Bùi Bảo Trúc
Bút Tre, thiên tài
thi ca của nước ta hồi tháng 4 năm 1961, một hôm không biết làm gì cho vui, ra
sân đứng nhìn lên trời tự nhiên thấy vui quá liền chạy vào nhà lấy giấy bút viết
ngay hai câu thơ lục bát mà có thể không người nào có chút máu thi ca trong huyết
quản mà không biết:
Chúng ta sung sướng tự
hào
Có Ga-ga-rỉn bay vào
vu tru
Thế là thành tích của
phi hành gia Liên Xô Yuri Gargarin đi ngay vào thi ca của nước Việt.
Nước ta thì sau đó,
như vừa tìm được mấy chữ mới, đem ra dùng lia lịa bất kể những điều mà nước ta
có thật sự xứng đáng để tự hào hay không thì cũng vẫn cứ la hoảng lên là rất tự
hào.
Tự hào là tình cảm
kiêu hãnh, sung sướng, hưng phấn về chính mình, về khả năng, về những điều
thành đạt mà mình làm được vượt trội lên trên, hơn hẳn những người khác. Yuri
Gargarin là một phi công Liên Xô, thành tích của chàng là ngồi trong một phi
thuyền gắn trên đầu của một hỏa tiễn Vostok 1 phóng lên thượng tầng khí quyển rồi
đáp xuống trái đất an toàn.
Kể ra thành tích ấy
có đáng nể thật. Gargarin được tặng không biết bao nhiêu là huân chương cao
quý. Tin tức loan ra khắp nơi về chuyến bay vào vũ trụ của chàng. Mỹ thua to quả
này. Nước ta thì lúc đó không ưa Mỹ, thấy Mỹ thua Liên Xô thì sướng chết đi được.
Liên Xô là đàn anh, mà đàn anh thì cũng như người nhà. Người nhà đạt được thành
tích lớn như thế thì mình vui là phải. Thế là bất kể cậu Yuri Gargarin có coi
Việt Nam là người nhà của cậu hay không, và có bao giờ cậu thoáng qua trong đầu
ở cái nước Việt Nam xa xôi ấy có những người chỉ lăm lăm đợi đi một đường lưỡi,
liếm cho đôi gầy của chàng được thêm bóng hay không, thì kết cuộc chàng vẫn được
nhà nhà thơ Bút Tre viết hai câu lục bát ca ngợi chàng, coi chuyến đi của chàng
là một thành tích làm cho cả cái đám dân bần cùng nước Việt chết lên chết xuống
đang không biết tìm đâu được một chút tự hào nào cho bớt đói.
Và bất kể luật bằng
trắc của thơ lục bát, ông Bút Tre cứ tự tiện chỗ nào cần vần bằng thì quăng vần
bằng vào, chỗ nào cần vần trắc thì ông phang vần trắc vào, các dấu sắc, huyền,
hỏi, ngã, nặng, ông cứ dùng một cách rất tùy nghi. Và Gargarin được viết thành
Ga-ga-rỉn... vũ trụ thành vu tru là thế.
Niềm tự hào của dân tộc
cứ thế phăng phăng mà đi, thừa thắng xông lên lia lịa. Trước ngày 2 tháng 9 vừa
qua, báo chí trong nước ta cứ nhắng lên mà tự hào về đủ mọi chuyện, tô hồng chuốt
lục cho chính mình làm nhân dân ai cũng tưởng thật.
Không còn Gagarỉn để
tự hào nữa thì phải moi móc ra những chuyện khác để mà tự hào với nhau vậy. Thế
là tự hào loạn lên. Tự hào về người Việt, về tiếng Việt, về bác Hồ, về thành
tích chống Mỹ cứu nước, về quân đội nhân dân anh hùng, về đại tướng Phùng Quang
Thanh, mặt mũi giống lợn ỉ nhất, ăn nói ngu nhất, về Ba Ếch không học luật ngày
nào vẫn có bằng cử nhân luật hệt như áo dài Thiết Lập không có eo cắt vẫn có
eo, tà búp, bâu tươi, về thành tích tham nhũng không thua gì Zimbabwe, về chuyện
con cái bọn to đầu được đua vào những chức vụ cao, không như bọn con cái của
Thiệu, Kỳ, Nhu, Diệm chẳng đứa nào được bố nhét vào những nơi đầy mưa móc, tiền
bạc ê hề vân vân...
Đang sung sướng đến độ
chết được thì có người dí ngay vào tay một bài báo trong nước một bản tin cho
biết chỉ trong có 6 tháng đầu của năm 2015 đã có 1,515 phụ nữ Việt Nam bị nhà cầm
quyền Singapore từ chối không cho nhập cảnh mặc dù tất cả đều có giấy tờ hợp lệ.
Nhiều người bị thẩm vấn gay gắt trước khi không cho nhập cảnh. Nhà cầm quyền
Singapore không cho biết những lý do không cho vào đảo quốc của họ. Nhưng nếu
thông minh một chút thì người ta biết ngay lý do đó và lý do mà Singapore từ
khước không cho những phụ nữ này vào Chiêu Nam Đảo tức là Singapore là sợ các
phụ nữ này đem thân thể của họ bán cho những người đàn ông Singapore. Chao ôi
là tự hào!
Người bạn độc ác của
tôi còn đưa cho tôi xem hình chụp những bức ảnh chụp mấy tấm biểu ngữ viết bằng
tiếng Việt cảnh báo các công dân Việt Nam không nên trộm cắp bằng tiếng Việt tại
các cơ sở thương mại ở Nhật, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc...
Bạn tôi chua chát nói
rằng tiếng Việt được dùng trong những trường hợp như thế thì có đáng tự hào,
kiêu hãnh không...
Tôi nhớ cụ Phạm Quỳnh
và tình yêu cụ dành cho tiếng Việt rồi nối kết sự tồn tại của tiếng Việt vào với
sự tồn vong của nước Việt và bài thơ của Nguyễn Đức Quỳnh trong nhóm Đàm Trường
Viễn Kiến mà đau xót cho tiếng Việt, “tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm
nôi” mà muốn... khóc chứ chẳng tự hào cái quái gì cả.
May quá, cái ngày 2
tháng 9 đã qua rồi. Mong đừng có một ngày như thế nữa!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét