Athena chuyển ngữ
Trong suốt thập kỷ qua, Quỹ Thế giới Hành động Giải cứu Động
vật Quốc tế tại Nam Phi (IARFA) đã tăng cường các chiến dịch phản đối buôn bán
động vật hoang dã tại châu Phi và châu Á. Một trong những nước mà chúng tôi để
tâm nhiều nhất là Việt Nam, khu vực Nam Phi và Trung Phi. IARFA gần đây đã tiết
lộ các nhân vật vốn được nhiều người biết đến tại Việt Nam đang tham gia vào việc
buôn bán ngà voi, sừng tê, hổ, mật gấu và tê tê. Tệ hại hơn, việc mua bán động
vật hoang dã qua mạng đã bùng nổ trong khoảng 10 năm nay, nhờ vào sự phát triển
của điện thoại thông minh giúp người dùng có thể mua bán giao hay giao dịch bất
cứ thứ gì họ muốn.
Số lượng người nghèo tại Việt Nam đã giảm từ gần 60 phần
trăm xuống còn 20.7 phần trăm trong vòng 20 năm qua. Vậy thì liệu người ta có
thể tin rằng việc mua bán động vật hoang dã tại Việt Nam cũng sẽ giảm? Tất
nhiên là không! Tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh là do có nhiều người (không phải tất cả)
tham gia vào việc buôn bán ngà voi, sừng tê hay các bộ phận trên cơ thể động vật
hoang dã khác. Hãy lấy ví dụ về sừng tê và một gia đình đang đói cùng cực. Gia
đình đó có thể kiếm được hàng nghìn USD chỉ bằng việc bán một chiếc sừng tê
giác, hoặc thậm chí yêu cầu một tay săn trộm giết một trong những con tê giác
châu Phi. Chỉ qua một đêm là gia đình đó thành triệu phú rồi. Sừng tê còn quý
hơn cả vàng, platin và thậm chí là ma túy. Trong khi một số lượng sừng bị thu
giữ hoặc bị chặn tại các cơ quan thực thi pháp luật, thì phần lớn trong số đó sẽ
được đưa trở về Việt Nam. Hơn nữa 1kg ngà voi hiện tại có giá là 1000USD.
Vậy thì chỉ cần có trong tay 5kg là bạn có thể kiếm được khá
nhiều tiền rồi. IARFA đã để ý thấy “nhiều nhà buôn đồ cổ” thậm chí còn bán ngà
voi cũ với giá cực kì rẻ mạt. Một khi chiếc ngà đó được đánh bóng, chạm khắc và
làm thành tượng hay vòng tay thì nó lại mang về lợi nhuận rất lớn. Ở Việt Nam,
vảy tê tê cũng đáng giá nhiều tiền. Hiện còn có cả những “thợ điêu khắc vảy tê
tê” buôn bán vảy tê tê với giá 70USD/chiếc, vì được cho là sẽ mang đến may mắn
và thể hiện sự giàu có và đẳng cấp của người sở hữu. Chính vì vậy tôi cho rằng
nền kinh tế Việt Nam phát triển một phần là nhờ vào động vật hoang dã tại châu
Phi. Bạn chỉ cần làm một cú tìm kiếm ngẫu nhiên trên mạng là thấy giáo viên, cựu
chiến binh, nhân viên chính phủ, cảnh sát, quan chức chính phủ cho tới trẻ em
15 tuổi, tất cả đều kiếm tiền nhờ động vật hoang dã ở một mức độ nào đó. Nơi
nào có tiền, nơi đó có hạnh phúc.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, số lượng người
nghèo tại Việt Nam đã giảm từ gần 60 phần trăm trong đầu thập niên 90 xuống còn
20.7 phần trăm trong năm 2010. Quốc gia này cũng có những tiến bộ đáng kể về
giáo dục. Giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở cho trẻ em nghèo đã đạt ngưỡng
90 và gần 70 phần trăm. Tôi nhận thấy khoảng thời gian mà số lượng hộ nghèo giảm
khá là thú vị vì nó trùng khớp với khoảng thời gian mà nạn săn bắt động vật tại
lục địa Phi bắt đầu rầm rộ. Hiện tại mỗi ngày có từ 5 đến 9 cá thể tê giác bị
săn trộm, và 1kg sừng tê có giá 60.000USD. 100 cá thể voi bị săn trộm mỗi ngày
và giá 1kg ngà voi là 1000USD tại thị trường chợ đen.
Từ năm 2010, chỉ có 50 phần trăm hộ nghèo nhất tại Việt Nam
đủ điều kiện nhận trợ cấp từ chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ, và
mức độ trợ cấp nhận được thường rất thấp. Vậy điều đó có nghĩa là, bạn phải lựa
chọn sống/chết trong nghèo đói hoặc hành động để kiếm thêm tiền. Từ trước đến
nay Việt Nam luôn có hành động nửa vời trong việc ngăn chặn nạn buôn bán động vật
hoang dã trái phép vốn đang đẩy các loài voi, tê giác và hổ vào nguy cơ tuyệt
chủng. Chính điều này đã khiến IARFA tích cực vận động Công ước Quốc tế về Buôn
bán Động vật và Thực vật Quý hiếm áp đặt 100% lệnh trừng phạt thương mại đối với
Việt Nam về hàng loạt các hành vi vi phạm luật buôn bán động vật hoang dã. Báo
cáo của “Wildlife Crime Scorecard” đã thu thập dữ liệu từ tổ chức bảo tồn quốc
tế đánh giá 23 quốc gia châu Phi và châu Á đang ở mức độ cao trong việc săn bắt
và mua bán ngà voi, sừng tê và bộ phận cơ thể của hổ.
Bản báo cáo xếp hạng các quốc gia dựa trên các màu đỏ, vàng
và xanh lá với ý nghĩa thất bại hoàn toàn, thất bại một phần và tiến bộ. Ba quốc
gia có điểm thấp nhất trên bản báo cáo là Việt Nam, Lào và Mozambique, đều nhận
được hai điểm đỏ. Việt Nam nhận 2 điểm đỏ vì đã thất bại trong việc ngăn chặn
buôn bán sừng tê và bộ phận cơ thể của hổ. Đây cũng là quốc gia được xác định
là điểm đến của sừng tê, vốn đã châm ngòi cho nạn săn bắt tại Nam Phi. Cũng
theo bản báo cáo này, rất nhiều người Việt Nam, bao gồm cả quan chức ngoại
giao, đã bị bắt giữ tại Nam Phi hoặc bị liên lụy vì tàng trữ sừng tê trái phép.
Từ những người nổi tiếng đến nông dân, dân địa phương và nhiều người nữa đều
buôn bán ở một mức độ nhất định động vật hoang dã từ châu Phi và châu Á. Hồi
năm ngoái, IARFA đã tiết lộ thông tin này và đến năm nay thì Việt Nam trở thành
thị trường điêu khắc ngà voi mới tại châu Á. Có rất nhiều trẻ em vị thành niên
bỏ học để theo nghề điêu khắc trên vảy tê tê, ngà voi, sừng tê và gỗ đàn hương,
vì như đã nói ở trên, những nghề này sẽ mang lại nhiều tiền.
Nguồn: http://www.nytimes.com/…/in-vietnam-rampant-wildlife-smuggl…
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu động vật hoang dã đã đóng góp
bao nhiêu vào nền kinh tế Việt Nam? Tất nhiên đó là một câu hỏi rất khó để trả
lời. Chính phủ Việt Nam không muốn nói về việc này, họ cực kì kín miệng với những
vấn đề liên quan đến tiền bạc, từ đó họ rất cảnh giác khi ai đó đặt ra các câu
hỏi. Hơn hai mươi năm về trước, Việt Nam gần như không có triệu phú. Tuy nhiên,
so sánh với năm 2011 và 2012, số lượng người siêu giàu tại Việt Nam đã tăng lên
đáng kể. Đặc biệt vào năm 2011, Việt Nam có đến 115 triệu phú với tổng tài sản
lên tới 13 tỉ USD. Con số này tăng lên là 170 người và 19 tỉ USD vào năm 2012.
Mới đây, Wealth-X và UBS đã thông báo rằng Việt Nam có hai tỉ phú với tổng tài
sản khoảng 3 tỉ USD. Mặc dù không được tiết lộ, nhưng một trong hai người được
cho là Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vingroup. Ông Vượng cũng là đại diện
của Việt Nam trong danh sách tỉ phú của tạp chí Forbes.
Phạm Nhật Vượng là một tỉ phú cực kì kín tiếng, và cũng là
người rất nguy hiểm bởi ông Vượng có liên quan đến các trùm mafia tại Đông Âu.
Phạm Nhật Vượng và đồng bọn đã cố gắng thiết lập đường vận chuyển “trái phép”
khoảng 20 cá thể tê giác từ Nam Phi về công viên Vinpearl Safari tại Việt Nam.
Và nếu bạn tìm kiếm trong danh sách những người quen của Phạm Nhật Vượng, bạn sẽ
thấy một mạng lưới cực kì lớn gồm những người buôn sừng tê, ngà voi, thuốc làm
từ cao hổ và những thứ tương tự. Và từ đây lại nảy sinh ra một câu hỏi khác.
Khi tất cả các loài động vật hoang dã đều bị săn bắt dẫn đến tuyệt chủng, thì
Việt Nam sẽ đi đến đâu?
Việc buôn bán động vật hoang dã sinh lời cực nhiều, được tổ
chức chặt chẽ, được thực hiện bởi đám đầu gấu, cũng như các quan chức chính phủ,
các băng nhóm và các cá nhân cực kì nguy hiểm. Bản thân tôi không tin rằng việc
này sẽ dừng lại, tôi chỉ tin rằng chúng ta rồi sẽ mất dần các con voi, và rồi
khi chúng tuyệt chủng thì loài tê giác sẽ bị săn bắt kinh khủng hơn. Mỗi tháng
tổ chức IARFA lại định vị (qua mạng) hàng trăm người Việt Nam buôn bán ngà voi
và sừng tê, và khi bạn đọc nhiều hơn về những người này, điều cuối cùng bạn rút
ra chính là những cuộc ngã giá, và chẳng gì hơn. Bạn sẽ thấy rất nhiều người
trước đây sống trong cảnh nghèo khó, giờ lại giàu sang sung túc.
Đó là một câu hỏi rất khó để trả lời mặc dù nó đang dần được
tiết lộ. Như đã giải thích thì nếu các loài động vật hoang dã bị diệt vong thì
điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đó cũng là một câu hỏi mà tất cả chúng ta cần phải
tìm kiếm câu trả lời. Ba bức ảnh dưới đây được chụp từ ba doanh nhân rất giàu
có tại Việt Nam. Những bức ảnh này bắt đầu từ việc mua bán trên mạng của họ với
những người khác ở Việt Nam. Mỗi mảnh ngà voi mà mọi người nhìn thấy ở đây đều
được mua bán trái phép từ Nam Phi và được vận chuyển bằng máy bay của hãng Fly
Emirates.
Bức ảnh (4) mô tả một trong những chiếc máy bay được sử dụng
bởi một người Việt Nam chuyên buôn bán ngà voi, ông ta khoe khoang điều này
trên Facebook vì chưa bị sờ gáy. Mọi người có thể thấy trong bức ảnh (2) khi
ông ta đang đo đường kính chiếc ngà voi – tất cả đều đã được chạm khắc và bán
ra thị trường Việt Nam. Sự việc đang được xử lý, nhưng cái khó là làm sao bắt
quả tang kẻ tội phạm. Đó chính là vấn đề và lý do vì sao chúng tôi không thể
luôn luôn tung ra bằng chứng, vì nó có thể ngăn cản cuộc điều tra tiếp diễn.
Câu hỏi còn lại chính là nền kinh tế Việt Nam đã được hưởng
lợi bao nhiêu từ việc buôn bán động vật hoang dã. Và câu trả lời hiện tại là –
chúng tôi không chắc chắn.
Dr Jose C. Depre.
https://www.facebook.com/InternationalAnimalRescueFoundationAfrica/posts...
Nguồn: www.danluan.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét