Nếu nói những thảm họa mà Formosa Hà Tĩnh đã gây ra là thiệt hại cho cả đất nước về kinh tế thì sự ảnh hưởng của Formosa lên luật pháp trên khía cạnh chính trị thì Formosa Hà Tĩnh là một đế chế chi phối chế độ chứ không còn thuần túy là một doanh nghiệp được ưu ái đặc biệt.”
Thông tin Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên & Môi trường sửa qui chuẩn quốc gia Việt Nam để cho phép Formosa tiếp tục nâng công suất và duy trì hành động xả thải gây ô nhiễm môi trường đang làm nóng lên một dư luận mới về doanh nghiệp nước ngoài đầy tai tiếng sau vụ đầu độc môi trường biển năm 2015.
Nhìn trên khía cạnh pháp lý. Đây là lần thứ 3, để bảo vệ Formosa Hà Tĩnh, chính quyền bỏ qua 4 luật.
- Lần thứ 1: Ngay khi mới tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Formosa đã là trường hợp “đặc biệt” khi nằm ngoài Luật Đầu tư nước ngoài ( tại thời điểm đăng ký đầu tư). Lần xé luật này, Formosa Hà Tĩnh là một doanh nghiệp đầu tư tiến hành đầu tư với qui mô, công nghệ khác với nội dung dự án đầu tư ban đầu nhưng vẫn được chấp nhận, thay đổi công nghệ bằng công nghệ lạc hậu mà thế giới đang loại bỏ nhưng không hề bị xử lý, thu hồi giấy phép đầu tư mà luật đã qui định.Chưa nói các ưu đãi vượt bậc mà chỉ riêng Formosa mới có.
- Lần thứ 2: Sau vụ ô nhiễm môi trường biển ở mức tầm cỡ thế giới nhưng chính quyền cùng lúc xé hai Luật là Luật Khiếu nại tố cáo; Luật dân sự khi loại nạn nhân vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa khỏi tiến trình khiếu nại, tố cáo Formosa. Không thụ lý, giải quyết đơn kiện của ngư dân, bất chấp phản ứng của người dân cả nước. Bỏ qua Luật dân sự khi tự đứng ra thỏa thuận mức bồi thường mà không cần ý kiến của nạn nhân trực tiếp và cả không cần một thống kê, đánh giá mức thiệt hại một cách minh bạch.
- Lần thứ 3: Chính việc Tổng cục môi trường sửa qui chuẩn xả thải để mở đường cho Formosa nâng công suất hoạt động. Formosa Hà Tĩnh tiếp tục được chính quyền xé bỏ Luật môi trường bằng cách sửa Tiêu chuẩn khí thải 2013 và nâng qui chuẩn tham chiếu oxy từ 7% lên 15%. Mặc dù Tiêu chuẩn khí thải 2013 là một bộ tiêu chuẩn 2013 không chỉ là một thành phần quan trọng trong Luật môi trường Việt Nam mà nó còn liên quan các cam kết, thỏa thuận về môi trường của Việt Nam với quốc tế trong quá trình đàm phán gia nhập thị trường thế giới.
Điều đáng chú ý hơn trong động thái sửa luật vì Formosa của Tổng cục môi trường xảy ra ngay thời điểm Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh có văn bản tại công văn số 3384 ký ngày 6.11.2017 gửi Bộ TNMT đề nghị xem xét, chỉ đạo việc Formosa Hà Tĩnh đang xả khí thải vượt ngưỡng QCVN 51:2013. Về công văn báo cáo của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Tĩnh, tuy dẫn chiếu “kết quả quan trắc khí thải hàng ngày tại Dự án Formosa Hà Tĩnh của Viện Công nghệ Môi trường trong năm 2017 cho thấy thông số SO2 và NOx liên tục vượt quy chuẩn quốc gia về khí thải: Ngày 2.7 vượt 1,07 lần; ngày 24.7 vượt 2,47 lần; ngày 26.7 vượt 2,13 lần; ngày 23.8 vượt 1,6 lần; ngày 21.8 vượt 1,59 lần; ngày 23.9 vượt 1,71 lần; ngày 26.9 vượt 1,84 lần; ngày 27.10 vượt 2,03 lần..” nhưng cũng kèm theo một bảng tính toán mức độ ô nhiễm qui chiếu cho hai mức tham chiếu oxy là 7% và 15%. Từ đó rút ra kết luận nếu theo mức 15% thì mức xả thải của Formosa “nằm trong qui định” (!?).
Báo cáo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh |
Để “hợp thức hóa” việc điều chỉnh mức xả thải cho Formosa. Bộ Tài nguyên & Môi trường còn đưa ra một qui định vòng vo đối với tiêu chuẩn khí thải ngành thép. Theo thông tin trên motthegioi.vn thì “Bộ TNMT đang giao Tổng cục Môi trường biên soạn một quy chuẩn kỷ thuật quốc gia mới (QCVN 51: 2017/BTNMT) về khí thải công nghiệp sản xuất thép, thay thế quy chuẩn của năm 2013 (QCVN 51:2013/BTNMT). Theo dự thảo quy chuẩn mới cơ bản giữ nguyên các thông số kỹ thuật về khí thải công nghiệp trong sản xuất thép, nhưng lại thay đổi hàm lượng oxy tham chiếu từ 7% (QCVN 51;2013) lên 15% (QCVN 51:2017). Dự thảo này có đoạn: “Hàm lượng oxy tham chiếu trong khí thải: Đối với các cơ sở sản xuất thép đầu tư mới: 7%, các cơ sở còn lại: 15%; kể từ ngày 1.1.2020, tất cả các cơ sở áp dụng giá trị 7%”. Biến Formosa từ đối tượng đang vi phạm thành trường hợp không phỉ chịu trách nhiệm do đã hợp thức hóa theo qui định mới (!)
Luật là văn bản pháp lý thể hiện chủ quyền, phạm vi chi phối hiện hữu của một chế độ trên một quốc gia. Việc xuất hiện một doanh nghiệp đứng ngoài cả luật, theo túng đến mức buộc chế độ sửa luật để đứng ngoài mọi trách nhiệm pháp lý như Formosa cho thấy một lợi ích nhóm không hề nhỏ nếu không nói là vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa cả tính chính danh của chế độ khi nó có thể chi phối cả luật.
Nếu nói những thảm họa mà Formosa Hà Tĩnh đã gây ra là thiệt hại cho cả đất nước về kinh tế thì sự ảnh hưởng của Formosa lên luật pháp trên khía cạnh chính trị thì Formosa Hà Tĩnh là một đế chế chi phối chế độ chứ không còn thuần túy là một doanh nghiệp được ưu ái đặc biệt.
Ai đứng sau Formosa ? Các lãnh đạo cao nhất của chế độ có đánh giá những gì xung quanh Formosa Hà Tĩnh công khai như vậy là những chỉ dấu bất thường trên khía cạnh quyền lực thể chế là luật pháp?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét