Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Ai sẽ lãnh đạo Cuba?

Hùng Tâm


Quân phiệt Cộng Sản Cuba trong buổi giao thời

Truyền thông Hoa Kỳ - và nhà báo thông ngôn của xứ khác - gọi chuyến thăm viếng Cuba vừa qua của Tổng Thống Barack Obama là biến cố có ý nghĩa lịch sử vì từ 88 năm nay mới có một tổng thống Hoa Kỳ đặt chân lên đảo quốc này. Có lẽ, đấy là ý nghĩa lịch sử cho sự nghiệp của ông Obama, chứ chưa hẳn là cho người dân Cuba. Sau khi ông Obama ra về, cựu Lãnh Tụ Fidel Castro nay đã 90 tuổi liền có một bài đả kích vị tổng thống thượng khách của người em là Chủ Tịch Raúl Castro. Cũng có ý nghĩa lịch sử vì Fidel ngợi ca thành tích của chế độ Cộng Sản Cuba do ông sáng lập và chối từ lời kêu gọi cải cách của ông Obama.

Toàn là chuyện lịch sử cả, trong ý nghĩa là quá khứ. Tương lai rồi sẽ ra sao?

Hồ sơ Người Việt sẽ tìm hiểu về tương lai ấy, giúp cho các nhà báo thông ngôn ở gần xa.

Một chế độ quân phiệt đỏ

Trong nhiều thập niên, truyền thông Hoa Kỳ thường mô tả Cuba như một quốc gia theo chế độ Cộng Sản. Có một phần sự thật trong đó, nhưng một phần thôi thì chưa thể là sự thật.

Sau khi lật đổ chế độ độc tài Fugengio Batista năm 1959, Fidel Castro lên cầm quyền và áp dụng chủ thuyết Mác-Lênin để cai trị. Nhưng như nhiều lãnh tụ Nam Mỹ, ông lại xây dựng và củng cố một tổ chức lãnh đạo trong tay các tướng lãnh thân tín với gia đình Castro.

Sáu chục năm sau, là ngày nay, tổ chức ấy vẫn tồn tại - và sinh con đẻ cái. Từ khi thành lập, Chính Quyền Cuba là sản phẩm của quân đội (tạm dùng chữ này), không phải của đảng Cộng Sản Cuba. Từ khi làm cuộc cách mạng với lực lượng quân sự, Castro dùng quân đội để kiểm soát cả chính quyền lẫn toàn dân. Ông không tin vào đảng mà dùng nó như bình phong để mê hoặc người dân với lý tưởng độc lập của José Marti và tư tưởng Mác-Lê, chứ tập trung quyền lực vào quân đội và các tướng dưới quyền.

Theo lý luận dân chủ, người ta có tam quyền phân lập là Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Theo lý luận Cộng Sản thì ta có đảng ở trên, nhà nước ở dưới, để cùng cai trị toàn dân theo đường hướng của đảng. Theo tổ chức Castro, người ta có quân đội ở trên, đảng và nhà nước Cộng Sản ở dưới. Điều ấy có nghĩa là quân đội là một định chế, một institution (mà người Hà Nội dịch là thể chế). Nhưng là một định chế vừa lãnh đạo vừa cầm quyền trong các lãnh vực chính trị, an ninh và cả kinh tế. Vì lối tổ chức ấy, các tướng lãnh có tiếng nói trong mọi quyết định của đảng và nhà nước.

Sáu chục năm sau và qua hai bản Hiến Pháp, Chủ Tịch Raúl Castro kế thừa sự nghiệp ấy.

Quân đội trên đảng

Raúl Castro có thể là bí thư thứ nhất của đảng Cộng Sản, cầm đầu Bộ Chính Trị của Ban Chấp Hành Trung Ương, nay là chủ tịch Hội Đồng Nhà Nước và chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (tương tự thủ tướng). Nhưng trước hết là đại tướng Tổng Tư Lệnh Quân Đội và bộ trưởng Quốc Phòng trong suốt thời kỳ lãnh đạo của người anh là Fidel Castro.

Với tư cách lãnh đạo đảng và cơ chế lấy quyết định về chánh sách là Bộ Chính Trị, Raúl thực tế chỉ định các ủy viên Bộ Chính Trị và trưởng ban. Qua trang nhà của đảng, được cập nhật lần cuối vào năm 2014, ta biết Bộ Chính Trị có 14 ủy viên. Ngày nay, một ủy viên đã mất, nhưng trong 13 người còn lại thì có năm người là tướng lãnh đương nhiệm, hai người là sĩ quan quân đội hay an ninh đã hồi hưu và một người đang phục vụ quân đội, vị chi là tỉ lệ 8/13. Trong cơ chế gọi là Hội Đồng Bộ Trưởng, quân đội cũng nắm vai trò quyết định trong Bộ Quốc Phòng, các Bộ Nội Vụ (Công an), Thông Tin, Giao Thông Vận Tải, Kinh Tế và Du Lịch.

Về mặt an ninh thì Bộ Nội Vụ giữ vị trí chủ yếu, với khả năng và trình độ cao về tình báo đến độ gài được gián điệp cao cấp vào Bộ Ngoại Giao, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và một số đại học uy tín của Hoa Kỳ, rồi qua đó khuynh đảo được đối sách của Mỹ về Cuba. Khi tái lập bang giao, Chính Quyền Obama đã mau mắn trao trả cho Cuba các điệp viên bị sa lưới và ít ai nói đến họ.

Cầm đầu Bộ Nội Vụ là một viên tướng, dưới quyền là các thứ trưởng hay cục trưởng về An Ninh và Tình Báo, cũng đều từ quân đội ra. Trong Bộ Nội Vụ, Cục Tình Báo Trung Ương Dirección de Intelligencia (DI) là mũi nhọn tình báo của Cuba, đã từng yểm trợ chế độ Hugo Chavez của Venezuela để được viện trợ dầu hỏa, và phụ trách tình báo quốc ngoại và hoạt động mật vụ. Cũng trong Bộ Nội Vụ, Cục An Ninh Quốc Gia đảm nhiệm việc bảo vệ an ninh quốc nội, theo dõi người dân và công tác phản gián. Sau cùng, lực lượng cảnh sát quốc gia cũng thuộc thẩm quyền của bộ này.

Những người Cộng Sản lãng mạn ở bên ngoài ít chú ý đến khía cạnh quân phiệt ấy của nền chuyên chinh vô sản!

Quân đội Castro nắm kinh tế

Trong Bộ Nội Vụ, một nhân vật chỉ mang lon đại tá bộ binh mà lại là kẻ chủ chốt vì là cố vấn cho Hội Đồng An Ninh và Quốc Phòng, và cầm đầu ủy ban phối hợp hoạt động tình báo giữa hai Bộ Nội Vụ và Quốc Phòng. Then chốt hơn nữa, đấy là con trai của Raúl Castro, Đại Tá Alejandro Castro Espin, sinh năm 1966.

Và người giữ tay hòm chìa khóa cho hệ thống kinh tài của chế độ quân phiệt này là Thiếu Tướng Luis Alberto Rodríguez López-Callejas, chủ tịch tập đoàn kinh tế nhà nước lớn nhất của Cuba. Tập đoàn GAESA (Corporate Management Group SA) quy tụ 57 doanh nghiệp, đem lại từ 50 đến 80% nguồn lợi cho Cuba trong các ngành béo bở như du lịch, kỹ nghệ đường và rượu và là cánh tay kinh tài của quân đội Cách Mạng Cuba. Đấy cũng là trung tâm ban phát quyền lợi cho các sĩ quan thân tín với gia tộc Castro vì Luis Alberto Rodríguez là con rể của Raúl.

Qua tập đoàn GAESA, Tướng Luis Alberto Rodríguez trực tiếp quản lý dự án phát triển hải cảng Mariel (Mariel Port Special Development Zone), một đặc khu kinh tế đang hy vọng tiếp nhận đầu tư của nước ngoài để trở thành đầu máy cho toàn quốc. Giới đầu tư quốc tế hay Hoa Kỳ mà muốn làm ăn thì phải gặp viên tướng nhiều quyền thế này.

Sau khi lên kế nhiệm Fidel từ năm 2008, Raúl có tiến hành “đổi mới kinh tế.” Là người chung thủy với lý tưởng cách mạng kiểu Fidel, và góp phần xây dựng chế độ quân phiệt đỏ, ông cũng đủ thực tiễn để hiểu ra mối nguy của Cuba sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Trong giai đoạn thoái trào mà dân Cuba gọi là Periodo Especial từ 1993 đến 1997, kinh tế Cuba sụt mất hơn một phần ba, 36%. Vì vậy, từ năm 2010 ông cải tổ cơ cấu để kinh tế bớt suy sụp và cho tiểu doanh thương được quyền sinh hoạt.

Nhưng khác với giải pháp tai hại năm xưa của Mikhael Gorbachev, Raúl tăng cường kiểm soát thông tin và đàn áp chính trị, lại càng sử dụng các tướng lãnh trung thành nhất. Dự án trọng điểm Mariel do Luis Alberto Rodríguez đang thực hiện nằm trong hướng đó.

Mục tiêu của Raúl Castro không phải là áp dụng kinh tế thị trường, hoặc theo tư bản chủ nghĩa. Mà là tìm phương tiện bảo vệ quyền lực và quyền lợi của chế độ quân phiệt quy tụ quanh đại gia đình Castro. Nhưng sinh năm 1931, Raúl Castro cũng đã xế chiều, và cho biết là sẽ về hưu khi hết nhiệm kỳ vào năm 2018 này, khi ông ở tuổi 87.

Ai sẽ kế nhiệm Raúl Castro?

Cho đến nay, chế độ quân phiệt đỏ chưa có quy định chính thức về việc kế thừa quyền bính sau khi Raul ra đi.

Trên nguyên tắc - mà nguyên tắc là điều cách mạng có thể sửa - thì phó chủ tịch thứ nhất của Hội Đồng Nhà Nước và của Hội Đồng Chính Phủ (tương tự như phó tổng thống Kiêm Phó Thủ Tướng) là nhân vật số hai của chế độ nên sẽ kế nhiệm chủ tịch, như Raúl đã kế nhiệm Fidel.

Dân chủ đến thế là cùng - Đồng Phụng Việt

                      Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu nhậm chức.

Chị Nguyễn Thị Kim Ngân vừa được các đại biểu Quốc hội khóa 13 bầu làm Chủ tịch Quốc hội Khóa 13 cho dù chỉ còn vài ngày nữa là Khóa 13 mãn nhiệm. Thay đổi làm chi cho mệt vậy hè?

Hỏi rứa thôi chứ ai cũng biết sở dĩ phải tổ chức miễn nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội khóa 13, bầu chị Ngân làm Chủ tịch Quốc hội vào phút chót là vì chị Ngân sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch Quốc hội khóa 14.

Hai tháng nữa, 22 tháng 5, dân ta mới đi bầu đại biểu Quốc hội khóa 14. Tất nhiên chị Ngân cũng phải ứng cử để cho dân bầu.

Chị Ngân chưa được dân bầu mà đã đương nhiên được xem là “dư tín nhiệm” để trở thành Đại biểu Quốc hội thêm một khóa nữa (không như thế thì làm sao chị trở thành Chủ tịch Quốc hội khóa 14?)!

Dân chưa bỏ phiếu bầu nên Quốc hội Khóa 14 chưa có đại biểu nào. Vậy mà Quốc hội Khóa 14 đã có sẵn Chủ tịch Quốc hội!

Dân chủ đến thế là cùng!

Chị Ngân mới thề “tuyệt đối trung thành với Hiến pháp”, vậy thì rõ ràng Hiến pháp phải có chỗ hiến định như rứa nhưng răng mà đọc Hiến pháp tới mờ mắt vẫn chưa tìm thấy chỗ nào ghi như vậy hè?

Lẽ nào? Thề trước tổ quốc, dân tộc thì không thể thề láo. Hoan hô chị Ngân “tuyệt đối trung thành với Hiến pháp” đến thế là cùng!

Chị Ngân vừa phải tranh cử vào vị trí Chủ tịch Quốc hội với… chính chị và chị đã thắng vẻ vang. Đạt hơn 90% số phiếu bầu.

Chuyện tương tự sắp được lập lại với anh Quang, anh Phúc.

Dân chủ đến thế là cùng! “Của dân, do dân, vì dân” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đúng đấy rứa hỉ?

Đã vậy thì đi bầu làm chi cho mệt hỉ?

Ai biết chi phí cho kỳ bầu cử Quốc hội Khóa 14 là bao nhiêu không hỉ? Chắc là không nhỏ hỉ? Đã dân chủ đến thế thì bỏ tiền làm chi cho uổng hỉ?


Theo Dân Luận

Sự dẻo dai của chế độ chuyên chế

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp



Sau khủng hoảng Thiên An Môn (tháng 6, 1989), nhiều nhà quan sát cho rằng sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) sẽ sụp đổ. Thế nhưng, chế độ này lại đưa lạm phát xuống tầm kiểm soát, phục hồi tăng trưởng kinh tế, mở rộng ngoại thương và thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trung Quốc cũng phục hồi quan hệ với các nước G7 trước đây từng áp đặt cấm vận lên nước này, tái khởi động các cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kì, làm chủ quá trình trao trả Hong Kong và giành quyền đăng cai Thế Vận Hội 2008 tại Bắc Kinh. Nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam hoặc trục xuất các nhà hoạt động chính trị chống đối, đập tan Đảng Dân chủ Trung Quốc mới nổi và dường như đã đàn áp thành công phong trào tôn giáo Pháp Luân Công.

Nhiều chuyên gia về Trung Quốc và các học giả nghiên cứu dân chủ, bao gồm cả tôi, trông đợi sự sụp đổ của chế độ này trong “Làn sóng dân chủ hóa thứ 3”.[1] Thế nhưng, chế độ này đã tự củng cố. Lý thuyết về các chế độ cầm quyền (regime theory) cho rằng các chế độ chuyên chế tự thân chúng đã yếu ớt vì tính chính danh (legitimacy) kém, dựa quá nhiều vào áp bức, tập quyền quá độ, và để cho quyền lực cá nhân áp đảo các chuẩn mực thể chế. Tuy nhiên, hệ thống chuyên chế của Trung Quốc lại đã chứng minh được sự dẻo dai của mình.[2]

Con lai Hàn ở Việt Nam ‘tổn thương’ vì ‘Hậu duệ mặt trời’



Áp phích phim “Hậu duệ mặt trời” của Hàn Quốc.
Áp phích phim “Hậu duệ mặt trời” của Hàn Quốc.


Bộ phim Hàn Quốc đang làm mưa làm gió khắp châu Á, trong đó có Việt Nam, nhưng lại đang bị coi “làm đau lòng” các con lai Hàn bị bỏ rơi ở Việt Nam bởi những người cha là binh sĩ Triều Tiên.
Bộ phim “Hậu duệ mặt trời” của Hàn Quốc đang làm tốn nhiều giấy mực của báo chí trong nước, cũng như được mang ra thảo luận nhiều trên mạng xã hội.



Ca sĩ Bảo Anh cũng nằm trong những fan hâm mộ bộ phim đang gây sốt này. Ảnh chụp từ trang ngoisao.net

Nhiều người trẻ cũng như các nghệ sĩ nổi tiếng ở trong nước thậm chí còn ghép ảnh của mình trong các bộ quân phục xuất hiện trong bộ phim nhờ một app (ứng dụng) đặc biệt.

Chính vì điều này, ông Trần Văn Ty, 45 tuổi, một người tự nhận là con rơi Hàn Quốc ở Việt Nam, nó đã gợi lại “nỗi đau của gia đình ông”.

Con người và sự tử tế - Hiệu Minh


Tôi không tin trời có mắt, nhưng sự tử tế luôn có ánh nhìn theo ta suốt cuộc đời. Sự tử tế được lan tỏa và nhân lên sẽ có một xã hội tử tế. Từ quan đến dân đều tử tế thì sẽ có quốc gia tử tế.


                                                              Sự tử tế mai một dần
 
Lãnh đạo tầm quốc gia hay tầm toàn cầu thì ngoài chuyện tử tế trong từng cá nhân, họ phải có thêm một tố chất quan trọng, đó là sự lan tỏa về sự tử tế của chính con người họ. Họ phải tạo ra môi trường pháp luật và đạo đức sao cho dân sống tử tế.

Nelson Mandela bị tù 27 năm. Sau khi ra tù lên làm tổng thống nhưng ông tha thứ cho kẻ giam mình vì muốn đất nước đoàn kết. Đó là sự tử tế tầm toàn cầu.

Thông điệp của Bộ chính trị mới ? - Nguyễn Thị Từ Huy

Có lẽ rất nhiều người Việt Nam, khi theo dõi diễn biến của Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt Nam, bị đặt trước câu hỏi : trong tình hình nguy ngập về mọi phương diện hiện nay của đất nước, ĐCSVN, vốn kiên quyết tự giành cho mình độc quyền lãnh đạo tuyệt đối, liệu có đủ khả năng tiến hành những cải cách chính trị, để giải quyết các vấn đề trầm trọng của đất nước hay không ?

Câu hỏi này là của tất cả những người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh quốc gia. Vì đất nước này không phải của riêng của đảng, mà là của tất cả mọi người, thậm chí của cả những bào nhi còn nằm trong bụng mẹ.

'Không ngạc nhiên khi Thủ tướng Dũng nghỉ'




Ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn ở ghế thủ tướng khi Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm vào tháng Năm

Một nhà nghiên cứu Việt Nam từ Hoa Kỳ nói ông không ngạc nhiên khi đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không được chọn để tiếp tục ở lại trong guồng máy chính trị tại Hà Nội.

Ông Paul Schuler, đang dạy ở Đại học Arizona, là đồng tác giả của một bài báo hồi tháng Giêng năm 2016, trước Đại hội 12 của Đảng Cộng sản. Bài viết khi đó dự đoán những ủng hộ trước đây cho ông Dũng không chắc đã đồng nghĩa với việc ủng hộ ông vào vị trí tổng bí thư.

Ông giải thích thêm trong trả lời điện thư với BBC:

Paul Schuler: Lịch sử Việt Nam gần đây cho thấy các ứng viên không thể chiến thắng nếu không có sự ủng hộ từ Ban chấp hành Trung ương. Lẽ tự nhiên là Ban chấp hành Trung ương sẽ không muốn chọn một người sành sỏi chính trị như ông Dũng làm lãnh đạo. Một tổng bí thư mạnh và tham vọng sẽ dẫn tới một Ban chấp hành Trung ương ít ảnh hưởng hơn. Đây là điều Ban chấp hành Trung ương muốn tránh, ngoại trừ có lý do gì cấp bách.

'Không cần số một, chỉ cần môi trường sống an toàn' - Nguyễn Thị





                         Ông Đinh La Thăng với nhiều phát ngôn trong thời gian mới nhậm chức

“Ngày 29/3, bên lề kỳ họp Quốc hội, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đã chia sẻ với báo chí về mục tiêu đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở lại vị trí số một trong khu vực mà ông vừa nêu tại Hội nghị Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua.

Thưa ông Đinh La Thăng,

Đọc thông tin này, tôi không khỏi phá lên cười.

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở lại vị trí số một trong khu vực để làm gì, thưa ông Bí thư?

Những bà nội trợ có con nhỏ như tôi không lấy làm hãnh diện sống trong thành phố có vị trí số một về kinh tế trong khu vực Asean nếu như môi trường sống tiếp tục đầy hiểm nguy cho phụ nữ và trẻ nhỏ như hiện nay!

LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13

Gia Minh



Quốc hội Việt Nam từ hôm qua bắt đầu hoạt động bãi nhiệm chức danh đầu tiên là chủ tịch của tổ chức này. Theo kế hoạch trong những ngày tới của kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13, thêm hai chức danh nữa bị bãi nhiệm là chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ.

Can thiệp thô bạo lên hiến pháp?

Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội về vấn đề này cũng như kỳ bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng năm tới đây. Trước hết luật sư Lê Quốc Quân trình bày ý kiến:

LS Lê Quốc Quân: Quốc hội đang tiến hành các công việc theo các chương trình họ đã đề ra trong nhiệm kỳ cuối này. Điều rất đáng lưu tâm là toàn bộ các tiến trình này lẽ ra phải được tiến hành bởi một quốc hội mới mà được nhân dân bầu lên; Có nghĩa là nó phải xảy ra sau tháng 5 hoặc tháng 6, tức là vào kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới. Quốc hội mà có dân vào đó thì nó sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước bằng việc bầu lên chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Sau đó chủ tịch nước lại đệ trình lên cho quốc hội để phê chuẩn chức danh thủ tướng chính phủ và chính phủ mới. Tuy nhiên, điều bất thường ở đây là toàn bộ công việc này được tiến hành trước khi có quốc hội khóa mới và nó tiến hành bởi quốc hội hiện hành. Và đây là kỳ cuối cùng của quốc hội. Rõ ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt Nam mà đảng Cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 31/3/2016



1/ Tin Hoa Kỳ: Mỹ không công nhận vùng ADIZ của Trung Cộng ở Biển Đông

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work hôm 30/3 cho biết Hoa Kỳ đã nói với TC rằng Washington sẽ không công nhận nếu Bắc Kinh âm mưu công bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền trong các khu vực có tranh chấp, và gọi đây là động thái ‘gây bất ổn’.
Ông Robert Work nói: “Chúng tôi sẽ không công nhận vùng ADIZ ở Biển Đông” và “Chúng tôi đã nói đi nói lại rằng chúng tôi sẽ bay, lưu thông và đi tới bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.


2/ Tin Miến Điện: Bà Aung San Suu Kyi có quyền hạn ngang hàng thủ tướng

Không chỉ điều hành bốn bộ trong nội các mới của Miến Điện, lãnh đạo đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ, bà Aung San Suu Kyi có quyền hạn mở rộng hạn để đóng một vai trò ngang hàng với một thủ tướng.
Ngày 31/03/2016 đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ Miến Điện đề nghị lập ra một chức vụ mới dành cho bà Aung San Suu Kyi. Đó là vị trí “cố vấn Nhà nước”. Với chức vụ này, quyền hạn của giải Nobel Hòa Bình năm 1991 sẽ ngang hàng với chức vụ thủ tướng, không được quy định trong Hiến Pháp.

Hạn hán ở Đồng bằng: phải nghiên cứu kỹ ‘cuộc chiến’ về nước

Cao Huy Huân




Mấy tuần qua câu chuyện hạn hán, nắng nóng kéo dài gây thiếu nước, nhiễm mặn, hư hại mùa màng tại vựa lúa lớn nhất Việt Nam – đồng bằng sông Cửu Long đang làm nóng các diễn đàn tranh luận. Ngành chức năng dường như vẫn chưa có một giải pháp tức thời nào cho thấy hiệu quả đáng kể. Nhà nước cũng buồn, dân cũng rầu trước những rủi ro mà trước nay đã được cảnh báo từ rất lâu.

Chuyện sông Mekong và biến đổi khí hậu không phải chuyện mới. Chuyện Trung Quốc nằm ở thượng nguồn sông Mekong, Việt Nam ở hạ nguồn – cái thế “nguyền rủa” của địa lý lâu nay đã được báo chí lẫn các chuyên gia trong và ngoài nước nghiên cứu, mổ xẻ rất nhiều. Tuy nhiên cho đến khi vùng đồng bằng nhà mình chịu hạn, chịu thiên tai thì mọi thứ dường như mới thấm thía vào nhận thức của nhà nước lẫn người dân. Có rất nhiều biểu hiện cho thấy Việt Nam nằm trong tâm thế bị động trước vụ hạn hán lần này.

Ai sẽ chịu trách nhiệm trên đất nước này? - Tuấn Khanh


Trách nhiệm luôn đi cùng danh dự và sự tồn vong của tổ quốc. Chúng ta sẽ mất cả, nếu không ai có đủ danh dự để chịu trách nhiệm trên đất nước mình, khởi đầu từ những điều nhỏ nhất.

Cuộc tranh cãi gay gắt giữa hai phe phụ huynh vẫn không ngớt về nạn bắt cóc trẻ em, hiện râm ran trong từng gia đình.

Người ta kể về những chuyện giành giật lại con cháu mình từ bọn bắt cóc ở ngã tư, có người may mắn, có người thì chỉ còn khóc hận.

Cuộc tranh cãi dữ dội hơn, ngay sau khi có lời tuyên bố của trung tá Nguyễn Quang Thắng, phó phòng tham mưu Công an TPHCM rằng không thể có nạn bắt cóc tràn lan trên đường phố.

Nữ chủ tịch quốc hội Việt Nam nguyện ‘trung thành với dân’

Nữ chủ tịch quốc hội đầu tiên của Việt Nam cam kết “tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân”, và không đặt đảng lên đầu như các tuyên bố thường thấy trước đây.


Các bức ảnh và video được chính phủ Việt Nam công bố cho thấy, trong lễ tuyên thệ hôm nay, ngay sau khi được đa số các đại biểu quốc hội tán thành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đặt bàn tay trái vào cuốn hiến pháp và tay còn lại giơ cao. Bà nói:

"Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của tổ quốc, trước quốc hội, trước đồng bào cử tri cả nước, tôi xin tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó."

Tổng thống Obama lần cuối là chủ nhà Hội nghị Hạt nhân






Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ tư và là lần cuối cùng của ông tại Washington trong tuần này, trong khi hàng tấn nguyên liệu hạt nhân vẫn bị quản lý lỏng lẻo, không được bảo vệ đúng mức và có thể bị những kẻ khủng bố hoặc các cá nhân khác có mục đích xấu tiếp cận được

Tòa Bạch Ốc nói tuy không thể xác định khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân của các nhóm cực đoan, song có 2.000 tấn uranium làm giàu ở mức cao và plutonium phân tách cùng với các chương trình dân sự và quân sự trên toàn thế giới.

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Chè xanh, thuốc lào ở Hà Nội - Liêu Thái



HÀ NỘI (NV) - Ðến Hà Nội, ngoài đến với phở mắng, cháo chửi, bến xe chật ních những tay giang hồ đội nón cối, chỉ cần sờ tay vào đồ vật của khách được một cái là quay sang đòi tiền bốc vác,... còn có một Hà Nội khác nằm khuất mình dưới những bức tường, những mái hiên cũ kỹ và nằm khuất trong mỗi sớm tinh mơ hoặc những buổi chiều tà... là những quán chè (trà) xanh, thuốc lào.


             Quán chè xanh ở góc phố hàng Quạt, Hà Nội. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)

Nói đến chè xanh thì phải nhắc đến thuốc lào, hai thứ này đi đôi với nhau như một cặp bài trùng. Bất kỳ quán chè xanh nào trên đất Bắc nếu không có điếu cày hoặc điếu ấm, điếu bát thì xem như chưa phải quán chè xanh và hầu như là mất hết ý vị nếu lỡ ngồi phải quán không có ba loại điếu này.

Thăm quê cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - Hoàng Xuân




Cuối cùng tôi đã tận mắt nhìn thấy hòn đá Dao và núi Mặt Quỷ, hai địa danh đi đôi với giai thoại lạ lùng về vị tổng thống của nền Đệ nhị Cộng hòa (miền Nam Việt Nam cũ), ông Nguyễn Văn Thiệu.

Dù vẫn nằm nguyên bao nhiêu năm nay tại quê hương ông Thiệu, nhưng có vẻ chúng nổi tiếng với người ở xa hơn là với dân địa phương. Rất nhiều cư dân Phan Rang độ tuổi 20-30 ở ngay làng Tri Thủy thậm chí chưa hề nghe đến những cái tên này.

Giai thoại về ông Nguyễn Văn Thiệu kể rằng trong một lần đi xem phong thủy tại vùng đất nơi ông sinh ra, các thầy phong thủy nổi tiếng bấy giờ đã cho hay nhà ông Thiệu có hướng đối diện với núi Mặt Quỷ là điềm rất xấu, nhưng nhờ có đá Dao nên hòn đá này chính là vật tối quan trọng với bổn mạng của ông.

Tốn và Kém - Nguyễn Khắc Mai


Sáng Chủ nhật ngồi ở hiên, vừa nhâm nhi chén trà thơm, ngắm một giò phong lan vừa nở bảy nụ hoa vàng mơ mỏng mãnh, vừa đọc mục Cà phê Chủ nhật. Chi tiết này nhất định làm Tuổi Trẻ “sướng”, vì có người khoe đang đọc báo của mình. Bài viết về ý kiến của ông Tốn về công nghệ ống gang mềm của Trung quốc. Đọc thêm tin Hội nghị Tổ chức tổng kết công tác cán bộ. Thấy câu hỏi: Ai chạy? Chạy ai? Đằng sau nó là cái gì? Đọc thêm một cột ghi cụ thể: “Theo báo cáo của Ban Tổ chức TW, năm 2015 cơ quan này đã phối hợp thẩm định nhân sự trình Bộ chính trị, Ban bí thư quyết định bổ nhiệm giới thiệu ứng cử đối với 37 thứ trưởng và tương đương; bổ nhiệm chức vụ, thăng phong hàm cấp tướng đối với trên 150 sĩ quan quân đội, công an, thẩm định, phê duyệt bổ sung quy hoạch trên 4.300 cán bộ. Trong công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược, 28 người được quy hoạch vào bộ chính trị, Ban bí thư 310 người được quy hoạch ban chấp hành TƯ. Năm 2015 toàn đảng kết nạp trên 200.000 đảng viên, nâng tổng số đảng viên trong toàn đảng lên 4,65 triệu”. Giở sang trang sau đọc tiếp: “Đừng để dân tâm tư chuyện Biển Đông”.

Cười gượng với ông Tây, run sợ ông Tàu - Bùi Tín



 Ảnh minh họa: Tổng thống Obama và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp tại Naypyitaw, Myanamr, ngày 13/11/2014.

Theo thỏa thuận, tháng 5 tới, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ ghé thăm chính thức Việt Nam, sau khi dự Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản. Đây là một chuyến đi rất quan trọng đối với Việt Nam, có thể tạo nên nhiều nhân tố mới thuận lợi cho việc bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, cho cuộc sống an bình, phát triển và văn minh của nước Việt Nam đang gặp khó khăn lớn và khủng hoảng về nhiều mặt. Đây là một thời cơ lớn đã đến độ chín để kết bạn thân, có thể đi tới liên minh bền chặt với cường quốc số một của thế giới, một nước dân chủ tiêu biểu cho nền văn minh nhân loại, nêu gương sáng hai nước từng có chiến tranh với nhau nhưng dứt khoát không quay về quá khứ, nhìn thẳng tới tương lai đầy hứa hẹn.

30/03/1972: Bắc Việt tiến hành chiến dịch Xuân Hè 1972 - Nguyễn Huy Hoàng



Vào ngày này năm 1972, một cuộc tấn công phối hợp lớn của phía cộng sản đã nổ ra với hoạt động quân sự dày đặc nhất kể từ sau cuộc vây hãm các căn cứ quân Đồng Minh (Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ cùng các quốc gia đồng minh) tại Cồn Tiên và Khe Sanh năm 1968. Hiệp đồng gần như toàn bộ quân đội để tiến công, Bắc Việt Nam đã phát động một cuộc tấn công lớn theo ba mũi nhọn vào lãnh thổ VNCH. Ba mươi lăm lính VNCH đã thiệt mạng trong cuộc tấn công ban đầu, và hàng trăm dân thường và binh sĩ bị thương.

Sau cuộc tấn công ban đầu tại tỉnh Quảng Trị, Bắc Việt tiến hành thêm hai cuộc tấn công lớn: tại An Lộc thuộc tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước và Bình Dương), cách Sài Gòn 100 km về phía Bắc; và tại Kontum ở Tây Nguyên. Với ba cuộc tấn công, Bắc Việt đã sử dụng 500 xe tăng và 150.000 lính, cũng như hàng ngàn quân "Mặt trận Giải phóng", được hỗ trợ bởi tên lửa hạng nặng và pháo binh.


Sau thành công ban đầu, đặc biệt là trước Sư đoàn 3 Bộ binh Việt Nam Cộng Hòa mới được thành lập ở Quảng Trị, các cuộc tấn công của Bắc Việt đã bị ngăn chặn bởi liên quân giữa các sư đoàn phòng thủ của Nam Việt Nam (cùng với các cố vấn Hoa Kỳ) và không quân Mỹ.

 Ước tính Bắc Việt tổn thất hơn 100.000 người vừa chết vừa bị thương và ít nhất một nửa số xe tăng và pháo nòng cỡ lớn.


Theo Nghiên Cứu Quốc Tế

 Nguồn: “North Vietnamese launch Nguyen Hue Offensive,” History.com (truy cập ngày 29/03/2016).


HÈN ĐẾN THẾ LÀ CÙNG - Nguyễn Đình Cống


Trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, khi nghe vợ đọc xong một đoạn của “Tam quốc”, anh chàng Hoàng hạ một câu để đời: “Tài thật, tài thật, tài đến thế là cùng, tiên sư anh Tào Tháo”.

Ngày nay, khi nghe chưa xong đầu đuôi chuyện thời sự, ông bạn già của tôi lẩm bẩm: “Hèn thật, hèn thật, hèn đến thế là cùng”. Tôi chờ xem ông có tiếp thêm câu gì nữa không, đại khái như… tiên sư anh nào đó, nhưng chỉ nghe thấy ông nuốt ực một tiếng, cố ghìm lại cái gì đấy đang muốn trào qua cổ họng. Tôi vội vỗ lưng ông mấy cái và khuyên bớt bức xúc, không thì huyết áp lại tăng.

Trung Cộng xâm lăng kinh tế


Ngô Nhân Dụng

Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Cộng lại qua Việt Nam, chuyến đi thứ ba của các quan chức trọng yếu Trung Cộng kể từ ngày Ðại Hội 12 của đảng Cộng Sản kết thúc. Tại sao ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan,常万全) không chờ đến khi Nguyễn Xuân Phúc lập chính phủ mới đầy đủ mà phải vội vã qua Hà Nội gặp Phùng Quang Thanh, một người sắp mãn nhiệm? Chuyến đi này có thể nhằm theo dõi, kiểm tra coi việc thay đổi guồng máy nhân sự đang diễn ra có đúng kế hoạch như Bắc Kinh đề xướng hay không.

Thường Vạn Toàn qua Hà Nội sau khi hai tàu Hải Giám Trung Cộng tấn công tàu đánh cá Việt Nam ngoài khơi, trong vùng quần đảo Hoàng Sa, cướp hải sản và đánh các ngư phủ. Trong khi đó, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vẫn hô hào hai bên phải cộng tác chặt chẽ!

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế

Phóng viên Trần Quang Thành



TS Lê Đăng Doanh trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Lời giới thiệu : Kinh tế Việt Nam đang trải qua những khó khăn rất gay gắt, nợ công, nợ xấu đã ở mức báo động. Ngân sach thu không đủ chi. Năng lực cạnh tranh yếu kém. Trong khi đó tình trạng tham nhũng, lãng phí hầu như không kiểm soát nổi.

Từ Hà Nội, TS Lê Đăng Doanh khẳng định muốn nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam phải cải cách thể chế.

VÒNG QUANH THẾ GIỚI NGÀY 30/3/2016


1. Tin Việt Nam: Blogger Nguyễn Ngọc Già bị án 4 năm tù
 

Một blogger thường viết về chính trị, nhân quyền bị kết án 4 năm tù vì tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự.
Ông Nguyễn Đình Ngọc, bị bắt tháng 12 năm 2014, được đưa ra xử tại TP. HCM ngày 30/3. Theo thông tin chính thức, ông Ngọc, dùng bút danh Nguyễn Ngọc Già, có bố là đảng viên 50 năm tuổi Đảng, bà nội là Mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ là cơ sở cách mạng. Tuy vậy, ông bị cáo buộc viết các bài trên mạng “chống phá Đảng, Nhà nước”.


2. Tin Myanmar: Tổng thống dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm tuyên thệ

Tổng thống dân sự đầu tiên của Myanmar trong vòng hơn 50 năm đã tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypidaw.
Lễ tuyên thệ này chính thức chấm dứt chế độ quân nhân đã nắm quyền ở Myanmar từ năm 1962. Ông Htin Kyaw lên thay cho ông Thein Sein, một cựu tướng lãnh lên nắm quyền năm 2011 khi tập đoàn quân nhân chuyển giao quyền hành cho một chính phủ trên danh nghĩa là chính phủ dân sự và tiến hành những biện pháp cải cách sâu rộng về kinh tế và chính trị.

Nga công bố vũ khí 'bí mật' mà Việt Nam đang nhắm tới



Khánh An-VOA

Giữa lúc căng thẳng trên Biển Đông gia tăng khiến nhiều quốc gia trong khu vực lao vào cuộc đua vũ trang, Nga vừa công bố những thông tin liên quan đến các sản phẩm ‘bí mật’ mà nước này xuất khẩu trong năm qua và cho rằng khả năng thắng lớn trong các hợp đồng bán vũ khí sắp tới là rất cao. Một trong những khách hàng tiềm năng của Nga là Việt Nam, với chi tiêu tăng gấp đôi vào việc nhập khẩu vũ khí của Nga trong năm qua.

Những dự án ngàn tỉ: người dân cần sự minh bạch


img_0742

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Dự án ngàn tỉ đồng lát đá granite cho những vỉa hè Sài Gòn đã vấp phải những lời phản ứng dữ dội từ dân chúng. Ngày 29.3, UBND Quận 1 đã phải tổ chức họp báo để cải chính. Bà Nguyễn Thị Thu Hường, Phó Chủ tịch UBND nói rằng thông tin trước đó không chính xác.

Tiếc thay, ngay cả những thông tin “nói lại cho rõ” của đại diện UBND Quận 1 cũng có điều gì đó chưa minh bạch, lại càng dấy lên sự xao động trong suy nghĩ của dân chúng, rằng vào thời điểm đầy khó khăn của nền kinh tế, của doanh nghiệp… tại sao chính quyền vẽ ra dự án xa xỉ và không hợp lý này để làm gì.

Hiến kế cho ngài thủ tướng làm người tử tế


Lưu Trọng Văn



Trên VOA tiếng Việt cũng có đưa một tin khá ấn tượng về câu nói của ông Thủ tướng trước diễn đàn Quốc hội vào lúc sắp cuốn cờ rời ghế bước xuống khỏi chính trường (http://www.voatiengviet.com/content/tuyen-bo-rang-lam-nguoi-tu-te-cua-thu-tuong-dung-gay-chu-y/3256118.html). 

Chọn bài viết của Lưu Trọng Văn cho BVN mà không chọn VOA có lẽ vì sức cuốn hút của bút pháp – một nhà báo, nhà văn – và phần nào cũng hợp với tạng của chúng tôi. Tuy nhiên, cũng xin góp với tác giả một ý: Ở phần kết, chỉ nên dừng lại sau mấy chữ: “là một lời đầy tâm trạng sâu nặng có cay đắng” là đủ. Mấy chữ tiếp theo dễ thường không cần thiết: “và quan trọng nhất là rất thật”.



Hôm qua, có việc đi ngang Khu sinh thái Ecopark bên kia Bát Tràng, chúng tôi trông thấy vô số những cây cổ thụ mươi mười lăm người ôm làm thành như cả một khu rừng đang đứng buồn bã, phe phẩy trước ngọn gió đông bắc, hình như vừa rủ nhau than khóc xong. Chúng khóc vì nhớ rừng Trường Sơn, sau khi quân đội làm xong đường Hồ Chí Minh nay đã trở nên trọc trụi. Và chúng khóc vì tự nhiên vô cớ bỏ nơi sinh trưởng quen thuộc đến giành mất chỗ của hàng vạn hộ nông dân cha truyền con nối, đẩy họ đi lang thang cầu bơ cầu bất không biết mãi tận đâu đâu. Chúng khóc cho tiếng cười rổn rảng của ai đấy vang lên giòn giã sau khi đã thu về nặng trĩu những túi tiền.



Thưa anh Lưu Trọng Văn, nói về tâm trạng thì lời ông TT nói ra trong khung cảnh kẻ ở người đi có ”tâm trạng” thật đấy, nhưng có ”rất thật” không, cứ hỏi những hàng cây cổ thụ cũng đang rất ”tâm trạng” kia là biết ít ra một phần nào.

3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù

Một tòa án Việt Nam vừa tuyên phạt 3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa tổng cộng 10 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’ theo điều 88 Bộ luật Hình sự


AP hôm nay dẫn báo Thanh Niên cho hay 3 bị cáo bị kết tội giương băng-rôn, biểu ngữ chống nhà nước và cờ của chế độ cũ bên ngoài tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 2014 nhằm mục đích ‘thay đổi chế độ, lập nên nhà nước mới.’

Sau phiên xử kéo dài nửa ngày hôm nay, Ngô Thị Minh Ước (57 tuổi) bị tuyên án 4 năm tù, Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai (58 tuổi) cùng lãnh án 3 năm tù.

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Tổng thống Myanmar tuyên thệ nhậm chức

 
                                  Ông Htin Kyaw là nhân vật thân cận với bà Aung San Suu Kyi 
 
Tân tổng thống Myanmar Htin Kyaw, vị lãnh đạo dân sự đầu tiên trong hơn 50 năm, chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức.

Ông Htin Kyaw từ Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) sẽ tiếp nhận vị trí của ông Thein Sein, người được cho là có công đưa vào các cải cách sâu rộng trong 5 năm qua.

Tuy bà Aung San Suu Kyi không thể trở thành tổng thống, bà tuyên bố sẽ điều hành đất nước thông qua ủy nhiệm.

Sự kiện chuyển giao ngày 30/3 sẽ hoàn tất quá trình thay đổi bắt đầu từ sau khi NLD thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng 11.

Ông Thein Sein trở thành tổng thống của chính phủ bán dân sự năm 2011, chấm dứt nhiều thập niên chính quyền quân sự.

Ông đã bắt đầu tiến trình cải cách ở Myanmar.

Năm ngoái, NLD giành 80% số ghế trong cuộc bầu cử lịch sử được đánh giá là tương đối tự do và công bằng. Đảng này nay chiếm đa số trong Quốc hội.

Tuy nhiên phe quân sự vẫn còn giữ vai trò quan trọng, với 25% số ghế tại nghị viện thuộc phe này cũng như quyền kiểm soát một số bộ trọng yếu.

Aung San Suu Kyi, tuy được người dân nể trọng, bị Hiến pháp cấm làm tổng thống vì hai con trai của bà là công dân Anh.

Htin Kyaw 
 Ông Htin Kyaw, 70 tuổi, là thành viên ủy ban điều hành trung ương của NLD và trợ lý thân cận của bà Suu Kyi.

Ông học Đại học Oxford, có phong cách trầm tĩnh mềm mỏng và uy tín cao vì trung thực và trung thành.
Cha ông, nhà văn Min Thu Wun, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1990.

Vợ ông, Su Su Lwin, là con gái của một trong các nhà sáng lập NLD và cũng là dân biểu đồng thời là đảng viên kỳ cựu.

Ông Htin Kyaw đóng vai trò lớn trong điều hành Quỹ Daw Khin Kyi, quỹ thiện nguyện mang tên thân mẫu bà Suu Kyi.

Ông thường xuyên sát cánh cùng Aung San Suu Kyi, đôi khi làm nhiệm vụ lái xe cho bà.


BBC Tiếng Việt

Bạt mạng đến thế là cùng!

Bùi Tín



Thế là rõ. Vì việc xử án anh Nguyễn Hữu Vinh ngày 23/3 vừa qua là một phép thử quan trọng xem Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị của ông ta sẽ có đường lối chính sách đối ngoại nào trong thời gian rất quan trọng sắp đến. Nhóm của ông Trọng đã chỉ đạo cho chủ tọa phiên xử tuyên án rất nặng anh Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù giam và cô Nguyễn Minh Thúy 3 năm, đi ngược lại mong muốn của nhân dân Việt Nam, của đông đảo bè bạn quốc tế. Một số nhà báo quốc tế kể cả một nghị sỹ Liên bang Đức sang Việt Nam để dự phiên tòa đã bị cấm cửa phũ phàng giữa thủ đô một nước mà ông Tổng Trọng vừa khoe 'Dân chủ đến thế là cùng!'.

Tổng thống Obama thảo luận Biển Đông với ông Tập Cận Bình



Tổng thống Barack Obama sẽ có cuộc họp với các nhà lãnh đạo châu Á tại Washington trong tuần này giữa lúc gia tăng lo ngại rằng căng thẳng kéo dài âm ỉ trên bán đảo Triều Tiên và nguy cơ Biển Đông bùng lên thành một cuộc xung đột.

Các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tới thủ đô của Mỹ để giam dự hội nghị thượng đỉnh được tổ chức bởi Tổng thống Obama về an ninh hạt nhân. Đây là vòng cuối cùng trong chiến dịch của Tổng thống Obama nhằm vận động quốc tế ngăn chặn các nguyên liệu có thể sử dụng cho vũ khí nguyên tử hay bom bẩn rơi vào tay những kẻ khủng bố.

Sài Gòn-hồn xưa phai nhạt

Song Chi

Những ngày này một số người dân yêu quý Sài Gòn đã xuống đường, cầm những biều ngữ phản đối việc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có kế hoạch đốn hạ, di dời 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng để phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 và nhà ga Ba Son. Những tờ biểu ngữ với những dòng chữ thống thiết “Vì một thành phố trong lành đừng chặt cây”, “Đừng giết tôi, tôi có ích”, “Tôi yêu cây, cây yêu tôi, chặt cây là tội ác” trên tay một nhóm người, dường như lạc lõng giữa dòng người thờ ơ vẫn phóng xe chạy qua trên đường. Một số khác thì gửi “Bản kiến nghị v/v tạm dừng vụ việc chặt cây trên đoạn đường Tôn Đức Thắng” lên trang change.org để kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ.


                                                                 Đường Tự Do

Trước phản ứng của dư luận, dù chỉ là thiểu số so với hàng triệu con người đang sinh sống ở Sài Gòn và hơn 90 triệu người dân cả nước, các quan chức ban ngành có liên quan đã lên tiếng. Theo bài “Không đốn hạ cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng”, báo Pháp luật TP.HCM, “Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa cho biết như vậy tại cuộc họp với giới báo chí vào chiều nay (28-3)”. Nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ thấy mọi chuyện còn rất mơ hồ:

“Cụ thể, để phục vụ việc thi công ga Ba Son, TP sẽ di dời, bứng dưỡng 16 cây sọ khỉ trên đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Hữu Cảnh đến Ngô Văn Năm)…

…Trước mắt, từ ngày 26-3 đến 7-5, bốn cây sẽ được di dời và 12 cây sẽ bị đốn hạ để xây dựng nhà ga Ba Son. Số cây còn lại thuộc dự án cầu Thủ Thiêm 2, dự kiến cuối tháng 4-2016, các đơn vị liên quan mới có phương án cụ thể để UBND TP quyết định.” 

Người dân hoàn toàn có ý do để nghi ngờ rằng đây chỉ là một trò xoa dịu dư luận, trước mắt các ông sẽ chỉ di dời, đốn hạ 16 cây nhưng rồi dần dần, khi dư luận xao lãng, các ông lại lẳng lặng “thanh toán” cho bằng hết. Chỉ số lòng tin của phần lớn người dân đối với nhà cầm quyền từ lâu rồi đã xuống rất thấp!

Còn nhớ mới năm ngoái, việc chính quyền Hà Nội quyết định chặt, thay thế hơn 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố, với nguồn kinh phí thực hiện “khủng”, gây bức xúc, xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Trước phản ứng dữ dội của người dân, cộng với việc lên tiếng của một loạt trang báo nước ngoài như Financial Times, Tân Hoa xã, Daily Mail, The Sun Daily, AFP và cả trang thông tấn Reuters… việc chặt cây đã phải dừng lại sau khi đã kịp tàn phá một số con đường, trong đó có đường Nguyễn Chí Thanh từng được bình chọn là đẹp nhất thủ đô. Một số cán bộ quan chức thuộc sở xây dựng đã bị đình chỉ công tác, một số người bị kiểm điểm v.v…

Điều đó chứng tỏ dù trong một chế độ độc tài nhưng nếu người dân thực sự quan tâm, có ý kiến đến những việc làm sai trái, làm ảnh hưởng đến đất nước xã hội, đến đời sống chung của nhiều người thì nhà cầm quyền sẽ buộc phải chùn tay.

Trở lại vụ di dời, đốn hạ 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng tức Đinh Tiên Hoàng cũ, có thể có những người cho rằng chỉ là mấy cái cây thôi, có gì đâu mà phải làm ầm ỹ, rằng thành phố cần phải phát triển, cần xây dựng hệ thống metro, nhà ga thì phải hy sinh thôi. Người ta vẫn nhân danh “vì sự phát triển” như thế, mỗi khi cần phải đập bỏ một cái gì đó, cho dù đó là những hàng cây hay một tòa nhà, một cây cầu…

Vấn đề ở đây không chỉ là việc đập bỏ những cây cổ thụ, dù rõ ràng đó là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên một trong những con đường đẹp nhất, rợp bóng mát nhất của một thành phố vốn dĩ đã quá thiếu những con đường có cây, có bóng mát và quá thừa thãi nắng nóng. Mà việc trồng lại thì khó hơn nhiều.

Vấn đề ở đây sâu xa và rộng lớn hơn. Thứ nhất, đó là sự coi thường nhân dân. Thành phố này không phải của riêng của các quan chức đang lãnh đạo Sài Gòn, cũng không phải của riêng của đảng và nhà nước cộng sản VN. Thành phố này, và cả đất nước này, do bao thế hệ người VN đã xây dựng nên bằng máu, mồ hôi và nước mắt, nó là của chung hơn 90 triệu người dân VN. Những người lãnh đạo nếu có bất cứ một quyết định gì ảnh hưởng đến bộ mặt của thành phố, đến lợi ích của người dân thì phải hỏi ý dân. Chính người dân đã đóng thuế nuôi nhà nước và cũng chính người dân mới là chủ nhân của đất nước này, của thành phố này. Người dân phải được biết, được có ý kiến.

Thế nhưng từ trước đến nay nhà nước cộng sản VN vẫn quen thói hành xử theo kiểu cả đất nước này là của họ, nhân dân chả là cái đinh rỉ gì. Trong vụ chặt 6700 cây xanh ở Hà Nội cũng vậy, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long trong một cuộc họp báo đã cho rằng “việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.” (“Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân”, VietnamNet).

Cái tư duy coi thường dân ăn sâu vào não bộ các quan chức, muốn làm gì thì làm, nếu nhân dân có thắc mắc thì “mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo”. Thế nhưng khổ nỗi thực tế hơn 70 năm qua đã cho thấy việc để cho “đảng và nhà nước lo” đã dẫn đất nước này, dân tộc này đi từ sai lầm đắt giá này đến sai lầm kinh khủng khác, với hậu quả ngày càng tụt hậu thê thảm so với các nước khác như thế nào rồi.

Thứ hai, người dân có thể chấp nhận thay đổi, chấp nhận hy sinh, mất mát một phần trên “khuôn mặt, thân thể” của Sài Gòn nếu như sự thay đổi đó thật sự là cần thiết, không còn cách nào khác, và tốt đẹp hơn cho quy hoạch kiến trúc của thành phố, có lợi hơn cho cuộc sống của mọi người hôm nay và mai sau. Nhưng trong phần lớn những sự thay đổi, đập phá, dỡ bỏ trên đất Sài Gòn những năm qua người dân không thấy được điều đó, mà trái lại.

Chẳng hạn, tại sao cứ phải xây hàng chục, hàng trăm tòa building văn phòng, cao ốc thương mại, chung cư cao cấp tại khu trung tâm thành phố, vốn đã quá ngột ngạt đến nghẹt thở, làm tăng thêm mức độ kẹt xe, ô nhiễm, biến những tòa nhà lâu đời chung quanh như Nhà hát Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, UBND TP.HCM…trở thành “lùn tịt” đi, đồng thời phải di dời, đập bỏ những kiến trúc cổ ở khu vực này và khiến thành phố trở nên xấu xí vì những công trình kiến trúc cũ, mới không hòa hợp?

Như trường hợp thương xá Tax. Tòa nhà hơn 130 năm tuổi, được xây dựng từ năm 1880 với kiến trúc rất đẹp này là một trong những biểu tượng của thành phố Sài Gòn, nhưng người ta đã phá bỏ để xây một cao ốc 40 tầng; và trước sức ép của dư luận thì người ta tìm cách lắp ghép một số hạng mục, chi tiết trong kiến trúc của thương xá Tax với công trình mới, nhưng vẫn cương quyết đập cái cũ và xây cái mới cho bằng được!
Hay vì xây nhà ga điện ngầm nên phải phá bỏ cả vòng xoay đài phun nước cùng hàng liễu rủ bóng ở giao lộ Nguyễn Huệ-Lê Lợi, toàn bộ hàng cây cổ thụ ở công viên Lam Sơn phía trước Nhà hát thành phố có tuổi đời hàng chục năm và bây giờ là hàng cây trên con đường Tôn Đức Thắng…
 
Câu hỏi là có nhất thiết phải xây nhà ga ở khu trung tâm hay có thể xây ở khu vực khác? Cũng như khu đô thị mới Thủ Thiêm, tại sao không tìm cách đẩy nhanh tiến độ thực hiện để xây những công trình mới ở đó?

Cứ tưởng tượng nếu khu vực Thủ Thiêm, Nam Sài Gòn là những khu vực mới với kiến trúc hiện đại, tập trung các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại hoặc khu nhà ở cao cấp, trong khi quận 1, quận 3 là khu phố cũ, là khu hành chính với những kiến trúc cổ thời Pháp thuộc, hay khu Chợ Lớn quận 5, quận 10 đậm đà bản sắc người Hoa v.v…thì thành phố sẽ phong phú hài hòa, hấp dẫn đối với du khách biết bao nhiêu. Mật độ dân cư sẽ được rải đều, không “dồn cục” vào khu trung tâm quận 1 như lâu nay. Chưa kể, một thành phố lớn có 8-9 triệu dân như Sài Gòn phải có vài trung tâm khác nhau chứ không chỉ có một.

Thực tế là lâu nay mọi sự thay đổi của thành phố, người dân chỉ nhìn thấy đó là vì sức ép của đồng tiền, vì lợi ích của một số cá nhân quan chức chứ không phải vì lợi ích của thành phố này và của người dân. Cứ khu vực nào đắt tiền là người ta lăm le đập bỏ, xây mới, bán cho bằng hết. Mỗi miếng đất ở những khu đất vàng như vậy, so giữa giá đền bủ và giá xây xong bán lại, mức độ lời của nhà đầu tư thật kinh khủng. Và để có được những hợp đồng thương vụ mua bán, xây dựng đó, nhà đầu tư phải chi “hoa hồng” bao nhiêu cho các quan chức thành phố lẫn cấp trên nữa, để có được những chữ ký thông qua của họ?

Tôi không dám so sánh tầm nhìn, cách ứng xử đối với những di tích, di sản, công trình kiến trúc, văn hóa lịch sử của các quan chức lẫn người dân ở các nước châu Âu mà tôi đã có dịp đi qua. Nhưng cứ ngắm nhìn vẻ đẹp cổ kính xen lẫn hiện đại của các thành phố Paris, Rome, Prague, Bonn, Brussels, Amsterdam…, nhìn cách người ta nâng niu trân trọng từng mảng tường thành đổ nát có tuổi đời hàng ngàn năm hay từng góc phố xưa mà buồn tủi cho các thành phố của VN. So với họ, các thành phố của ta vốn đã không có nhiều công trình kiến trúc cổ, di tích có giá trị, thế mà ta lại còn không biết quý, không biết giữ, chỉ biết có cái lợi trước mắt, chỉ biết có tiền.

Đừng nghĩ rằng phải là những công trình kiến trúc cỡ nào mới đáng được gìn giữ, bảo tồn. Một thành phố như Sài Gòn, chỉ mới hơn 300 năm tuổi, những công trình kiến trúc lâu đời hoặc tầm cỡ không có, nhưng chính vì gia tài của chúng ta ít ỏi mà chúng ta càng cần phải giữ. Cùng với chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Thảo Cầm Viên Sài Gòn (hiện cũng đang lăm le bị di dời!)…, những địa chỉ như quán café Givral, Brodard, La Pagode, khu thương mại Eden, thương xá Tax, những cây cầu cổ, những con đường đầy cây cổ thụ như Lê Đại Hành… đã trở thành quen thuộc, gắn liền trong ký ức của người dân Sài Gòn bao nhiêu năm…Khi bị xóa sổ, là một phần trong cái gia tài ít ỏi ấy, là cái hồn của thành phố đã mất đi.

                                                             Đường Phan Bội Châu

Giá trị của một thành phố không chỉ ở những công trình kiến trúc mới. Bởi vì một thành phố không chỉ được xây dựng nên trong một sớm một chiều. Mỗi thành phố có lịch sử, có đời sống, có linh hồn riêng của nó. Linh hồn của một thành phố nhiều khi nằm trong từng viên gạch cũ, từng hàng cây cổ thụ, một quán café xưa…Ở đó những dấu ấn lịch sử, những dấu vết thời gian đi qua còn in lại. Và người ta gắn bó với một thành phố lắm khi chỉ từ những thứ nhỏ nhặt như thế.

Phải biết trân trọng gia tài khiêm nhường của cha ông để lại nếu không muốn các thế hệ sinh sau đẻ muộn trở nên thờ ơ với lịch sử, với quá khứ, tuy giàu có tiền bạc nhưng nghèo nàn về tâm hồn, trống rỗng về ký ức.


 http://www.rfavietnam.com/node/3145

TP HCM sẽ lấy lại hào quang ‘Hòn ngọc Viễn Đông’?

VOA Tiếng Việt



Tuyên bố muốn “TP HCM trở thành đặc khu như Thượng Hải”, và “giành lại vị trí số 1” của ông Đinh La Thăng đang gieo hy vọng trong công chúng.

Tại một cuộc họp mới đây tại thành phố, bí thư thành ủy này được báo chí trong nước trích lời nói rằng TP HCM “từng là số 1 khu vực”, và Singapore hay Thái Lan từng nhìn vào với một “sự ngưỡng mộ và khao khát”.

Nhưng theo ông Thăng, nay thành phố được coi là trung tâm tài chính của Việt Nam “lại tụt hậu không những so với khu vực mà còn thua một số tỉnh trong nước về chỉ số năng lực cạnh tranh chấp tỉnh”.

Những nét hoang dại trong tình dục

Jason G Goldman
 


Những mối quan hệ lãng mạn thì luôn phức tạp. Quan hệ tình dục cũng vậy.

Những mối quan hệ có thể có đầy những hiểu lầm. Hãy tưởng tượng thật khó ra sao khi bạn phải nói ra lời với bạn tình của mình là bạn có những mong muốn tình dục, những ham muốn khoái cảm kỳ quặc khác thường, vượt xa ra ngoài những khuôn khổ văn hóa thông thường.

Thế nhưng có một bí mật.

Thực hiện những hành vi 'yêu' kỳ quặc, vượt ngoài khuôn khổ tình dục thông thường, ra ngoài giới hạn 'đứng đắn' theo quan niệm chung trong xã hội, thực ra lại là điều khá phổ biến trong thế giới động vật nói chung.

Cơ hội cuối cùng để tin cựu thủ tướng Dũng làm ‘người tử tế’

Nguyễn Thanh Tùng

Hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên tờ DW (Ảnh Reuters)

(VNTB) - Khi đang làm công việc của một nhà lãnh đạo, ông đã có rất nhiều điều kiện và cơ hội để trước hết làm cho mình trở thành một người tử tế, một công dân tốt và gương mẫu và sau đó có thể làm một  nhà lãnh đạo tử tế, nhưng ông đã KHÔNG ĐỦ TRÍ, DŨNG, NHÂN VÀ ĐỨC để vượt qua mọi cám dỗ hay vượt qua chính mình để làm được như vậy thì hỏi rằng làm sao khi trở về đời sống dân dã với muôn vàn khó khăn và thiếu thốn mọi điều kiện và cơ hội mà ông lại có thể làm được người tử tế và một công dân tốt được?

TIN NGẮN THẾ GIỚI NGÀY 29/3/2016



1. Tin Việt Nam: Tạt mắm tôm những người ủng hộ ứng viên QH độc lập

Sự việc đã xảy ra với bạn bè và những người hoạt động xã hội tới dự buổi lấy ý kiến cử tri của tổ dân phố dành cho ông Hoàng Văn Dũng, một trong nhiều người tự đứng ra ứng cử Đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) lần này.
Một nhóm côn đồ đi xe máy ngang qua đã ném nhiều bịch mắm tôm vào đám đông, ngay trước mắt lực lượng công an và dân phòng đang "giữ gìn trật tự" buổi họp. Buổi lấy ý kiến cử tri diễn ra lúc 19h ngày 28/3/2016 tại Hội trường Trường Trung học Cơ sở Độc Lập, 94 Thích Quảng Đức, P5, Phú Nhuận.


2. Tin Hoa Kỳ: Diễn viên hài Việt Nam bị bắt ở Mỹ

Diễn viên hài Minh Béo (tên thật là Hồng Quang Minh) vừa bị bắt tại Quận Cam, bang California, vì nghi lạm dụng tình dục trẻ em.
Minh Béo là nghệ sỹ khá nổi tiếng ở Việt Nam và thường xuyên sang Hoa Kỳ biểu diễn. Văn phòng Biện lý Quận Cam hôm 28/3 ra thông cáo, được báo chí địa phương dẫn lại, nói ông "Minh Quang Hong, 38 tuổi, bị truy tố hôm thứ Sáu 25/3 với các tội danh: khẩu dâm với trẻ vị thành niên, toan tính hành động dâm ô với trẻ dưới 14 tuổi và gặp gỡ trẻ vị thành niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô".