Nguyễn Huy Hoàng
Nguồn: “U.S. force
raids Son Tay prison camp,” History.com (truy cập ngày 20/11/2015).
Vào ngày này năm
1970, một lực lượng gồm 56 lính đặc nhiệm, 92 phi công, và 29 máy bay của Lục
quân và Không quân Hoa Kỳ do Đại tá Arthur D. “Bull” Simons dẫn đầu đã tiến
hành tập kích trại tù Sơn Tây, cách Hà Nội 50 kilômét về phía Tây, trong một nỗ
lực nhằm giải cứu 70 đến 100 tù nhân Mỹ nghi là bị giam giữ tại đây.
Nhiệm vụ giải cứu này
– có tên Chiến dịch Bờ Biển Ngà – được lên kế hoạch từ tháng 6 năm 1970. Theo kế
hoạch, một nhóm Đặc nhiệm Hoa Kỳ sẽ bay tới Sơn Tây bằng trực thăng và hạ cánh
bên trong khu trại tù. Một nhóm đặc nhiệm hạ cánh bên trong sẽ đổ quân khỏi trực
thăng và vô hiệu hóa mọi kháng cự của trại tù, trong khi các nhóm đặc nhiệm
khác hạ cánh bên ngoài tường rào sẽ đột nhập vào và hoàn tất cuộc giải cứu.
Khoảng 11:30 đêm 20
tháng 11, lực lượng đặc nhiệm rời Căn cứ Không quân Hoàng gia Takhli, Thái Lan.
Trong khi lực lượng tiếp cận trại tù, Không quân và Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu tấn
công các căn cứ quân đội và phòng không của Bắc Việt trong khu vực (nhằm đánh lạc
hướng). Một phần lực lượng Hoa Kỳ ban đầu đã hạ cánh sai vị trí, nhưng phần còn
lại của chiến dịch được thực hiện đúng như kế hoạch.
Tuy nhiên, lực lượng
giải cứu đã không tìm thấy bất cứ tù nhân nào trong trại Sơn Tây. Sau một trận
đánh dữ dội với lực lượng Bắc Việt trong khu vực, lệnh rút quân được đưa ra –
27 phút sau khi cuộc tập kích bắt đầu, đội đặc nhiệm cất cánh trở về Thái Lan.
Cuộc tập kích được thực hiện bài bản và mọi quân nhân tham gia đều trở về an
toàn, nhưng sau này phía Hoa Kỳ mới biết rằng các tù nhân đã được dời đi nơi
khác (để tránh lũ) từ tháng 7.
Bất chấp sự thất vọng
đó, cuộc tập kích vẫn là một thành công chiến thuật và gửi thông điệp tới Bắc
Việt rằng Hoa Kỳ có khả năng đưa một lực lượng chiến đấu đến cách thủ đô của họ
chỉ vài chục dặm mà không bị phát hiện. Bất ngờ trước cuộc tập kích, các quan
chức cấp cao của Hà Nội đã ra lệnh đưa tất cả các tù nhân chiến tranh Mỹ đến một
số khu giam giữ tù nhân tập trung. Điều này thật ra lại là một sự thay đổi được
chào đón, do nó giúp các tù nhân Mỹ liên lạc với nhau nhiều hơn và lên tinh thần
cho họ.
http://nghiencuuquocte.net/2015/11/21/quan-doi-hoa-ky-tap-kich-trai-tu-son-tay/#more-12275
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét