Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Đề xuất cải tiến chữ Việt 'gây tranh cãi mạnh'

Quốc Phương - BBC Tiếng Việt


Giáo dục Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Image captionĐề xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt của PGS. TS Bùi Hiền đang gây xôn xao dư luận Việt Nam, trong đó có thể có quan ngại gây 'hoang mang, xáo trộn', theo ý kiến nhà bình luận.

Một đề xuất về cải cách tiếng Việt hiện đại gây tranh cãi ở Việt Nam vì đã 'đi quá xa' với hiện trạng của chữ quốc ngữ, theo một nhà nghiên cứu ngữ học và Việt ngữ từ Anh quốc.
Bình luận với BBC Tiếng Việt hôm 26/11/2017 về đề xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt do một chuyên gia, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông đưa ra trong một hội thảo ngữ học ở Việt Nam gần đây, nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Kiên từ London nói:
"Những đề xuất như vậy đi quá xa với tình hình của chữ Quốc ngữ, mà chữ Quốc ngữ đã là một hệ thống chữ viết ký âm, tức là cố gắng lột tả được cách nói của người Việt, mặc dù nó là một hệ thống không hoàn chỉnh đâu, nhưng tương đối ở thế kỷ 16, 17, nó là một kết quả sáng tạo rất cao của những người sáng chế ra chữ Quốc ngữ.
"Thứ hai, phải có những người chuyên ngôn trong ngành ngôn ngữ họp bàn, rồi vận động dư luận, rồi đi đến đề xuất. Thứ ba, phải có một kế hoạch lâu dài trong đó toàn bộ nhà nước, hệ thống truyền thông, sách báo và nhà trường có những hoạt động đồng bộ để có thể tạo ra những thay đổi.""Cho đến bây giờ, đất nước độc lập, tự chủ, nếu chúng ta (Việt Nam) muốn có những sửa đổi để hoàn chỉnh một hệ thống chữ viết do người nước ngoài giúp tạo ra, thì cần phải có thứ nhất, yếu tố thời gian chuẩn bị dư luận.

Xôn xao có lý do



PGS. TS. Bùi HiềnBản quyền hình ảnhVIED
Image captionPGS. TS. Bùi Hiền là tác giả của đề xuất cải cách đang là một tâm điểm trong dư luận ở Việt Nam.

Theo nhà chuyên môn từ London, có lý do đằng sau việc dư luận Việt Nam xôn xao trước đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền, ông Đoàn Xuân Kiên nói tiếp:
"Còn những đề xuất cá nhân, sáng tạo cá nhân sẽ làm cho dư luận, công luận thêm hoang mang chứ không có lợi gì cả, quyển sách Kỷ yếu Hội nghị in ra, trong đó có bài của Phó Giáo sư Bùi Hiền, dư luận có vẻ xôn xao là bởi vì thấy như vậy ghê quá.
"Có một sự đảo lộn kinh hoàng trong thực tế nói năng và viết lách của tiếng Việt hiện nay, cho nên không lạ gì sự hoang mang của công luận là đúng, là phải chăng, và chúng ta - nhà nước (Việt Nam) cũng như cơ quan thông tấn cần có những nỗ lực để giải tỏa những hoang mang đó."
"Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được."Hôm Chủ nhật, báo mạng Infornet.vn dẫn ý kiến của một nhà ngôn ngữ học từ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Tổng thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam và đương kim Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bình luận đề xuất cải cách của PGS Bùi Hiền:
PGS. TS. Bùi Hiền được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho rằng học sinh học theo hệ thống cũ sẽ học tiếng Việt chậm hơn so với các em học theo hệ thống cải tiến do ông đề xuất; bên cạnh đó, thời gian viết lách, soạn thảo, in ấn, xuất bản sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đưa ra nhận xét có tính phản biện, vẫn theo Infonet hôm 26/11:
"Tôi không biết PGS.TS Bùi Hiền đã thực nghiệm dạy đối chứng hai thứ chữ ở đâu để rút ra những kết luận này. Nhưng tôi ngờ rằng cả người dạy học, người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ phải loay hoay, mất thời gian hơn với thứ chữ cải tiến này.
"Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu người lao động phải học lại từ đầu, hàng chục triệu tài liệu phải in lại, như vậy thì sẽ tốn giấy mực và thời gian hơn nhiều."


Tiếng ViệtBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionMạng xã hội tuần cuối cùng của tháng 11/2017 tràn ngập các hình ảnh về sáng kiến cải tiến mà trên đây là một 'ví dụ' về văn bản dùng chữ cải cách theo đề xuất mới.

Thống nhất ý kiến

Khi được đề nghị bình luận về ý kiến trên của Giáo sư Thuyết, nhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên nói:
"Tôi thống nhất ý kiến với Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết là bởi vì tôi cho rằng bất kỳ cuộc vận động xã hội nào cũng cần có một hoạt động đồng bộ như tôi đã nói, mà đồng bộ đây là nhà nước, thông tấn - báo chí - sách vở và thứ ba là nhà trường.
Trong đề xuất cải tiến của mình, theo truyền thông Việt Nam, ông Bùi Hiền cho biết:"Đấy là một sự vận động xã hội lớn lao chứ không đơn giản, thứ hai nữa, bất cứ một cuộc vận động nào cũng đòi hỏi thời gian, nếu Giáo sư Bùi Hiền đưa ra những con số thống kê như vậy thì tôi cũng như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có phần ngờ rằng sự thu thập dữ liệu thống kê như thế chưa thỏa đáng."
"Nếu cho học sinh chưa biết chữ, chúng ta thử chia hai lớp học. Một lớp cho học chữ hiện hành, còn một lớp học chữ theo đề xuất của tôi thì tôi tin lớp học chữ hiện hành sẽ học chậm hơn. Tôi đã làm phép tính, nếu viết chữ theo đề xuất của tôi sẽ có thể tiết kiệm thời gian, sức lực cũng như vật tư khoảng 8%.
"Cũng theo phép tính đó, nếu một đơn vị phát hành sách một năm tiêu tốn hết 100 tấn giấy thì với cách viết chữ cải tiến này, một năm có thể tiết kiệm được 8 tấn giấy, thời gian và công sức đánh máy cũng theo đó mà giảm được 8%".
Báo Dân trí, thuộc Hội Khuyến học Việt Nam, hôm 25/11 trích dẫn đề xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt của tác giả Bùi Hiền, cho hay trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư.


Giáo dục Việt NamBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP
Image captionĐề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu học sinh và người lao động phải học lại từ đầu, theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết

Những bất hợp lý theo tác giả của bản đề xuất là: "Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Ví dụ C - Q - K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr - Ch (tra, cha), S - X (sa, xa)... Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…)"

Phương án tối ưu

Báo Dân Trí tiếp tục trích dẫn quan điểm của PGS. TS. Bùi Hiền cho rằng:
Từ đó, theo tờ báo mạng của Việt Nam, ông Bùi Hiền đã kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương án tối ưu trình nhà nước:"Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này mang lại".
"Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn 6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
"Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng kí tự ghép n' để biểu đạt," theo báo Dân trí.


Nhà ngữ học Đoàn Xuân KiênBản quyền hình ảnhBBC TIẾNG VIỆT
Image captionNhà ngữ học Đoàn Xuân Kiên từ London, Anh quốc bình luận về đề xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt với BBC Việt ngữ hôm 26/11/2017.

Trên mạng xã hội cuối tuần này đã có nhiều ý kiến xoay quanh đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền, mà vài bình luận mà BBC Việt ngữ biết được đưa ra một số chia sẻ:
"Sáng tạo và tâm huyết là đáng trân trọng nhưng từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa và khó lường," một nhà giáo nữ giảng dạy Trung học Phổ thông từ Thành phố Hải Phòng viết trên trang mạng xã hội Facebook.
"Nay ông Tiến sỹ - Giáo sư này "sáng tạo" cách viết mới có mục đích gì, tiện lợi ra làm sao tôi chưa rõ lắm. (Hình như "tiết kiệm được khoảng 7 mẫu tự)," một nhà giáo đã hồi hưu từ Nha Trang cũng trên mạng này đưa bình luận.
"Tuy nhiên ngày nay thì nó đã định hình sau thời Tự lực văn đoàn rồi, viết Quốc ngữ và học chữ ấy như hiện giờ đã ổn thì có cần thay đổi chăng? Mà thay đổi thì có lợi gì trong thực tế?" Nó hoàn toàn không có mục đích giống như cụ Vĩnh (nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh) cổ vũ vì lối viết Telex sẽ tiện cho việc xếp chữ vì lẽ chữ đúc để sắp in quốc ngữ có quá nhiều dấu phụ tạo ra khó và nhiêu khê trong sửa chữa, khi đánh điện tín thì không thể chuyển đi.
"Thử nhìn sang các nước Đông Nam Á mà coi, có nơi đâu mà sự "tích hợp" chữ viết với hiện đại nhanh và tiện hơn mình không?
"Tôi không chê ông ấy nhưng tôi thấy cần giải trình cái lối viết đó tiện lợi hơn lối truyền thống chỗ nào và mục đích gì. Vậy thôi!," nhà giáo hồi hưu từ Nhà Trang nêu nhận xét.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét