Đức Việt
Bolivarism và Sự sụp đổ của Venezuela – Kỳ 1: “Mặt trời chân
lý” từ tủ sách phiến quân
Venezuela đang trên con đường trở thành một “quốc gia thất bại”
(fail state). Năm 2015, GDP của đất nước
này được báo cáo “tăng trưởng” -5.7%. Lạm
phát trở nên phi mã, đạt mức 270% vào tháng 12 năm 2015 và được báo cáo đạt
449% vào tháng 2 năm 2016. Đặc biệt, số
lượng người dân sống dưới mức nghèo khổ là 80% theo ước tính của Uỷ ban Thương
Mại, Công Nghiệp và Dịch vụ Venezuela.[1]
Nếu những con số kể trên chưa giúp bạn hình dung sự bi đát của cường quốc
hoa hậu này thì những hình ảnh người dân Venezuela xếp hàng chờ thức ăn, hoặc
moi thùng rác tìm thực phẩm, hoặc ăn thịt cả thú cưng của mình… sẽ có sức nặng
hơn rất nhiều.
—
Điều gì đã khiến một quốc gia được cho là có trữ lượng dầu mỏ
lớn nhất thế giới trở nên thất bại như vậy?
Nicolas Maduro, tổng thống đương nhiệm của Venezuela – nhưng chắc sẽ
không tại vị được lâu nữa – không nghĩ đó là lỗi của chính quyền. “Đây là một cuộc chiến tranh kinh tế, một âm
mưu đảo chính do bọn đế quốc đứng đầu là Mỹ và phe đối lập nhắm vào nhân dân
Venezuela” – Maduro tuyên bố như vậy khi trả lời báo chí.[2] Maduro có lý do để trở nên hoang tưởng như vậy. Chỉ mới cách đây vài năm, khi người tiền nhiệm
Hugo Chavez còn sống, Venezuela từng là một quốc gia hùng mạnh, một hình mẫu mới
của chủ nghĩa xã hội, niềm cảm hứng của các quốc gia Mỹ Latin xung quanh. Quả là một thời kỳ đẹp, hàng loạt nhà lãnh đạo
các quốc gia láng giềng xem Venezuela là tấm gương, có vẻ như cuộc cách mạng
Bolivar sẽ trường tồn mãi mãi…
Có nhiều lý do để giải thích, nhưng có lẽ chúng ta phải thực
sự khách quan. Để hiểu về sự thất bại của
Venezuela, không thể không tìm hiểu về những lý tưởng mà họ đã theo đuổi suốt
17 năm nay, từ mùa xuân năm 1999 được biết với cái tên Cuộc Cách Mạng Bolivar –
hay chủ nghĩa Bolivar, chủ nghĩa Chavismo.
Chủ nghĩa Bolivar
Rất khó để định nghĩa chủ nghĩa Bolivar. Để một cái gì đó được gọi là “chủ nghĩa” theo
đúng nghĩa, bắt buộc nó phải mang trong mình một nền tảng triết học, một học
thuyết, một hệ tư tưởng. Ví dụ, chủ
nghĩa Marx, học thuyết chủ đạo là cuộc đấu tranh giai cấp nơi giai cấp công
nhân sẽ chiến thắng và thiết lập xã hội cộng sản. Với chủ nghĩa tư bản thì đó là học thuyết về
sự vận hành của thị trường, của nỗ lực làm giàu và tạo ra thặng dư của mọi người. Nhưng rất khó định nghĩa chủ nghĩa
Bolivar. Nhiều nhà khoa học chính trị
đơn giản gọi “chủ nghĩa Bolivar” là một khuynh hướng chính trị mang nhiều màu sắc,
yếu tố của các chủ nghĩa thiên tả sẵn có mà thôi.
Hugo Chavez được coi là cha đẻ của chủ nghĩa Bolivar. Bản thân ông không phải là một triết
gia. Chavez là một tướng lĩnh quân đội,
trở thành một lãnh tụ dân sự. Nhiều người
cho rằng Chavez đã mượn tên gọi của nhà cách mạng lỗi lạc Simon Bolivar cho xu
hướng chính trị của ông nhằm tạo tính chính danh. Bởi lẽ, Simon Bolivar được biết đến như một
tướng lĩnh, anh hùng giải phóng dân tộc của vùng Nam Mỹ nhưng ông chưa bao giờ
sống đủ lâu để có thể áp dụng những tư tưởng của mình (nếu có) vào một bộ máy cụ
thể.
Nhưng, từ những chính sách của Hugo Chavez và các đồng minh
của ông tại các quốc gia láng giềng, có thể nhìn nhận những yếu tố sau đây tạo
nên chủ nghĩa Bolivar:
Tinh thần chống đế
quốc (tức chống Mỹ);
Dân chủ ở cơ sở (tạo
điều kiện cho người dân được quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc sống của
họ một cách trực tiếp tại cấp cơ sở);
Tự cung tự cấp về
kinh tế;
Chủ nghĩa dân tộc;
Chia sẻ công bằng
nguồn tài nguyên; và
Xoá bỏ tham nhũng.
Nhiều người tin rằng chủ nghĩa Bolivar chính là một bước
phát triển mới của chủ nghĩa xã hội. Bản
thân Hugo Chavez cũng đã gọi chủ nghĩa Bolivar tại Venezuela (còn được với cái
tên là chavismo – hay là chủ nghĩa Chavez) là “một hình thái mới của chủ nghĩa
xã hội, một cách nhân bản hơn, đưa con người ở vị trí ưu tiên chứ không phải là
máy móc hay Nhà nước.”[3]
Quả là một lý tưởng cao đẹp.
Và lý tưởng đó luôn gắn với cuộc đời một con người, cố tổng thống Hugo
Chavez.
Từ kho sách cũ của những phiến quân…
Hugo Chavez có một cuộc đời nhiều thăng trầm. Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao
động, Chavez không có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp ngoài binh nghiệp. Năm 17 tuổi, Chavez gia nhập Học Viện Khoa Học
Quân Sự Venezuela. Theo nhiều nhà sử học,
chính thời gian ở trường quân đội đã hình thành tư tưởng “cấp tiến, quốc gia chủ
nghĩa” trong ông. Vào thời điểm đầu năm
1970 ở một quốc gia Nam Mỹ như Venezuela, chủ nghĩa dân tộc gần như được hiểu
là tinh thần chống đế quốc – hay nói cách khác là tinh thần chống Mỹ – và tinh
thần cấp tiến lại có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản. Sự lãng mạn của cuộc cách mạng Cuba, của
Fidel Castro và của Che Guevara đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hugo Chavez.
Một Hugo Chavez (bìa trái) – trẻ tuổi đầy sức hút. Ảnh:
thevpronline
Với bản tính phóng khoáng và tài hùng biện, không khó để
Chavez trở thành một thiếu sinh quân được mến mộ. Ông mau chóng làm bạn với nhiều lãnh đạo cánh
tả các quốc gia láng giềng và một trong những chuyến đi như thế đến Panama đã
khiến ông càng nung nấu quyết tâm đoạt chính quyền để có thể áp dụng những tinh
thần, học thuyết của ông vào đất nước của mình.
Học theo kinh nghiệm của nhà độc tài cánh tả Omar Torrijos của Panama,
ông tin rằng những chính quyền dân sự sớm muộn rồi cũng trở thành công cụ cho bọn
nhà giàu và chỉ có các tướng lĩnh với xuất thân nghèo (như ông) mới có thể bảo
vệ lợi ích cho số đông.
Nhưng theo chính lời của Chavez, ông chỉ trở thành một người
cánh tả một cách hết sức tình cờ, thậm chí là có phần trớ trêu. Tốt nghiệp Học Viện Quân Sự, Chavez được phân
làm sĩ quan liên lạc cho quân đội Venezuela, chuyên làm nhiệm vụ tiêu thổ. Trớ trêu thay, nhiệm vụ đầu tiên của Chavez lại
là chống lại các lực lượng du kích quân Cộng sản tại Venezuela. Trong một lần càn quét căn cứ của quân du
kích, Chavez đã tìm được một kho sách của các tác giả cộng sản. Và đó chính là thời điểm Chavez trở thành một
người cánh tả.
Thời gian trôi qua, Chavez bắt đầu tập hợp những sĩ quan có
cùng ý tưởng với mình và những nhà cách mạng vô sản Venezuela. Tổ chức của Chavez được gọi là Quân Đội Giải
Phóng Nhân Dân Venezuela (ELPV) mang khuynh hướng thiên tả và mục tiêu là tiến
hành đấu tranh vũ trang để lật đổ chính quyền dân sự, thiết lập chính quyền
nhân dân quân sự tại Venezuela. Có thể
nói, thời điểm ELPV ra đời vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80 là thời điểm
vàng son của phong trào cộng sản toàn thế giới, đặc biệt là sau khi thế giới chứng
kiến sự tàn bạo của chế độ độc tài hữu khuynh Pinochet tại Chile và cuộc đại khủng
hoảng dầu mỏ của chủ nghĩa cộng sản. Vì
thế, không ngạc nhiên khi ELPV trở thành một thế lực trong phong trào cách mạng
vô sản bí mật ở Venezuela. Thời cơ càng ủng
hộ Chavez khi ông được phân về giảng dạy cho Học Viện Quân Sự, nơi ông đã thành
công trong việc chiêu mộ thêm gần 150 sĩ quan trẻ vào phong trào của ông.
Tất cả những gì Chavez làm khiến cấp trên của ông để ý và
ông bị thuyên chuyển khỏi thủ đô Caracas.
Tuy nhiên, không ai đánh giá đúng tiềm năng chính trị của viên sĩ quan
trẻ này. Để rồi, vào năm 1992, Chavez đã
làm một việc khiến cho cả đất nước Venezuela rung động và khiến tên tuổi ông
chính thức đi vào lịch sử.
Ông tiến hành ĐẢO CHÍNH./.
Còn tiếp
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét