Sau khi bị cách chức Bí thư Thành
ủy Đà Nẵng cũng như mất luôn ghế ủy viên trung ương vào đầu tháng 10, 2017 vừa
qua, “thái tử đảng” Nguyễn Xuân Anh tưởng chừng như được yên thân với bản án mà
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xoa tay tự khen: “vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn”.
Nhưng ngón đòn của ông Trọng chưa dễ dàng dừng lại ở đó. Thâm ý của ông ta nằm
trong 3 chữ “chỉnh đốn đảng” mà lâu nay nhiều đảng viên coi như một trò hề vô vọng
nhưng lại là chuyện mà ông quyết tâm theo đuổi trong nhiệm kỳ 2 này.
Chưa đầy 2 tháng sau khi lột chức
Trung ương đảng của Nguyễn Xuân Anh, ngày 24 tháng 11 trong một phiên họp mang
tính thủ tục, Hội đồng Nhân dân TP Đà Nẵng đã “nhất trí” bỏ phiếu bãi nhiệm chức
vụ chủ tịch và đại biểu HĐND của Nguyễn Xuân Anh. Như vậy, con đường hoạn lộ của
kẻ từng được ca tụng là hạt giống đỏ của đảng hoàn toàn bị cắt đứt, bất kể những
hy vọng vào thân thế “nguyên ủy viên bộ chính trị của người cha là ông Nguyễn
Văn Chi.
Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và ông
Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: Vietnamnet.
Nếu so sánh với vụ kỷ luật Đinh
La Thăng hồi tháng 5, 2017, người ta thấy có nhiều cái khác nhau lý thú. Cho dù
ông Thăng bị mất ghế Bí Thư thành ủy Thành Hồ và mất luôn Ủy viên Bộ Chính trị
nhưng Đinh La Thăng vẫn còn nằm trong Trung ương Đảng và giữ được chiếc ghế đại
biểu quốc hội.
Ông Thăng còn được ân huệ “phân
công” làm phó trưởng ban kinh tế trung ương, một chức vụ tuy hữu danh vô thực
nhưng cũng gọi là có chức. Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Anh thì bị lột sạch, mất
hết tất cả từ đầu đến chân. Nói cách khác là trắng tay, từ một bí thư thành ủy
đầy uy quyền bỗng chốc phải “phấn đấu” làm lại từ đầu trong thân phận đầy tì vết
của một đảng viên quèn tại Đà Nẵng.
Thật là trớ trêu và cay đắng cho
con trai của “công thần” Nguyễn Văn Chi, một nhân vật cũng đã từng là ủy viên Bộ
chính trị và Trưởng ban Kiểm tra Trung ương đảng của khóa XI (2006-2016). Nhưng
lại càng trớ trêu hơn nữa là Nguyễn Xuân Anh bị mất hết chức vụ trong khi người
phó bí thư đồng thời là chủ tịch Ủy ban Nhân dân Huỳnh Đức Thơ lại chỉ bị đảng
cảnh cáo nhẹ nhàng. Ông Thơ còn được giữ nguyên chức vụ chủ tịch thành phố, mọi
lỗi lầm trước đó coi như xí xóa.
Phải chăng đòn cay đắng mà Nguyễn
Xuân Anh nhận được chính là do phe Huỳnh Đức Thơ mạnh hơn trong cuộc đấu tranh
giành giựt quyền lợi kinh tế trong nội bộ Đà Nẵng. Do quá tự tin vào thế lực của
mình mà Nguyễn Xuân Anh bị phe Huỳnh Đức Thơ gài độ cho vào tròng và bị thua đậm
trong ván bài quyền lực.
Qua diễn biến này, ta có thể nhìn
lại những sự thật bị che giấu dưới bức màn đoàn kết tốt đẹp trong đảng mà lúc
nào những tay đầu sỏ cũng hô hào nhưng sẵn sàng phá vỡ bằng những cuộc đấu đá
không nương tay.
Thứ nhất, nhìn sâu hơn, ai cũng
thấy quả thật thế lực của Ủy viên Bộ chính trị hồi hưu Nguyễn Văn Chi không mạnh
bằng thế lực của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đó là do ông Dũng được chống
lưng bởi một hệ thống tay chân ở Miền Nam mà chính ông Dũng gầy dựng trong 20
năm làm việc trong bộ máy chính phủ (1996-2016). Do đó mà Đinh La Thăng dù đã
tung hoành và gây ra biết bao thiệt hại tài chánh từ thời còn là lãnh đạo Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam, vẫn có thể trụ lại trong đảng trong khi Nguyễn Xuân Anh
lại trắng tay. Chưa đụng được Đinh La Thăng nhưng ông Trọng qua Ủy ban Kiểm tra
Trung ương muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình vẫn còn đầy uy quyền khi ra
tay triệt hạ con trai Nguyễn Văn Chi.
Thứ hai, qua sự kiện đấu đá này,
không ai khác hơn Huỳnh Đức Thơ là đầu mối chính đã chỉ đạo đàn em gài bẫy để hạ
bệ Nguyễn Xuân Anh. Nhưng vì Xuân Anh quá non nghề, lại háo thắng và tự kiêu
nên bị lãnh đủ mọi chuyện bê bối của Đà Nẵng. Nhìn xa hơn, Nguyễn Xuân Anh
chính là nạn nhân của vụ tranh chấp giữa nhóm Nguyễn Văn Chi, bố Nguyễn Xuân
Anh với nhóm Huỳnh Đức Thơ trong việc ăn chia quyền lợi các dự án đất đai mà nổi
bật nhất là dự án lấn biển và bán đảo Sơn Trà.
Các đại biểu biểu quyết bãi nhiệm
chức Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Xuân Anh. Ảnh: zing.vn
Thứ ba, cuộc chiến mà cuối cùng
Nguyễn Xuân Anh thân bại danh liệt nói cho cùng chính là sự tranh giành quyền lực
giữa các phe nhóm tại Đà Nẵng sau khi Nguyễn Bá Thanh từ trần. Di sản của Nguyễn
Bá Thanh để lại không có gì khác hơn là những lời ca tụng hào nhoáng và những
tha hóa quyền lực của một ông vua cộng sản địa phương mà những người đi sau như
Thơ và Anh thừa hưởng. Cũng không thể không nói tới vai trò chỉ đạo của Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng, dùng kỷ luật đảng để thanh lọc hàng ngũ không thuộc phe cánh
mình một cách lộ liễu. Hay nói cách khác, đây chính là sự nhúng tay của ông Trọng
tìm cách triệt hạ Xuân Anh, dằn mặt nhóm ông Nguyễn Văn Chi, trước khi có thể đụng
tới cha con bí thư tỉnh ủy Rạch Giá.
Nói tóm lại, vụ án Nguyễn Xuân
Anh là điển hình của vụ tranh chấp quyền lực tại địa phương và phe nào có chỗ dựa
lưng ở Trung ương mà cụ thể là có sự bao che của Ban bí thư sẽ chiếm thế thượng
phong. Huỳnh Ngọc Thơ chính là con bài của ông Trọng dùng để triệt hạ thế lực của
nguyên uỷ viên bộ chính trị Nguyễn Văn Chi, từng được coi là đồng minh của Nguyễn
Tấn Dũng trước đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét