Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Chuyện gì sẽ xảy ra với Tây Ban Nha?



IBiểu tình tại Barcelona giữa những người ủng hộ thống nhất (trái) và ủng hộ ly khai (phải)-Ảnh EPA/Getty Images

Cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất tại Tây Ban Nha trong 40 năm trở lại đây và là một thách thức lớn cho Liên minh Châu Âu.

Sau nhiều năm bấp bênh, những người ủng hộ độc lập đã tuyên bố muốn thành lập nước cộng hòa Catalonia và Tây Ban Nha đã hồi đáp bằng việc áp dụng luật trực tiếp lên khu vực tự trị. Những năm tháng bất mãn xung quanh mức độ tự trị của khu vực Catalonia được đẩy đến đỉnh điểm trong làn sóng đòi độc lập mùa thu này.

Ngày 27/10, nghị viện khu vực, nơi có đa số là nghị sĩ ly khai, chính thức tuyên bố độc lập, ngay khi Thượng viện Tây Ban Nha tổ chức cuộc họp bàn về phản ứng của chính phủ.

Các nghị sĩ Catalonia biểu quyết đòi sự chuyển giao quyền lực một cách hợp pháp từ Tây Ban Nha, theo chế độ quân chủ, để trở thành một nước cộng hòa độc lập. Điều này có nghĩa là họ không công nhận hiến pháp Tây Ban Nha.

Các nghị sĩ Catalonia phản đối độc lập, chiếm khoảng 40% phiếu trong lần bầu cử khu vực gần nhất, đã tẩy chay cuộc bỏ phiếu.

Họ cũng tẩy chay cuộc trưng cầu độc lập hôm 1/10 mà Tây Ban Nha cố gắng ngăn chặn. Theo nhà tổ chức cuộc trưng cầu ý dân này, 90% người bỏ phiếu bầu độc lập, với tỉ lệ đi bỏ phiếu là 43%.

Phản ứng của Madrid

Madrid sử dụng quyền khẩn cấp mới ban hành trong Điều 155 của Hiến pháp Tây Ban Nha, để sa thải Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont và toàn bộ nội các, giải thể nghị viện khu vực.

Cánh tay phải trung thành của Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy, Phó Thủ tướng Soraya Sasenz de Santamaría được bổ nhiệm làm lãnh đạo tạm thời của khu vực.

Một cuộc bầu cử sớm sẽ được tổ chức ngày 21/12.

Lực lượng cảnh sát 17 ngàn quân của Catalonia, Mossos d'Esquadra, được sáp nhập quản lý bởi Bộ Nội vụ Tây Ban Nha. Cảnh sát trưởng Josep Lluis Trapero cũng bị sa thải và thay thế bởi một người cấp dưới, Ferran López.

Số phận của những người theo chủ trương phân lập

Puigdemont nói rằng ông và các cộng sự sẽ phản kháng "một cách dân chủ" đối với việc thi hành luật mới.

Một câu hỏi lớn là lực lượng cảnh sát Mossos sẽ phản ứng ra sao khi họ được lãnh đạo mới chỉ đạo tới đuổi các quan chức cũ khỏi văn phòng của họ.

Các nhà hoạt động vì quyền độc lập đã kêu gọi biểu tình để "ủng hộ nước cộng hòa".

Có khả năng những người ủng hộ phân lập sẽ tổ chức đình công, tẩy chay và nhiều cuộc biểu tình lớn để phản đối hành động của Madrid.

Nhóm ly khai chính, Quốc hội Catalonia, coi chính quyền của Rajoy là "chính phủ nước ngoài".

Nhóm này đã kêu gọi các công chức, bao gồm gần 27 ngàn người làm việc trực tiếp dưới chính quyền Catalonia, không nghe theo các mệnh lệnh của chính phủ Tây Ban Nha nhằm biểu hiện "sự phản kháng hòa bình".

Lực lượng ly khai đối mặt với pháp luật?

Cơ quan công tố Tây Ban Nha được chờ đợi sẽ truy tố hành động nổi loạn này, một tội có thể được kết án 30 năm tù, đối với Puigdemont vào tuần sau.

Khi đó, tòa án sẽ quyết định có thi hành quyết định hay không.

Tuyên bố thành lập nước cộng hòa của Catalonia được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu bí mật, đồng nghĩa với việc rất khó cho các công tố viên để truy tố hình sự đối với các thành viên chính phủ.

Ông Trapero có thể vẫn bị buộc tội xúi giục nổi loạn khi thất bại trong việc hỗ trợ cảnh sát Tây Ban Nha ngăn chặn người biểu tình trong sự việc tại Barcelona hôm trưng cầu ý dân.

Hai nhân vật quan trọng trong kế hoạch ly khai, Jordi Cuixart và Jordi Sanchez đang bị tạm giam ở một nhà tù gần Madrid trong khi chờ đợi kết luận điều tra cũng trong sự việc trên.


Khả năng giành quyền kiểm soát của Madrid

Không có thông tin rõ ràng về việc mất bao lâu để Tây Ban Nha có thể áp dụng kiểm soát hiệu quả lên Catalonia.

Có thông tin cho biết các chiến sỹ Mossos bị yêu cầu phải giữ vững lập trường khi nhận lệnh từ Madrid.

Kế hoạch được lập nên nhằm giữ nguyên tình hình hiện tại cho tới cuộc bầu cử tháng 12.

Trên giấy tờ, kế hoạch này rất rõ ràng, nhưng để áp dụng vào thực tế lại là một quy trình phức tạp, và nhận sự phản ứng từ những người vừa bầu độc lập.

Bất kì sự sử dụng vũ lực nào từ lực lượng an ninh cũng sẽ bị theo dõi sau những hành động của cảnh sát hôm bầu cử.

Nhiều hình ảnh đã ghi lại cảnh sát kéo lê cử tri khỏi các thùng phiếu và đánh đập họ bằng dùi cui.
Còn chỗ nào cho sự thỏa hiệp?

Hai phe đang ngày càng chia rẽ sau tuyên bố độc lập và sự thi hành luật trực tiếp.

Một hành động quan trọng chính phủ Tây Ban Nha vẫn có thể làm để xoa dịu những người theo chủ nghĩa dân tộc Catalonia là khôi phục một số thay đổi trong hiến pháp từ năm 2006 để tăng vị thế của Catalonia.

4 năm sau, những điều luật này bị bác bỏ theo yêu cầu của Đảng Nhân dân của ông Rajoy.

Ảnh hưởng lên nền kinh tế

Madrid có đòn bẩy kinh tế quyền lực, mặc dù Catalonia là một trong những khu vực giàu có nhất Tây Ban Nha.

Hơn 1600 công ty, bao gồm các ngân hàng Caixa và Sabadell và nhiều công ty lớn đã quyết định rời trụ sở khỏi Catalonia từ cuộc trưng cầu ý dân.

Catalonia chiếm khoảng 1/5 hiệu suất kinh tế của Tây Ban Nha nhưng Catalonia cũng là một con nợ lớn, với số tiền 52 tỷ euro, của chính phủ Tây Ban Nha.

Phản ứng của thế giới với Catalonia

Từ lâu những người ly khai đã cố gắng vận động ở nước ngoài cho việc thành lập quốc gia Catalonia. Và từ khi diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, họ đã kêu gọi can thiệp quốc tế.

Nghị viện Catalonia kêu gọi EU "can thiệp nhằm chống lại sự vi phạm quyền công dân và chính trị" của chính phủ Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, EU và các quốc gia thành viên, cùng Mỹ, đều nói rõ rằng đây là cuộc khủng hoảng nội bộ của Tây Ban Nha.

"Catalonia là một phần của Tây Ban Nha, và Mỹ ủng hộ hiến pháp của chính phủ Tây Ban Nha nhằm giữ đất nước ổn định và thống nhất," bộ ngoại giao Mỹ nói.

Rất khó để bất kì khu vực nào có thể giành độc lập dưới luật quốc tế.

Kosovo rơi vào trường hợp này khi tách khỏi Serbia, mặc dù Kosovo có lý lẽ mạnh dựa theo vấn đề nhân quyền, có ủng hộ của Nato và nhiều nước trong EU, nhưng chính Tây Ban Nha lại không ủng hộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét