Gian nan sau bầu cử tại
Miến Ðiện
Hùng Tâm
Hiện trường Miến Ðiện
là một ác mộng của dân chủ
Hôm Chủ Nhật mùng 8 vừa
qua, hơn 30 triệu cử tri Miến Ðiện đã đi bầu, một biến cố có ý nghĩa lịch sử
khi xứ này đang trên đường chuyển hóa sang một chế độ dân chủ kể từ năm 2011.
Lưỡng Viện Quốc Hội Miến có tổng cộng 664 ghế dân biểu nghị sĩ. Các tướng lãnh
và đảng cầm quyền Liên Minh Ðoàn Kết và Phát Triển (Union Solidarity and
Development Party - USDP) đề cử 25% số ghế, là 166. Còn lại, 498 ghế được dành
cho cử tri chọn lựa.
Muốn tu chính Hiến
Pháp, Quốc Hội phải có trên 75% số ghế, vì vậy giới tướng lãnh vẫn kiểm soát được
độ mở lẫn đà chuyển hóa của xã hội. Trước đây, Miến Ðiện có chế độ độc tài quân
phiệt. Ngày nay thì họ gỡ được chữ quân phiệt - Tổng thống đương quyền Thein
Sein là một tướng hồi hưu! - đã chấp nhận tự do bầu cử và cho người dân chút
quyền chọn lựa.
Hôm Chủ Nhật, người
dân đã chọn đại diện của 91 đảng chính trị cho 498 ghế được dành cho dân. Dù kết
quả chính thức của ngần ấy quận hạt bầu cử chưa được công bố, đảng đối lập mạnh
nhất là Liên Minh Quốc Gia Cho Dân Chủ (National League for Democracy - NLD) do
bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã thắng lớn, với tỷ lệ hơn 70% và được các tướng
lãnh gửi lời mừng.
Sau đó là gì? Hồ sơ
Người Việt xin tìm hiểu chuyện ấy.
Hai mươi lăm năm trước
Nhìn trong viễn cảnh
dài thì chế độ quân phiệt Miến đã chuẩn bị cuộc bầu cử này từ 25 năm trước!
Vì sự bế tắc của quốc
gia từ khi các tướng lãnh nắm quyền tuyệt đối từ năm 1962, chế độ bắt đầu buông
tay thật nhẹ khi cho phong trào chống đối được quy tụ vào một chính đảng là đảng
NLD do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vào năm 1988. Sinh năm 1945, bà là con gái
Tướng Aung San, vị anh hùng thời đấu tranh giành độc lập từ tay đế quốc Anh.
Hai năm sau, chế độ cho tổ chức bầu cử và hết hồn khi đảng NLD đã chiếm gần 80%
số ghế được thả cho dân chọn.
Hậu quả là chế độ hốt
hoảng, hủy bỏ kết quả bầu cử năm 1990, giải tán đảng NLD và tống giam cả trăm đảng
viên cao cấp, kể cả bà Aung San Suu Kyi. Chính hành động này mới khiến bà Suu
Kyi nổi danh thế giới, được Giải Nobel Hòa Bình năm 1991 trong khi Miến Ðiện bị
thế giới cô lập và kinh tế trôi vào khủng hoảng.
Hai chục năm sau, chế
độ lại cho bầu cử vào năm 2010 nhưng đảng NLD tẩy chay bầu cử trong khi giới tướng
lãnh tìm cách mở cửa lần thứ nhì, kể từ năm 2011. Trong cuộc bầu cử bán phần
vào năm 2012 để chọn người cho 44 ghế mà chế độ thả ra cho dân, đảng NLD tham
gia bầu cử và chiếm 43 ghế, bà Suu Kyi trở thành dân biểu từ đó. Việc đảng NLD
vào Quốc Hội và bà Suu Kyi trở thành một nhân vật lãnh đạo đã cho chế độ một
chút chính danh và thoát dần tình trạng cô lập. Miến Ðiện nhận được đầu tư của
quốc tế và chuyển hóa thật chậm, có thể là quá chậm nhìn theo quan điểm của đối
lập, nhưng an toàn hơn, nhìn theo qua điểm của các tướng lãnh và tay chân thân
tộc trong hệ thống kinh tế,...
Mục tiêu của các tướng
lãnh
Ngay từ năm 2003, giới
tướng lãnh đã vẽ ra lộ trình chuyển hóa đất nước qua chế độ dân chủ có kỷ luật.
Ðó là “Roadmap to Discipline-Flourishing Democracy.” Muốn hiểu ra động lực ấy,
ta cần nhớ rằng Miến Ðiện là một quốc gia rất khó cai trị.
Về địa dư thì ngoài
lưu vực phì nhiêu của sông Irrawaddy chảy dọc từ Bắc xuống Nam ra tới biển
Adaman bên Ấn Ðộ Dương - chiếm hơn phân nửa diện tích quốc gia - thì các rặng
núi và cao nguyên vây quanh ba mặt là nơi sinh hoạt của các sắc dân thiểu số,
hoặc bàn đạp cho các đợt đổ quân xuống bình nguyên để tranh hùng với dân sắc
dân Miến. Cũng từ ba mặt Tây, Bắc, Ðông, xứ Miến Ðiện bị các cường quốc khác tấn
công hay khuynh đảo nhờ bàn tay của các sắc dân thiểu số rất thiện chiến. Ðã vậy,
về lịch sử, đế quốc Anh đưa dân thiểu số vào nắm quân đội và an ninh, để dân Miến
chỉ đảm nhiệm vai trò kinh tế và hành chánh.
Sau khi giành lại được
độc lập từ năm 1947, dân Miến đã muốn sửa lại tình trạng thất quân bình ấy và nắm
lấy quân đội. Một thế hệ sau, quân đội nắm lấy quyền và xây dựng “xã hội chủ
nghĩa” với màu sắc Cộng Sản làm kinh tế khủng hoảng, mức sống sa sút. Bài toán
nghiêm ngặt cho họ là các vùng hiểm trở vây quanh thung lũng Irrawaddy lại có
nhiều tài nguyên thiên nhiên làm giàu cho các sắc dân thiểu số và các nước lân
bang như Thái Lan và nhất là Trung Quốc.
Từ năm 1962, chế độ
quân phiệt tự đề ra nhiệm vụ là đẩy phiến quân thiểu số ra khỏi vùng ngoại vi
hiểm trở mà giàu tài nguyên và không cho hình thành những lực lượng đối lập võ
trang hay chính trị.
Nhưng chánh sách độc
đoán và hà khắc ấy lại khiến Miến Ðiện bị quốc tế cô lập, kinh tế suy sụp và
càng phải dựa vào Trung Quốc! Trong khi Bắc Kinh cũng hết yểm trợ các lực lượng
võ trang Cộng Sản mà tiến vào Miến Ðiện với các dự án đầu tư.
Vì hoàn cảnh ấy, chế
độ độc tài quân phiệt bèn tự chuyển hóa, bớt quân phiệt, giảm độc tài, cho bầu
cử để nhận được đầu tư từ các nước Tây phương hầu cân bằng lại với thế lực của
Bắc Kinh. Trong khi đó, các vị trí trọng yếu về chính trị và kinh tế vẫn do tay
chân của họ kiểm soát qua thành phần hồi hưu, và chiếm thêm quyền lợi khi “tư
nhân hóa” hệ thống kinh tế nhà nước.
Ngày nay, lòng dân
thì nghiêng về đảng NLD, nhưng thế lực kinh tế chính trị và hành chánh vẫn nằm
trong tay các tướng và đảng USDP. Họ là yếu tố ổn định an toàn cho giới đầu tư
Tây phương và nhất là doanh gia Mỹ. Giới đầu tư Hoa Kỳ bắt đầu than phiền rằng
bà Suu Kyi chẳng biết gì về kinh tế!
Hãy đọc các bài phỏng
vấn tuần qua của tờ Wall Street Journal về Aung San Suu Kyi thì rõ.
Bài toán của Aung San
Suu Kyi
Người dân Miến Ðiện gọi
bà là Daw Aung San Suu Kyi với lòng kính trọng. Chữ “Daw” là một tước hiệu có
thể dịch là “Phu Nhân,” Lady, Madame,.... Với dân Miến, bà là một biểu tượng
dân chủ nhưng nhận lãnh một di sản chết người.
Hãy nhìn vào cách
chia ghế trong cuộc bầu cử vừa qua thì ta thấy ra một phần.
Khu vực “trung
nguyên” của Miến Ðiện, từ miền Trung xuống vùng châu thổ của sông Irraway tại
miền Nam là nơi tập trung sắc dân Miến thì được chọn 291 ghế (41% của lưỡng viện
Quốc Hội). Các vùng ngoại vi vây danh, nơi tập trung các sắc dân thiểu số, thì
được chọn 207 ghế (31% của Quốc Hội. Chỉ có hai đảng NLD của bà Suu Kyi và USDP
của tướng lãnh là được đưa người tranh cử trên toàn quốc. Ðịa dư chính trị quái
lạ của Miến Ðiện khiến dân thiểu số (40% dân số toàn quốc) có gần hai phần ba của
91 chính đảng ra tranh cử lần này và trong bầu cử, họ tranh giành ảnh hưởng và
quyền lợi với nhau với hậu quả là sự trùng lấp các địa hạt và cử tri. Họ là thiểu
số nên càng dễ là thiểu số về chính trị.
Ðảng USDP và các tướng
lãnh biết vậy nên đã dồn tiền cùng các dự án đầu tư xâu dựng hạ tầng vào những
khu vực đó để tranh thủ lá phiếu thiểu số.
Và lấy cả lá phiếu của
thành phần Phật giáo quốc gia cực đoan nằm ngoài khu vực “trung nguyên” cốt lõi
của đất Miến. Tức là trong khi dân Miến đa số nhìn vào hai ngả NLD và USDP để
chọn lựa, thành phần thiểu số và cực đoan lại nghĩ khác: bà Aung San Suu Kyi chỉ
là anh hùng của người Miến, không là đại diện của họ.
Nếu nhớ lại quan điểm
lý tài của “quốc tế” vì trông cậy vào tài ổn định của các tướng lãnh và nhìn
vào địa dư chính trị của bầu cử, chúng ta có thể hiểu một phần các bài toán
đang chờ đợi Suu Kyi và đảng NLD.
Sau cuộc bầu cử và
chiến thắng “long trời lở đất” của đảng NLD, tình hình chính trường Miến Ðiện lại
càng đổi mới theo chiều hướng phân hóa nhưng với đảng USDP và các tướng lãnh vẫn
nắm dao đằng chuôi.
Bà Aung San Suu Kyi
chỉ có chính nghĩa, trở thành lãnh tụ đối lập sáng giá nhất nhưng chưa thể lên
làm tổng thống vào năm tới vì “Hiến Pháp” của các tướng vẫn còn điều khoản có
chủ đích gạt bà ra ngoài vì thành hôn với người ngoại quốc và có hai con mang
quốc tịch Anh. Còn lại, liệu đảng NLD của bà có quyền chỉ định tổng thống hay
không, người ấy là ai, sẽ giữ niềm chung thủy với lãnh tụ dù sao đã 70 tuổi,
hay sẽ tính chuyện khác?
Nếu bà Suu Kyi và các
lãnh tụ kia của đảng NLD mà tính xa hơn, để chỉ định một vị tướng “ôn hòa,” như
tướng hồi hưu Shwe Mann vừa bị các tướng truất khỏi vị trí chủ tịch đảng USDP,
để gây chia rẽ trong hàng ngũ tướng lãnh của chế độ thì sao?
Trong khi đó vấn đề của
các lực lượng võ trang thiểu số vẫn còn nguyên vẹn, Hiệp Ðịnh Ngưng Bắn Toàn Quốc
vẫn chưa được thông qua hay phê chuẩn. Và Bắc Kinh thì theo dõi tình hình rất
sát nên vẫn yểm trợ các tướng mà đã nói chuyện với đảng NLD và bà Aung San Suu
Kyi.
Kết luận ở đây là gì?
Lý tưởng dân chủ có
khả năng chuyển hóa lòng người không?
Tây phương có thể làm
gì cho lý tưởng đó?
Và cho bà Aung San
Suu Kyi cùng đảng NLD?
Khi nhiều tổ chức Hoa
Kỳ đang kín đáo yểm trợ Hà Nội, họ nghĩ sao, tính gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét