Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 3)



Mời đọc lại: Lời nói đầu  —  Phần 1 và Phần 2
  1. Lĩnh vực thuế, phí, vật giá
* Hoang ngôn: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào”.
* Tác giả: Ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải từ năm 2011 – 2016.
* Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 04/04/2012.
Trích đoạn nội dung:
Chiều tối 3-4, sau cuộc họp thường kỳ tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã dành cho báo chí hơn 1 giờ để ‘nói cho rõ hơn’ về các loại phí mà cơ quan này đề xuất thu của người dân đi ô tô, xe máy. Ông Thăng cho rằng: ‘Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào’ (!?)...”

* Các bình luận:
– Thấy tự… trào rồi… trào nước mắt uất nghẹn chứ chẳng có tự hào.
– Đóng, đóng nữa, đóng mãi…
– Các ông rất hiểu lòng yêu nước của dân, nên xây hàng hàng trạm thu phí ở khắp nơi
– Không đóng là không yêu nước, sẽ bị gì đây? bị làm khó là chắc rồi
* Hoang Ngôn: “Tuy nhiên, đó chỉ mới là đề nghị của Quỹ bảo trì đường bộ, còn nghị định của Chính phủ vẫn đang có hiệu lực. HĐND và chính quyền các cấp phải tổ chức thực hiện theo nghị định này”.
* Tác giả: Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – chủ tịch HDND TP HCM
* Nguồn: Báo điện tử VnExpress, ngày 28/07/2015
* Trích đoạn nội dung:
Trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp HĐND TP HCM khai mạc sáng 28/7, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cho biết khi đi tiếp xúc cử tri, một số bà con có hỏi thành phố sẽ thu hay không thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Nhiều đại biểu HĐND TP cũng đặt vấn đề là Nghị quyết của HĐND TP về việc thu loại phí này đã có rồi, bây giờ thực hiện như thế nào để đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn.  
Thường trực HĐND TP đã thảo luận về vấn đề này. Theo đó, Nghị định 18 của Chính phủ về việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đang còn hiệu lực. Dù gần đây Quỹ bảo trì đường bộ trung ương đã có văn bản xin Thủ tướng cho tạm dừng thu loại phí này từ ngày 1/1/2016 và giao cho Bộ Giao thông cùng các bộ, ngành liên quan sửa đổi một số nội dung của Nghị định 18 theo hướng bỏ khoản phí.
Tuy nhiên, đó chỉ mới là đề nghị của Quỹ bảo trì đường bộ, còn nghị định của Chính phủ vẫn đang có hiệu lực. HĐND và chính quyền các cấp phải tổ chức thực hiện theo nghị định này. Đó là quy định của pháp luật. Tại kỳ họp này, HĐND sẽ nghe các đại biểu phản ánh ý kiến của cử tri, nhưng tinh thần là thành phố vẫn tiếp tục thực hiện nghị định 18″, bà Tâm khẳng định…
* Các bình luận:
– Đúng với tên Quyết Tâm, bằng mọi giá thu phí của dân. Dù đã có văn bản xin bỏ phí này.
– Cử tri là cái gì đối với thị Quyết Tâm?
– Luật cũng chả là cái gì cả. Sau luật muốn ra cái gì thì ra, nào chỉ thị, nào nghị định, nào nghị quyết, nào văn bản,… Tất cả là để móc túi dân.
* Hoang ngôn hình ảnh:


Ảnh: internet

* Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
* Nguồn: Ảnh trên internet
* Các bình luận:
– Đảng rất giỏi, rất tài tình, sao đảng không tự làm tự nuôi bản thân mà phải cần tới dân đóng thuế?
– Đảng ăn bám dân chúng.
– Trăm thứ thuế, trăm thứ phí, rồi còn “đẻ” thêm lệ phí, còn gấp mấy thời thuộc Pháp. Thông kê sơ sơ đây: “Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có ít nhất 1.800 loại phí và lệ phí. Đó là chưa kể các loại quỹ bị “túm” vào phí càng tạo thêm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp…” (Phí và lệ phí: Đếm không xuể! – Nguồn: Báo Người Lao Động Online, ngày 14/11/2015). Chưa có nước nào như vậy, dân ta làm sao mà sống nổi.
* Hoang ngôn: “Sao không hỏi người dân mua ôtô thì lấy tiền ở đâu? Đường sá xấu thế này, chỉ đòi hỏi đóng số tiền vài triệu để bảo trì đừng, đã kêu ầm lên”. 
* Tác giả: Ông Phạm Quang Nghị – Bí thư thành ủy Hà Nội
* Nguồn: báo Kiến Thức, ngày 27/03/2012
* Các bình luận:
– Không hợp lý thì kêu ầm là phải. Lo làm ăn đầu tắt mặt tối, rảnh rỗi đâu mà kêu khơi khơi hả ông?
– Thưa ông bí thư, dân kêu trời không thấu chứ nào dám kêu ầm với mấy ông.
– Sao ông không hỏi lại, đường sá xấu thế sao lại thu phí?
– Ngoài một số người dư dả, những người nghèo vay mượn mua xe để làm phương tiện vận chuyển, chạy taxi,… để kiếm cơm, nuôi sống gia đình 3 bữa đó ông à.
* Hoang ngôn: “Nguyên nhân là do giá xăng dầu của VN thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN”.
* Tác giả: Ông Phạm Đình Thi – vụ trưởng vụ Chính sách thuế, bộ Tài chính
* Nguồn: Báo Tuổi Trẻ Online, ngày 11/04/2017
Nội dung:
Trả lời câu hỏi của báo giới về căn cứ đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1 của Bộ Tài chính tổ chức ngày 10-4, ông Phạm Đình Thi, vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính, cho biết nguyên nhân là do giá xăng dầu của VN thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN.  
Chẳng hạn, giá xăng RON 92 của VN ngày 10-4 là 17.230 đồng/lít, thấp hơn 3.375 đồng/lít so với giá bán loại xăng này tại Philippines, thấp hơn 2.800 đồng/lít so với Campuchia và thấp hơn 4.800 đồng/lít so với Lào…
Ngoài ra, theo ông Thi, tỉ lệ thuế trên giá cơ sở xăng dầu của VN đang ở mức thấp như xăng 37,24%, dầu diesel là 21,14% và mazut 18,4%, trong khi tỉ lệ này tại Hàn Quốc là 70%, Campuchia 40% và Lào 56%. VN cũng đang thực hiện 11 hiệp định thương mại tự do, trong đó có cam kết phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu.”
Trên cơ sở tính toán các yếu tố trên, Bộ Tài chính đề nghị tăng khung mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 1.000-4.000 đồng/lít lên 3.000-8.000 đồng/lít. Nhưng đây chỉ là khung chứ không phải là mức áp dụng ngay. Còn mức áp dụng cụ thể sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định, căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ số lạm phát…” – ông Thi nói.”
* Các bình luận:
– Trăm dâu đổ đầu tằm, dân lại khổ nữa. Xăng tăng kéo theo hàng loạt thứ khác tăng, tăng…
– Sao lương không tăng cho bằng các nước? sao không lấy mốc so sánh này: “Dựa trên bảng xếp hạng mới nhất về giá xăng toàn cầu của trang Bloomberg với các tiêu chí là giá bán lẻ xăng RON-95, giá xăng so với thu nhập bình quân và mức chi tiêu mua xăng hàng tháng thì theo tính toán, giá xăng của Việt Nam đang rất đắt so với thế giới.
Cụ thể, giá xăng RON-95 của Việt Nam hiện tại 16.000 đồng/lít cho vùng 1, tương đương với khoảng 0,72 USD, so với các nước như: Thái Lan (0,91 USD), Trung Quốc (0,97 USD), Mỹ (0,68 USD), Đức (1,145 USD) và Hongkong – quốc gia có giá xăng đắt nhất hiện nay (1,88 USD), thì mức giá của Việt Nam tương đối thấp.  
Tuy nhiên khi tính theo GDP/người/ngày thì giá xăng của Việt Nam lại được xem là đắt nhất thế giới.
Cụ thể, GDP của Việt Nam hiện là 1.879 nghìn tỉ đồng, trong khi dân số là 92,7 triệu người. Như vậy, thu nhập bình quân mỗi ngày của người dân là khoảng 111.000 đồng, và giá một lít xăng hiện nay tương ứng với khoảng 14,5% mức thu nhập này.  
So với các nước như: Thái Lan (5,77%), Trung Quốc (4,45%), Singapore (0,91%)…giá xăng đang chiếm rất lớn trong thu nhập của người dân và được xem là rất đắt. So với thế giới, giá xăng của Việt Nam chỉ theo sau Ấn Độ với 21,19% và Pakistan với 14,98%. Hai quốc gia có giá xăng chiếm rất cao trong thu nhập, cao nhất nhì thế giới…” (Giá Xăng Việt Nam rất đắt đỏ so với thế giới – Nguồn: Báo điện tử Một Thế Giới, ngày 24/07/2016)
– Các mặt hàng khác giá trên trời so với thế giới sao không giảm?
– Xăng có tăng có giảm. Nhưng giảm thì nhỏ giọt mà tăng thì như trèo thang cứu hỏa. Tăng như vầy đây:


Ảnh: internet

– Giận cá chém thớt, thuế nhập khẩu giảm thì tăng thuế môi trường? Mà tận thu là chính chứ sử dụng có đúng mục đích gì đâu, không áp đặt được đâu thì vào môi trường đang “nóng bỏng vậy”. Đây này: “Chiều 10.4, tại cuộc họp báo quý I.2017, đại diện Bộ Tài chính cho biết, dự kiến sẽ nâng khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu lên mức từ 3.000-8.000 đồng/lít. Giải thích việc tăng thuế có chi đúng mục đích là bảo vệ môi trường hay không, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, thuế BVMT thu theo Luật Ngân sách Nhà nước và thực hiện chi theo Luật Ngân sách Nhà nước chứ không nói là thu thuế BVMT chỉ dùng để chi cho BVMT.” (theo báo mạng Lao Động, ngày 10/04/2017) – So sánh giá xăng và giá thu nhập.
* Hoang ngôn: “Không nên hỏi rất nhạy cảm, tác động đến xã hội”
* Tác giả: Ông Vũ Văn Ninh – Bộ trưởng Bộ Tài Chính
* Nguồn: Trang thông tin điện tử TP Vinh, ngày 25/07/2008
* Trích đoạn nội dung:
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh trả lời như vậy trước câu hỏi “Tác động của tăng giá xăng lần này đến chỉ số giá tiêu dùng?” (VTC News, 21/7) Đúng như vậy, nhiều người dân đã bị “sốc” khi hay tin giá xăng tăng lên 19.000 đồng/ lít. Nếu tâm lý người dân không được bình ổn thì rất có thể sẽ gây ra những tác động trái chiều, bất lợi. Vấn đề lúc này là nhìn sâu vào thực tế và bình tĩnh để tìm cách tháo gỡ, cùng vượt qua…”
* Các bình luận:
– Cấm hỏi, bí mất quốc gia nhé.
– Nhạy cảm lắm, bà con bàn tán, xầm xì với nhau thôi.
* Hoang ngôn: “Cứ tăng giá là phản ứng thì đất nước không phát triển được”. 
* Tác giả: ông Bùi Quang Vinh – bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư
* Nguồn: VnEconomy, ngày 11/10/2013
* Trích đoạn nội dung:
“Bộ trưởng Vinh cũng nhấn mạnh “vấn đề chính là xã hội hóa cần được tính toán chỗ nào nên chỗ nào không nhưng cứ xã hội hóa là ta không đồng ý. Ví dụ giáo dục mầm non trước đây tư thục rất nhiều, đùng cái lại quay lại bao cấp gần như toàn bộ, cái đó chưa phải là đúng. Cho nên đây là cái ngập ngừng, chúng ta bao cấp còn nặng nề. Cứ tăng giá là phản ứng thì chắc chắn đất nước không phát triển được”…”
* Các bình luận:
– Bao cấp không tăng giá? Trường mầm non giữ mãi một giá, không tăng phí?
– Cứ tăng giá là đất nước phát triển thôi (!)
– Đừng phản ứng gì nghe bà con, mà hãy tự hào và hạnh phúc khi vật giá tăng dù… đói nhăn răng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét