Nhân viên chuẩn bị bục cho hai ứng cử viên tranh luận. (Hình: AP Photo/Julio Cortez)
Từ năm 1976 tới giờ, tổng cộng có 26 cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tranh chức tổng thống được trực tiếp truyền hình tại Hoa Kỳ và tiếp vận ở một số quốc gia (chưa kể được tiếp vận ở những căn cứ quân sự nước ngoài có binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng). Trong những cuộc tranh luận này, cử tri Hoa Kỳ luôn luôn chú ý tới những “điểm đặc biệt” mà các ứng cử viên thể hiện, để quyết định chọn ai là người lãnh đạo quốc gia. Những điểm quan trọng này có thể là chính sách đối nội hoặc đối ngoại, cũng có thể là quan điểm cá nhân của người đại diện cho đảng ra tranh chức tổng thống.
Từ năm 1976 tới giờ, tổng cộng có 26 cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên tranh chức tổng thống được trực tiếp truyền hình tại Hoa Kỳ và tiếp vận ở một số quốc gia (chưa kể được tiếp vận ở những căn cứ quân sự nước ngoài có binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng). Trong những cuộc tranh luận này, cử tri Hoa Kỳ luôn luôn chú ý tới những “điểm đặc biệt” mà các ứng cử viên thể hiện, để quyết định chọn ai là người lãnh đạo quốc gia. Những điểm quan trọng này có thể là chính sách đối nội hoặc đối ngoại, cũng có thể là quan điểm cá nhân của người đại diện cho đảng ra tranh chức tổng thống.
Trong khi chờ đợi những “điểm đặc biệt” của cuộc tranh luận
tối Thứ Hai giữa bà Hillary Clinton (Dân Chủ) và ông Donald Trump (Cộng Hòa),
xin được nhắc lại những “điểm đặc biệt” từng quyết định sự nghiệp của ứng cử
viên Dân Chủ hoặc Cộng Hòa qua các cuộc tranh luận diễn ra trong 40 năm qua:
-Ngày 6 Tháng Mười, 1976: Trước khi bước vào cuộc tranh luận
được tổ chức tại San Francisco, California, đương kim Tổng Thống Gerald Ford
thua ứng cử viên Dân Chủ với kinh nghiệm của một Jimmy Carter tới 30 điểm. Dàn
tham mưu của ông Ford tin tưởng kinh nghiệm của một chính trị gia lão luyện sẽ
giúp vị tổng thống Cộng Hòa vượt qua mọi khó khăn.
Rất tiếc, điều đó không xảy ra. Trả lời câu hỏi về ảnh hưởng
của Liên Sô với những nước chư hầu Đông Âu và những kế hoạch phải thực hiện để
đối phó với Moscow, Tổng Thống Ford nói “không hề có chuyện Liên Sô kiểm soát
Đông Âu” và “điều này sẽ không bao giờ xảy ra” khi ông lãnh đạo hành pháp.
Không những thế, Tổng Thống Ford còn đưa thí dụ “những quốc gia như Ba Lan là
những nước độc lập, tự chủ, chính phủ Hoa Kỳ không xem đó là những quốc gia bị
Liên Sô kiểm soát.”
Ngay sau khi cuộc tranh luận kết thúc, dàn tham mưu của ông
Ford biết rõ “không còn đường thắng,” dù vẫn cố gắng tìm cách chữa cháy. Kết quả,
ông Ford thất bại, ông Carter thành công với lập luận “nước Mỹ và thế giới cần
một nhà lãnh đạo hiểu rõ tình hình thế giới hơn.”
-Ngày 28 Tháng Mười, 1980: Sau bốn năm phải chịu đựng mức tiền
lời quá cao (lên tới 25%) và lạm phát gia tăng, cộng thêm với tình trạng xăng dầu
thiếu thốn (người dân phải đổ xăng theo ngày chẵn lẻ), quân đội thất bại khi mở
cuộc hành quân cứu những nhà ngoại giao bị chính phủ Hồi Giáo Iran bắt giữ làm
con tin, cử tri Hoa Kỳ một mặt “chán ngấy” chính phủ của Tổng Thống Jimmy
Carter, nhưng mặt khác lo âu, không biết có nên trao quyền lãnh đạo cho ứng cử
viên Cộng Hòa Ronald Reagan hay không. Lý do, dù làm thống đốc California hai
nhiệm kỳ, ông Reagan vẫn bị chê bai chỉ là một tài tử, không có kinh nghiệm để
điều hành quốc gia.
Ông Reagan thay đổi hẳn cục diện cuộc tranh cử khi đặt câu hỏi
ở cuộc tranh luận diễn ra tại Cleveland, Ohio, “hiện giờ, cuộc sống của các bạn
có khá hơn bốn năm trước đây không?” Chỉ với câu hỏi này, một tuần sau đó ông
Reagan thắng cử vẻ vang ở 44 tiểu bang, trở thành vị tổng thống thứ 40 của Hoa
Kỳ.
-Ngày 21 Tháng Mười, 1984: Sau cuộc tranh luận đầu tiên tại
Louisville, Kentucky, Tổng Thống Reagan thua điểm ứng cử viên Dân Chủ Walter
Mondale. Cử tri Hoa Kỳ nhìn thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo đã 73 tuổi, vừa già
nua vừa mệt mỏi, khó có thể tiếp tục lãnh đạo quốc gia trong bốn năm tới. Ngay
chính các cố vấn của ông Reagan cũng ngạc nhiên, không ngờ một người nổi tiếng
có tài ăn nói lại thất bại trước một đối thủ được kể chỉ ở mức trung bình.
Ông Reagan xóa bỏ hình ảnh đó trong cuộc tranh luận thứ nhì
diễn ra tại Kansas City, Missouri, mở đầu bằng câu “tôi sẽ không để tuổi tác trở
thành để tài cho cuộc tranh cử năm nay,” nhấn mạnh “tôi cũng chẳng muốn đem
chuyện tuổi tác ra bàn cãi, nhưng về mặt chính trị, đối thủ của tôi là một nhân
vật trẻ và không có kinh nghiệm.” Ông Reagan nhắc lại chỉ bốn năm trước đó
“chúng ta đã chọn một người trẻ, có sức lôi cuốn (ông Jimmy Carter), nhưng
không có kinh nghiệm điều hành quốc gia.”
-Ngày 13 Tháng Mười, 1988: Cuộc tranh luận diễn ra tại Los
Angeles, California, mở đầu bằng câu hỏi do nhà báo Bernard Shaw của CNN đặt ra
với ứng cử viên Dân Chủ Michael Dukakis “nếu vợ ông, bà Kitty Dukarkis bị hiếp
và giết chết, ông có nghĩ phải tuyên án tử hình đối với kẻ giết người hay
không?” Tức khắc ông thống đốc Massachusetts trả lời “không, tôi không. Anh
Bernard, anh biết suốt cuộc đời tôi, tôi luôn luôn chống đối án tử hình.”
Đến giờ, câu hỏi của nhà báo Bernard Shaw vẫn là đề tài được
tranh luận trong giới truyền thông cũng như giới quan sát bầu cử, vì câu hỏi
này có đúng với chức năng và quyền hạn của nhà báo hay không. Riêng với ứng cử
viên Cộng Hòa George H.W. Bush, câu hỏi “hóc búa” này giúp ông “bất chiến tự
nhiên thành” vì câu trả lời của ông Dukakis cho thấy ông là người trả lời máy
móc, không có tình cảm và không hiểu biết nhiều về chính sách đối nội.
-Ngày 15 Tháng Mười, 1992: Trong cuộc tranh luận tổ chức tại
Richmond, Virginia, theo thể thức người tham dự được đặt câu hỏi, một phụ nữ
nêu thắc mắc “chuyện quốc gia nợ nần ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của quý ứng
cử viên,” Tổng Thống George H.W. Bush gây ngạc nhiên khi nói “tôi không hiểu rõ
bà muốn nói gì,” trong khi ứng cử viên Dân Chủ Bill Clinton nhìn thẳng vào cử tọa,
cho hay “tôi thấu hiểu nỗi khổ của người dân.” Vẫn theo ông thống đốc Arkansas,
“ở tiểu bang của tôi, khi có người thất nghiệp, gần như chắc chắn tôi biết người
đó tên gì, khi có một cơ sở thương mại đóng cửa, tôi biết người chủ cơ sở đó là
ai.”
Sau câu trả lời của ông Bush và ông Clinton, mọi người đều
biết cuộc tranh cử kể như kết thúc. Ông Clinton được ủng hộ vì là người biết
cách “kết nối” với cử tri, biết chia sẻ nỗi buồn vui với người dân.
-Ngày 16 Tháng Mười, 2012: Sau thất bại ở cuộc tranh luận đầu
tiên (tại Denver, Colorado), dàn tham mưu của Tổng Thống Dân Chủ Barack Obama
nhất quyết bắt ông phải đổi chiến thuật, không được “mềm mỏng, nhân nhượng” với
đối thủ là cựu Thống Đốc Cộng Hòa Mitt Romney. Chuyện giới sinh hoạt chính trị
thủ đô Washington, DC vẫn thường kể lại là bà cố vấn tranh luận Karen Dunn dặn
dò “phải đánh thật mạnh ngay từ phút đầu tiên, không cho đối phương cơ hội ngồi
thở.” Trước khi Tổng Thống Obama bước ra sân khấu ở Long Island, New York, bà
Karen Dunn ghé vào tai, dặn dò “cách duy nhất để tái đắc cử là tối nay tổng thống
phải tung quả đấm, đấm cho ông (Mitt Romney) chảy máu mũi.”
Lời dặn dò này được ông Obama áp dụng “không sai một ly,”
ông cố vấn David Axelrod kể lại. Ngay từ phút đầu, ông Obama giời thiệu đối thủ
là “một ông Cộng Hòa làm giàu bằng sức lao động của người lao động trung lưu.”
Khi ông Romney chống đỡ bằng cách giải thích chính sách kinh tế năm điểm của
ông “giúp quốc gia phát triển,” ông Obama trả lời “chính sách năm điểm (của ông
Romney) thật sự chỉ có một điểm, điểm đó là dân giàu nắm mọi quyết định và hưởng
mọi quyền lợi, những người khác sẽ phải tuân theo,” nhắc lại một trong những lý
do cử tri bỏ phiếu ủng hộ ông vì ông hứa là “sẽ đem lại công bằng xã hội.”
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét