Manafort, người từng quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump 2016.


Ông Paul Manafort, người từng quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã “nộp mình” cho chính quyền liên bang hôm 30/10, Đài CNN và The New York Times cho biết. Hầu hết các cáo buộc nêu trong bản cáo trạng với 12 tội danh đều liên quan đến hoạt động trước khi ông Manafort gia nhập chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Ông Manafort là người quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump từ tháng 3 đến tháng 8/2016.

‘Nông thôn mới’ làm mới những oán hờn

Trân Văn




Người nông dân lên thành phố bán sức lao động tại Hà Nội. Hình minh họa.


Bất kể ông Hoàng Văn Trà - Chủ tịch tỉnh Phú Yên, bà Hồ Nguyên Thảo – Bí thư huyện Tây Hòa, ông Trịnh Lâm Hải, Chủ tịch xã Sơn Thành Tây cùng khẳng định việc chặn xe hoa, buộc gia đình ông Dương Thanh Tuấn phải nộp hai triệu đồng mà ông còn thiếu chương trình “xây dựng nông thôn mới” là sai song ông Phạm Văn Quảng, Trưởng thôn Sơn Tây vẫn chưa chịu tổ chức xin lỗi gia đình ông Tuấn.

Theo lời ông Quảng thì ông phải chờ ý kiến cuối cùng của Chi bộ thôn. Tổ chức xin lỗi sẽ làm… chính quyền thôn mất mặt, không còn uy tín để làm việc!

Kiến trúc sư của ‘‘tư tưởng Tập Cận Bình’’ bước ra sân khấu

media 
Nhà lý luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Hộ Ninh (Wang Huning). Ảnh chụp tại kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc, ngày 08/03/2017.REUTERS/Jason Lee

Tại Đại hội 19 đảng Cộng Sản (CS) Trung Quốc vừa diễn ra, công chúng dường như đang chứng kiến một « thời đại mới » của nước Trung Hoa đang mở ra, với sự lên ngôi của « tư tưởng » Tập Cận Bình, người từ giờ thâu tóm mọi quyền lực trong tay, chấm dứt thời kỳ quyền lực được chia năm sẻ bảy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, viễn cảnh « thời đại mới » mà ông Tập Cận Bình chủ trương trên thực tế chỉ là một giai đoạn tiếp nối của chế độ « chuyên quyền/độc tài » của Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Kiến trúc sư của ý thức hệ chính trị này, người được mệnh danh là « Kissinger Trung Quốc », vừa trở thành một trong 7 thành viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng CS, cơ quan quyền lực tối cao tại Trung Quốc, cũng là một « quốc sư » của hai đời lãnh đạo tiền nhiệm.

Trang quốc tế, báo Le Monde hôm nay, 26/10/2017, có bài « Vương Hộ Ninh, quân sư của chế độ, bước ra sân khấu». Nội dung chính của bài viết được chắt lọc từ một bài nghiên cứu mới đây của nhà Trung Quốc học Jude Blanchette, mang tựa đề « Giấc mơ chuyên quyền mới của Vương Hộ Ninh».

Nghị quyết của Bộ Chính trị không thể đứng trên pháp luật quốc gia


Nghị quyết số 18-NQ/TW do ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hôm 25-10-2017 có nhiều nội dung cho thấy đã đứng trên Luật Tổ chức Quốc hội 2014. “1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”. (Trích Điều 1, Luật Tổ chức Quốc hội)

Đừng ép xe gắn máy quá đáng

Blog Nguyễn Vạn Phú



 


Tranh cãi quanh việc cấm hay không thể cấm xe gắn máy ở các đô thị lớn như Hà Nội hay TPHCM có thể kéo dài cả chục năm nữa vẫn chưa ngã ngũ vì một bên nhìn vào cái đích lý tưởng phải hướng đến và một bên dựa vào thực tế rất đặc biệt của Việt Nam để lập luận.

Tranh cãi thì cứ việc tranh cãi. Thế nhưng tại sao không đồng thời tìm một giải pháp khả dĩ để cải thiện tình hình giao thông dựa trên thực tế đường phố vì ít nhất vài chục năm nữa chúng ta vẫn phải sống với cái thực tế này.

Linh mục cảnh báo Hội Cờ đỏ: ‘Giun xéo mãi cũng quằn’

VOA Tiếng Việt




 
Linh mục Đặng Hữu Nam nói ông và các giáo dân hết sức kiềm chế, nhưng có toàn quyền tự vệ bằng những hình thức mạnh mẽ nhất theo pháp luật và Kinh Thánh. Tin tức từ các nhân chứng tại hiện trường cho VOA hay chiều ngày 29/10, khoảng 700 thành viên của Hội Cờ đỏđã tổ chức “gặp gỡ 3 miền” ngay sát giáo họ Văn Thai, giáo xứ Song Ngọc. Tại cuộc gặp, đám đông đã “la hét, chửi bới, xúc phạm” các linh mục và giáo dân.

Tiếp đó, vẫn theo các nhân chứng không muốn nêu danh tính, sáng ngày 30/10, linh mục Phạm Xuân Kế, quản hạt Đông Tháp, và Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, quản xứ Đông Kiều, được chính quyền cấp xã “mời đến làm việc”. Nhưng sau khi buổi họp kết thúc, hai linh mục đã bị khoảng 300 người của Hội Cờ đỏ “bao vây, đe dọa”.

Tư Tưởng của Tập Cân Bình có gì khác thường không?


  

Đại hội 19 đảng cộng sản Trung Quốc đã kết thúc một cách thất vọng. Người ta đã háo hức chờ đợi, vừa tò mò lo sợ, vừa hy vọng một sự thay đổi lịch sử, nhưng cuối cùng thì chẳng có gì. Con tàu khổng lồ rầm rập đến, nhưng đi qua một cách lặng lẽ. Sự vĩ đại của con tầu khiến người ta nghĩ tới một sự bí ẩn đang được che đậy.



Giấc mơ Trung Hoa với mục tiêu trở thành "quốc gia hùng cường và tươi đẹp" vào giữa thế kỷ XXI được xem như phương châm cai trị của Tập. Nó là động lực quy tụ mọi sức mạnh của một quốc gia 1,3 tỷ dân và cung cấp chính danh cho mọi thủ đoạn và kỹ thuật cai trị, từ tiêu trừ tham nhũng cho đến các chính sách cải cách kinh tế xã hội. Tuy nhiên, giấc mơ này, dù hấp dẫn bằng ý tưởng, có lẽ chưa được ông Tập cùng các cộng sự của ông giải phẫu chi tiết.

Ba lý do Mỹ cần quan tâm hơn đến châu Phi





1380902690_00_76a61.jpg
                

Khi các mối quan hệ kinh tế và chính trị của Trung Quốc ở châu Phi phát triển thì chính sách trì trệ của Washington đối với châu lục này lại đang đe dọa phá hoại lợi ích của cả Mỹ và châu Phi.


Tại một bữa ăn trưa làm việc với các nhà lãnh đạo châu Phi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi "tiềm năng kinh doanh to lớn của châu Phi" và nhấn mạnh một hợp đồng nhỏ giữa Côte d'Ivoire và Công ty Thách thức Thiên niên kỷ (MCC) hứa hẹn sẽ cải thiện khả năng tiếp cận với phổ cập giáo dục trung học và cơ sở hạ tầng.

Phát biểu trên của ông Trump đã trở thành "chủ đề nóng" sau bài diễn văn của Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách chính trị Tom Shannon tại Viện Hòa bình Mỹ mới đây, trong đó khẳng định các vấn đề của châu Phi "có liên quan tới lợi ích của Mỹ" trên toàn cầu. Cả ông Trump và ông Shannon đều nhấn mạnh rằng các nhà lãnh đạo châu Phi cần có những cam kết sâu sắc hơn trong việc giải quyết những thách thức an ninh của châu lục, đồng thời cũng trấn an thêm rằng sự hỗ trợ của Mỹ trong khu vực sẽ vẫn mạnh mẽ. Mặc dù các tuyên bố này chắc chắn được các nhà lãnh đạo châu Phi và các nhà hoạch định chính sách của Mỹ chào đón, nhưng vẫn có ít bằng chứng cho thấy chính quyền Trump có kế hoạch tham gia một cách nghiêm túc vào nền chính trị và kinh tế của châu Phi.

Vòng quanh thế giới ngày 30/10/2017

Tư Thẳng tổng hợp

1. Tin Hoa Kỳ: Tài liệu Mỹ hé lộ thêm về vụ ám sát ông Ngô Đình Diệm

 Ông Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa. Wikipedia Commons


Tổng thống Lyndon B. Johnson tin rằng người tiền nhiệm John F. Kennedy đứng đằng sau vụ ám sát cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm vài tuần trước khi ông qua đời và vụ ám sát ông Kennedy là sự báo ứng, hãng tin AP dẫn tài liệu mới được giải mật đưa tin hôm 27/10.
Hãng tin này trích tài liệu đưa tin rằng Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ Richard Helms cho biết trong một phiên lấy lời khai vào năm 1975 rằng ông Johnson "đã từng lan truyền tin tức nói rằng lý do ông Kennedy bị ám sát là vì ông ấy đã cho ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm và đây là sự công bằng của công lý."

Bàn về Tầng lớp trung lưu Việt Nam: biến đổi chính trị hay chính trị biến đổi?

Anh Văn


 
Tầng lớp trung lưu Việt Nam đang nổi lên theo tiến trình thay đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang tư nhân có kiểm soát.

Đây là tầng lớp được đánh giá chứa đựng nhiều tiềm vọng làm thay đổi Việt Nam trong tương lai, bởi khác với nông dân – họ không chứa đựng mâu thuẫn đất đai với nhà nước, khác với công nhận – họ có đời sống vật chất và tinh thần phong phú hơn. Sự yêu cầu các vấn đề liên quan đến mở rộng quyền của họ trong đời sống thường ngày cũng gia tăng, cùng với sự tiệm cận nhanh nhất và nhiều nhất giữa tầng lớp này đối với hệ thống mạng internet (hiện có 40 triệu người dùng).

Cuộc chơi… Máu!

Sương Quỳnh


Nhiều người nói với tôi rằng: Khá nhiều Dân VN rất láu cá và ích kỷ, nên họ sống dưới chế độ CS tuy sợ nhưng vẫn lươn lẹo để sống chứ không phải cam chịu như mọi người nghĩ. Đúng là nhà cầm quyền VN sống thọ nhờ vậy trước giờ. Nhưng cứ thử đụng đến quyền lợi cuộc sống và tính mạng bị đe dọa xem ? Liệu có yên với Dân VN ? Thà cứ để cho họ thở ô xi còn may ra..nhưng chơi ngắt hẳn e khó.

Hầu hết những người tranh đấu trong nước dùng chiến lược diễn biến hòa bình, nâng cao dân trí, nâng cao ý thức người Dân để mong mỏi Đất Nước dù thay đổi cũng không rơi vào thảm họa chém giết đẫm máu.

Pháp có nhiều lý do để quan tâm xung đột Biển Đông

Quốc Phương BBC




Trực thăng quân sự Pháp trên boong tàu LHD Dixmude, khi tàu chiến này ghé thăm căn cứ hải quân Changi ở Singapore hồi cuối tháng Tư năm 2015. Hình ảnh ROSLAN RAHMAN/Getty


Pháp có nhiều lý do để quan tâm tới Biển Đông và cuộc xung đột, tranh chấp ở vùng biển này, trong khi 'biết rõ' về Hoàng Sa và Trường Sa, theo một chuyên gia về lịch sử quốc phòng và hải quân đang làm việc ở Bộ Quốc Phòng nước này.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo về Biển Đông, xung đột và tiếp cận mới hồi hạ tuần tháng 10/2017 ở một Đại học tại Oxford, sử gia Alexandre Sheldon-Duplaix nêu quan điểm: "Về mặt lịch sử, Pháp có liên quan, bởi vì trên thực tế, Pháp đã có lúc, tôi phải nói, là đã sở hữu các đảo từ những năm 1930, như quí vị biết, trước cuộc chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1939"

Ngày 30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng



 


Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. Cuộc trưng cầu dân ý đã yêu cầu các công dân Quebec, đa số là người gốc Pháp, bỏ phiếu quyết định xem họ có nên bắt đầu tiến trình để trở nên độc lập với Canada hay không.

Người Pháp là những người định cư đầu tiên tại Canada, nhưng năm 1763, các thuộc địa của họ ở miền đông Canada đã rơi vào tay người Anh. Năm 1867, Quebec đã cùng với các tỉnh nói tiếng Anh của Canada thành lập Nước Canada tự trị. Trong thế kỷ tiếp theo, tiếng Anh và văn hoá Anh-Mỹ đã thâm nhập sâu vào Quebec, khiến nhiều người Canada gốc Pháp lo sợ rằng họ sẽ mất đi ngôn ngữ và văn hoá độc đáo của mình. Phong trào Quebec độc lập xuất phát từ nỗi sợ hãi này, nổi lên từ những năm 1960 và dẫn đến việc thành lập một đảng ly khai mạnh mẽ – Parti Québécois (Đảng Người Quebec) – vào năm 1967. Năm 1980, một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập đã bị đánh bại bởi tỉ lệ phiếu bầu 60% so với 40%.

CSVN ‘nhất thể hóa 3 thành 1’: Độc tài tập thể thành độc tài cá nhân

Phạm Chí Dũng



Quốc Hội CSVN nơi được coi là có quá nhiều “nghị gật.” (Hình: Getty Images)



Một mối nguy hiểm rất lớn đang đe dọa toàn bộ thể chế hành chính, lập pháp và hơn 90 triệu người dân nước Việt: chính sách “nhất thể hóa” của đảng cầm quyền sẽ biến hóa tình trạng độc tài tập thể thành độc tài cá nhân, đẩy vọt vị thế “độc tôn tham nhũng” của các lãnh chúa địa phương, phát sinh nạn cát cứ quyền lực cùng sứ quân địa phương lan rộng, dẫn đến chia tách từng mảng vùng miền và còn có thể làm méo mó xáo trộn bản đồ Việt Nam.

Đó là chủ trương dự kiến “bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân.”

Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của TT Trump trình diện FBI





Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, ông Paul Manafort (trái) trên xe rời nhà riêng ở Alexandria, Virginia, ngày 30/10/2017.


Cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump, ông Paul Manafort theo tin nói đã ra đầu thú với giới hữu trách liên bang hôm thứ Hai 30/10 liên quan tới những cáo buộc đầu tiên trong cuộc điều tra về việc Nga có thể đã can dự vào cuộc bầu cử Mỹ 2016.

Ông Manaford ra đầu thú với cơ quan thực thi luật pháp liên bang – theo tin của hai hãng thông tấn CNN và New York Times, và mỗi hãng tin này trích một nguồn tin nắm rõ về cuộc điều tra này. Đây có thể là những cáo buộc đầu tiên trong cuộc điều tra do công tố viên đặc biệt Robert Mueller của Bộ Tư pháp được chỉ định thực hiện để xem Nga có phá hoại cuộc bầu cử giup cho ông Trump thắng cử hay không.

Đông Nam Á: 11 quốc gia, 5 chế độ

Vi Yên


 Các nước Đông Nam Á có rất ít điểm chung, mà chế độ chính trị cũng không nằm trong số đó. 


Đông Nam Á là khu vực khá đa dạng về chính trị, với nhiều kiểu thể chế khác nhau cùng tồn tại như quân chủ, dân chủ, và độc tài. Bài viết này đưa ra một bức tranh tổng thể về các kiểu thể chế chính trị của 11 nước trong khu vực, thông qua việc phân loại các chế độ dựa trên hai tiêu chí là tự do và bầu cử.

Tiêu chí tự do căn cứ vào mức độ tự do chính trị và tự do dân sự của các quốc gia. Theo đánh giá của Freedom House, mức độ tự do được chia thang từ 1 tới 7, với 1 là tự do nhất và dần về 7 là kém tự do nhất. Trên cơ sở đó, Freedom House xếp các kiểu thể chế thành ba dạng chính: tự do, tự do một phần, và không tự do.

Xin ngừng trình diễn những trò hề lố bịch, rẻ tiền

Thạch Đạt Lang


Sáng sớm chủ nhật, lai rai nhâm nhi ly cà phê sữa Diamond, lang thang vào “phây búc”, thấy ngay tấm ảnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngồi ăn cơm cùng với công nhân công ty TaeKwang Vina ở Đồng Nai. Trong ảnh, thấy ông Phúc mặt mày tươi tỉnh ngồi bên cạnh hai người, môt nam, môt nữ tươi cười, hớn hở, dường như đang nghe ông Phúc (nghiêng đầu) nói một câu gì đó ý nhị nên nụ cười của họ rất… tới bến, hết cỡ thợ mộc.

Nhìn tấm ảnh tôi cũng cười, nhưng cười xong tôi cảm thấy tội nghiệp, cảm thương cho ông Phúc, ông đã phải diễn hài quá khả năng của mình. Khi nghiêng đầu qua nói gì đó với người nữ công nhân bên cạnh, dường như ông Phúc gắp thức ăn trên khay mình, tiếp cho người này khiến cô vừa cười vừa (có vẻ) cảm động và hơi mắc cở.

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

Biên dịch: Vũ Hồng Trang


Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng


 16th_Century_Artillerie
                              Hình: Các loại pháo của người Đức thời thế kỷ 16. Nguồn: Wikipedia.


Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói.

Từ Hội Cờ Đỏ tới Hồng Vệ Binh

FB Từ Thức



 
          Hội Cờ Đỏ kéo về xã Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An hôm 29/10/2017. Ảnh: Facebook


Giới cầm quyền cho hay nhóm Cờ Đỏ do nhân dân “tự động” thành lập để đánh phá những người chống chế độ. Quả thực VN là một nước dân chủ: ai muốn lập đảng cứ lập, ai muốn biểu tình, cứ tự nhiên. Người ta ví nhóm Cờ Đỏ VN với Vệ Binh Đỏ của Tàu. Theo đúng phong tục: cái gì có ở Tàu, sẽ có ở VN.

Nhắc cho các đảng viên Cờ Đỏ một sự kiện lịch sử: Mao thành lập Vệ Binh Đỏ để củng cố quyền lực, nhưng khi đã tàn sát hết các đối thủ và lực lương thù nghịch, Mao sợ nạn kiêu binh, đã quay lại tàn sát bọn Vệ Binh Đỏ cũng tàn bạo không kém.

Triển lãm về Mata Hari - nữ điệp viên đẹp nhất mọi thời đại

media 
Nữ điệp viên Mata Hari (1876-1917)Nguồn : Image: Keystone-France/Gamma-Keystone/Getty Images

Kỷ niệm 100 năm vũ nữ người Hà Lan, Mata Hari bị xử bắn vì làm gián điệp hai mang cho Pháp và Đức trong Đệ Nhất Thế Chiến, thành phố Leeuwarden nơi bà sinh ra, tổ chức một cuộc triển lãm về "nữ điệp viên đẹp nhất mọi thời đại". "Huyền thoại và cô gái" mở ra từ ngày 29/10/2017 đến 02/04/2018.
Lần đầu tiên một viện bảo tàng trưng bày 150 tài liệu hành chính, quân sự cùng nhiều hình ảnh, vật dụng gắn liền với cuộc đời của Mata Hari. Đấy là những chứng vật làm nên huyền thoại Mata Hari, từ một cô gái hiền lãnh trở thành một điệp viên sừng sỏ nổi tiếng của thế kỷ 20.

Liên minh Mỹ-Israel và bài học cho quan hệ quân sự Việt-Mỹ

Tác giả: Ngô Di Lân



 


Mặc dù tranh chấp Biển Đông trong thời gian gần đây dường như đã “nguội đi” ít nhiều so với những năm trước, việc đạt được một thoả thuận nhằm giải quyết toàn bộ tranh chấp hết sức phức tạp tại thời điểm này vẫn chưa khả thi. Xung đột vũ trang ở điểm nóng này vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và vì một cuộc chiến tranh sẽ dẫn đến một kết cục “cùng thua” cho tất cả các bên, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị mọi phương án để ngăn ngừa nguy cơ này xảy ra.

Đối với các nước nhỏ phải đối mặt với thách thức an ninh lớn như Việt Nam, việc tìm kiếm đồng minh quân sự thường được xem là một lựa chọn hấp dẫn. Nếu thành công, việc thiết lập liên minh quân sự có thể thay đổi cán cân quyền lực một cách đáng kể gần như ngay tức khắc. Vì lẽ đó, với những bước tiến lớn mà quan hệ Việt-Mỹ đã đạt được trong những năm gần đây, một số học giả và chuyên gia đã kêu gọi xây dựng một liên minh Việt-Mỹ để thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực và kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc.

Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng



Ấy là muốn nói về chuyện bà Lan Bí thư Đảng ủy Xã Đồng Tâm bị Đảng của ông tổng Trọng khai trừ. Theo đường mòn cảm khái xưa cho thân phận người phụ nữ thì có thể lẩy câu Kiều “Rằng “hồng nhan tự thuở xưa, Cái điều [oan khốc] có chừa ai đâu. Nỗi niềm nghĩ đến mà đau”. Nhưng với sự kiện bà Lan, người phụ nữ xã Đồng Tâm từng dõng dạc đọc bản cam kết viết tay có chữ ký và điểm chỉ của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đối với toàn thể người dân xã Đồng Tâm trưa hôm 22/4/2017 trước sự chứng kiến và reo hò vang dậy của hơn một ngàn người dân có mặt tại Nhà Văn hóa xã Đồng Tâm, nơi đây người dân sẽ thả những chiến sĩ cảnh sát cơ động và công an bị tạm giữ ở đây để làm con tin sau khi tuyên đọc “cam kết” nhằm tránh sự lật lọng quen thuộc, ngón võ sở trường của chính quyền, thì sự cảm khái kia trở nên khập khiễng và lạc lõng!