Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tự hỏi, rốt cuộc thì vai trò
và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu sau trận lụt lịch sử vừa qua? Họ ở
đâu khi dân cần họ? Họ chịu trách nhiệm gì khi dân gặp nạn?
Một ngày đẹp trời, con đường bạn hàng ngày đi làm bỗng mọc
lên lô cốt. Không lời cảnh báo, không một hướng dẫn, cũng chẳng có người điều
khiển, người dân vẫn tiếp tục lưu thông vào con đường đã bị che chắn đó.
Giải pháp nhanh chóng được dòng người đưa ra, đó là chạy xe lên lề. Đoạn đường bị che chắn không dài, cảnh hỗn loạn cũng không đến mức trầm trọng. Sự bực dọc của người lưu thông trút lên xe đối diện, hoặc lên người đi bộ. Nhưng mọi chuyện nhanh chóng kết thúc. Sau đoạn che chắn, mọi thứ vẫn tiếp diễn. Chỉ có vỉa hè bỗng chốc bị xới lên vì những bánh xe.
Giải pháp nhanh chóng được dòng người đưa ra, đó là chạy xe lên lề. Đoạn đường bị che chắn không dài, cảnh hỗn loạn cũng không đến mức trầm trọng. Sự bực dọc của người lưu thông trút lên xe đối diện, hoặc lên người đi bộ. Nhưng mọi chuyện nhanh chóng kết thúc. Sau đoạn che chắn, mọi thứ vẫn tiếp diễn. Chỉ có vỉa hè bỗng chốc bị xới lên vì những bánh xe.
Hơn 10 năm nay, hình ảnh đó đã quá quen thuộc với người dân
nhiều thành phố lớn. Sau một thời gian, sự có mặt của lô cốt như lẽ đương
nhiên, tất cả lại tiếp diễn. Tất cả đều
có cách giải quyết của nó.
Rốt cuộc thì vai trò và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở
đâu sau trận lụt lịch sử vừa qua?. Ảnh: Phúc Lập/Nongnghiep.vn
Nhưng dòng thời sự chủ lưu trong ba ngày qua không phải là
những chiếc lô cốt mà là những cơn mưa và những trận lụt tại TP. HCM. Gần như đã thành thông lệ, cứ vào mùa mưa là
TPHCM lại ngập vì những cơn mưa “cực đoan”.
Công suất cống thoát nước được xây dựng bởi dự án 20.000 tỷ đồng không tải
nổi lượng mưa. Trung tâm thành phố ngập, ngoại thành cũng ngập, sân bay cũng ngập.
Ngôi nhà 60 tỷ đồng của chàng ca sĩ nổi tiếng Việt Nam cũng chung số phận. Cả xã hội cùng xoay xở để tìm cách về nhà sớm
nhất sau một ngày mệt nhoài với công việc.
Họ cố gắng tin rằng sau cơn mưa nước sẽ rút. Nhưng cơn mưa
kéo dài 1 tiếng còn trận “lụt” kéo dài tận 4 tiếng đã khiến mọi thứ xáo trộn.
Người dân loay hoay chống chọi. Họ cùng nhau bấu víu, cùng nhau lội qua dòng nước
bẩn chảy cuồn cuộn như lũ. Các cơ sở sửa xe, lau bugi nhanh chóng mọc lên. Một
hãng chuyên chở nhanh chóng đưa ra các code vé để giúp bà con có thể về nhà
nhanh hơn…
Trong khi mọi người cùng nhau vượt qua khó khăn mới lộ ra rằng
cái chúng ta thiếu vắng là những lực lượng
phản ứng nhanh cứu hộ, điều tiết giao thông. Chỉ tới khi cây ngã, cột điện đổ,
đây đó mới thấy bóng áo cố hộ mới xuất hiện, thường là để giải quyết hậu quả.
Cư dân mạng lan truyền câu chuyện về một người mẹ chạy ngược dòng nước lũ tìm
kiếm đứa con của mình, mà chị tưởng bị lạc đâu đó. Nước lên nhanh khiến chị hốt
hoảng không nhận ra con mình vẫn ở gần bên. Không một lực lượng chức năng nào ở
đó để giúp chị.
Những người dân loay hoay vượt mưa lũ không khác mấy những
người hàng ngày phải chật vật với các lô cốt trên các tuyến phố. Lâu nay báo
chí nói nhiều về chuyện người dân trên đường đi làm bỗng chốc trở nên nguy hiểm
chỉ vì lô cốt, thì này đường về nhà xa hơn, khó đi hơn bởi những dòng nước lụt
sau cơn mưa chiều. Chuyện xảy ra thường niên, lặp lại theo chu kỳ, vậy mà ở trường hợp nào cũng vẫn thiếu vắng sự hiện
diện của chính quyền. Điều này khiến người ta trộm nghĩ, lẽ nào chính quyền tin
rằng khi dân có thể tự xoay sở được thì chính quyền chưa cần phải giúp đỡ?
Tôi chợt nhớ hồi tháng 6/2016, sân bay Đào Viên của Đài Loan
bị ngập. Ngay lập tức, người đứng đầu
sân bay này xin từ chức.[1] Riêng mùa mưa năm nay, sân bay Tân Sơn Nhất đã ngập
hai lần, vẫn chưa thấy quan chức nào đứng ra xin lỗi và nhận trách nhiệm cả.
Năm 2013, trận lụt lịch sử đã nhấn chìm trung tâm Prague.
Ngay lập tức, binh lính, cảnh sát và cứu hỏa được huy động tối đa để di tản hơn
50 ngàn người ra khỏi nơi ngập lụt.[2] Sự có mặt kịp thời của các cơ quan chính
quyền đã giảm thiệt hại về người và tài sản ở mức thấp nhất.
Hẳn nhiều người còn nhớ như in, chính quyền TP. HCM đã hứa
chắc nịch đến năm 2015 trung tâm thành phố sẽ hết ngập.[3] Nay đã là gần cuối
năm 2016 rồi, xem ra lời hứa vẫn chưa được thực hiện. Vậy thì bao nhiêu tiền của
ngân sách dành cho các chương trình này đã được chi dùng thế nào? Trách nhiệm của
những người đứng đầu ra sao? Dân đang chờ nghe giải trình.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên tự hỏi, rốt cuộc thì vai trò
và trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu sau trận lụt lịch sử vừa qua? Họ ở
đâu khi dân cần họ? Họ chịu trách nhiệm gì khi dân gặp nạn?
Nếu chúng ta vẫn không hành động thì những cơn ngập như ngày 26/09 vừa qua sẽ
trở thành điều hiển nhiên như chúng ta đã cam chịu chung sống với những lô cốt
trên các con phố. Đúng, sức dân là vô hạn và cái gì cũng có giải pháp của nó.
Nhưng chính quyền do chúng ta bầu ra là để bảo vệ chúng ta khi xuất hiện những
tai ương này. Họ không nên vắng mặt vào những lúc dân cần họ nhất.
Nguồn: Vietnamnet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét