Trung Khoa
Từ ngày 6.11.2017, những người mang hộ chiếu ngoại giao Việt Nam không còn được tự do tới Đức nếu chưa xin Visa nhập cảnh.
Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC sắp diễn ra tại Đà Nẵng, Bộ
Ngoại giao Đức đã chính thức công bố quyết định bãi bỏ Hiệp định miễn
thị thực nhập cảnh cho các công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao.
Đây là một đòn trừng phạt tiếp theo đối với các hoạt động phi pháp của
nhóm mật vụ Việt Nam đã đột nhập lãnh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân
Thanh, một cựu đại biểu Quốc hội của nước này đem về Hà Nội. Thoibao.de
đã cảnh báo trước khi phía Đức đang chuẩn bị đưa ra quyết định này.
Hàng trăm cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở các nước trên
thế giới lập tức bị hạn chế các giao tiếp với Đức khi không thể cử cán
bộ sang Berlin nếu chưa có sự cho phép của Chính phủ Đức.
Các nước châu Âu khác cũng được thông báo để đề phòng những trường
hợp bắt cóc, khủng bố tiếp theo, vì phía Việt Nam vẫn chưa đưa ra cam
kết sẽ không có hành động tương tự trong tương lai.
Ngành ngoại giao của Việt Nam bị thiệt hại nặng nề, vì theo ngoại
trưởng Sigmar Gabriel thì việc đưa ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa ra khỏi
nước Đức bằng những phương cách mà theo ông “là những cách thức mà người xem thấy trong những phim kinh dị về thời Chiến Tranh Lạnh”, nên họ đã trở thành đối tác không đáng tin cậy.
Mọi hoạt động đối ngoại với phía Đức của ông Đại sứ Đoàn Xuân Hưng ở
đây gần như bị đóng băng, chỉ còn thấy thấp thoáng bóng hình ông trong
vài đơn vị hội đoàn người Việt.
Viện công tố Liên bang Đức vẫn tiếp tục chỉ đạo cơ quan cảnh sát, an
ninh nước này làm rõ các mối đe dọa từ mật vụ Việt Nam đối với các kiều
dân đang định cư tại Đức.
Bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh cho
biết đã chính thức yêu cầu Viện công tố Đức điều tra về các lời lẽ lăng
mạ bà trên các trang mạng xã hội, trong đó có những người Việt tại
Berlin vẫn thường chia sẻ như Đ.Tú Anh, Janette Nguyen cùng vài đối
tượng cực đoan khác.
Chắc chắn những cá nhân hay trao đổi, kết bạn với những kẻ này đã lọt
vào tầm ngắm của cơ quan an ninh Đức, vì họ nghi ngờ có một mạng lưới
ngầm được tổ chức và điều hành bất hợp pháp tại đây.
Khi kết quả điều
tra có bằng chứng về sự hợp tác của những người này với mật vụ Việt Nam,
thì theo pháp luật nước sở tại, họ bị coi như có hoạt động gián điệp và
sẽ phải trục xuất khỏi nước Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét