Đây là chuyến đi nước ngoài dài nhất từ khi
ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ-Getty Images
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du chính thức đầu
tiên tới châu Á, qua Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Nhà Trắng đã nhấn mạnh đây là chuyến đi nước ngoài dài nhất
từ khi ông Donald Trump làm tổng thống Mỹ, và cũng là chuyến thăm châu Á dài nhất
của một tổng thống Mỹ sau hơn 25 năm.
Nhà Trắng nói ông Trump có ba mục tiêu:
- Củng cố nỗ lực quốc
tế để bãi bỏ chương trình hạt nhân của Bắc Hàn
- Thúc đẩy khu vực Ấn
Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở
- Giúp Hoa Kỳ phồn
thịnh nhờ thương mại công bằng
Chuyến đi bắt đầu với bóng dáng của Triều Tiên
Ông Trump sẽ bắt đầu chuyến đi với hai người bạn châu Á thân
nhất của Washington: Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhưng Triều Tiên lại là nội dung sẽ được thảo luận. Bình Nhưỡng
đã phóng hai tên lửa qua Nhật Bản và thực hiện vụ thử hạt nhân thứ 6, cũng là vụ
thử lớn nhất.
Mặc dù đã có những lệnh cấm vận gay gắt hơn, lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong-un vẫn không cho thấy bất kì biểu hiện làm chậm lại tiến trình
phát triển vũ khí. Giới quan sát đặt dấu hỏi về việc liệu chuyến đi này có thúc
đẩy Bình Nhưỡng làm điều gì thiếu suy nghĩ.
Nhưng nếu các lãnh đạo đều bàn về việc đối phó với Bắc Hàn,
sẽ khó có khả năng đi đến một sự nhất trí.
Dưới dây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này:
Trump có thể hỗ trợ bảo đảm an toàn như thế nào? Trong khi
người dân Nhật Bản đã tham gia diễn tập trú ẩn trong trường hợp có tấn công hạt
nhân, Tokyo có thể sẽ muốn biết liệu Mỹ có muốn hợp tác quân sự. Seoul, đang
trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu đối với người hàng xóm phương Bắc với hàng
pháo binh dọc biên giới, cũng sẽ muốn biết điều tương tự.
Trump có đăng bài trên Twitter khi đang ở rất gần với Bắc
Hàn? Sau khi Kim Jong-un đưa ra lời cảnh cáo chưa từng thấy với ông Trump,
Seoul sẽ muốn ông kiềm chế phát ngôn của mình và mở rộng các phương án đối thoại.
Bất kì lời đe dọa nào được đưa ra khi ông ở bên kia biên giới sẽ không đem lại
kết quả tốt đẹp.
Ông Trump liệu có thích bài hát nổi tiếng mạng xã hội Pen
Pineapple? Tại Tokyo, Tổng thống sẽ có lịch gặp danh hài Piko Taro, người hát
bài Pen-Pineapple-Apple-Pen nổi tiếng toàn cầu.
Còn cái bắt tay ngượng nghịu đó? Ông Trump và Thủ tướng Nhật
Bản Shinzo Abe được cho là có mối quan hệ thân thiết, nhưng điều này sẽ được
công chúng xem xét kĩ hơn sau cái bắt tay kéo dài 19 giây trong lần gặp gần nhất.
Điểm đến tiếp theo: Bắc Kinh
Trung Quốc là nhà hỗ trợ kinh tế chủ yếu của Triều Tiên và
ông Trump có khả năng sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ những cấm vận của mình.
Nhưng việc lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình mới tái đắc cử sau Đại hội Đảng Cộng
sản cho thấy sức mạnh của ông đã đạt tới mức chưa từng có, vì vậy có thể ông sẽ
không cần thỏa hiệp. Một số quan sát viên cho rằng sẽ có sự chuyển biến căn bản
trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng họ cũng sẽ theo sát xem có bất kì dấu hiệu nào
của sự chuyển dịch cán cân quyền lực thế giới. Trung Quốc đầu năm nay đã công bố
sẽ đẩy mạnh thực hiện sáng kiến "Vành đai và Con đường" năm 2013, xây
dựng một mạng lưới thương mại toàn cầu mà Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm. Dưới
đây là một số điều đáng lưu ý:
Ông Trump có khẳng định thế thống trị của quân đội Mỹ? Tranh
chấp tại biển Đông có thể đã lắng xuống trong vài tháng khi sự chú ý được dồn
vào Triều Tiên, dù vậy Trung Quốc vẫn đang tiếp tục mở rộng và phát triển tại
khu vực biển tranh chấp.
Ông có cứng rắn trong vấn đề thương mại? Ông Trump được biết
tới do những ác cảm với Trung Quốc qua những cáo buộc như đưa ra chính sách
thương mại thiếu công bằng, thao túng tiền tệ và tranh giành công việc với người
Mỹ. Ông vừa coi sự nhập siêu của Mỹ với Trung Quốc là "đáng xấu hổ",
nhưng thực tế ông có thể làm gì?
Mạng xã hội Trung Quốc có chế ảnh cuộc gặp mặt? Cư dân mạng
Trung Quốc được biết đến với những ảnh chế đầy sáng tạo (như ảnh chế Tập Cận
Bình và Barack Obama được ví với hình ảnh gấu Pooh và người bạn Tigger) Liệu lần
này họ có nhanh tay hơn chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc?
Tại thời điểm ông Trump tới Việt Nam và Philippines, chắc
chúng ta đã có thêm thông tin về việc Mỹ khẳng định vị thế của mình như thế nào
tại châu Á. Thương mại có thể sẽ là chìa khóa. Ông Trump đã rút khỏi Hiệp định
Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), làm vỡ mộng nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam, nước chủ nhà của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC) lần này.
Kể cả Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang lo ngại rằng Mỹ sẽ rút
khỏi hiệp ước thương mại tự do song phương với những nước này. Khẩu hiệu
"Nước Mỹ trước tiên!" của ông nhắm chủ yếu tới người dân trong nước
chứ không hiệu quả với các đối tác thương mại nước ngoài. Những câu hỏi được đặt
ra ở đây là:
Ông sẽ nói gì về vấn đề nhân quyền? Cả Việt Nam, nơi vừa tống
giam những blogger bất đồng quan điểm, và Philippines, nơi diễn ra cuộc chiến
ma túy gây tranh cãi, đều có hồ sơ nhân quyền nhiều vấn đề, nhưng liệu Trump có
nhắc đến việc này?
Chuyện gì sẽ xảy ra khi Trump gặp Duterte? Hai nhà lãnh đạo
thẳng tính nhất thế giới sẽ gặp nhau, vì vậy có thể sẽ có một cuộc đối thoại
nhiều màu sắc. Nhưng tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho thấy ông có thể
cũng sẽ ve vãn Trung Quốc như đối với Mỹ, nước đồng minh truyền thống của
Philippines.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét