Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

3639 - Từ Chiến Lang 2 đến Điệp vụ Biển Đỏ

BBC


Điệp vụ Biển Đỏ
Điệp vụ Biển Đỏ bị cho là lặp lại dòng phim phiêu lưu quân sự XINHUA
Có ý kiến nói thông điệp quân sự từ các phim hành động mới của Trung Quốc chỉ phù hợp với người ít học và khó thu hút được khán giả quốc tế.
Hôm 27/03/2018, BBC Tiếng Trung có bài nói vì chuyện nhạy cảm liên quan đến tranh chấp lãnh hải với Việt Nam, bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ của đạo diễn Lâm Siêu Hiền (Dante Lam), đã bị rút khỏi các rạp ở Việt Nam. Nhưng ngay tại thế giới nói tiếng Hoa, bộ phim không phải đã nhận được các ý kiến ca ngợi.
Ông Song Geng, giáo sư Trung Hoa học từ Đại học Hong Kong nói, thậm chí phim cũng chẳng đề cao tình ái quốc.




Ngô Kinh trong vai Chiến binh chó sóiBản quyền hình ảnhWOLF WARRIOR 2
Image captionNgô Kinh trong vai Chiến binh chó sói

Người xem chỉ thấy các cảnh đổ máu, và phải đến cuối phim, mới có cảnh ở Biển Nam Trung Hoa khi tàu Trung Quốc truy quyét tàu của nước nào đó không rõ khỏi vùng biển tranh chấp, theo GS Song Geng.
Tâm lý muốn làm anh hùng màn bạc
Bài trên trang South China Morning Post 09/03/2018 ra ở Hong Kong đánh giá lại làn sóng phát hành phim đề cao tinh thần ái quốc hoà trộn hành động quân sự, và cho rằng từ Chiến Lang 2 đến Điệp vụ Biển Đỏ.





Timmy Chen Chih-ting, giảng viên phim Trung Quốc tại Đại học Trung Hoa, Hong Kong được báo trích lời nói sau thành công của Chiến Lang 2 tại Trung Quốc lục địa, bộ phim Điệp vụ Biển Đỏ tiếp tục khai thác làn sóng tâm lý muốn thấy một quốc gia mạnh.
Còn theo nhà phê bình điện ảnh Song Geng thì "mô tả hình ảnh Trung Quốc mạnh sẽ không thu hút được khán giả quốc tế hoặc người xem có học thức".




Chiến Lang 2Bản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionPhi quân sự 'Chiến Lang 2' ca ngợi các biệt kích TQ ở châu Phi

Ông Song Geng cho hay ông làm một điều tra và cho thấy ngay tại Trung Quốc, những người lao động nhập cư thích phim Chiến Lang 2, còn sinh viên và người có bằng đại học có vẻ phê phán phim này hơn.
Tuy thế, hai bộ phim này cũng có thể coi như "chuyến viễn du" mạo hiểm cho dân thường Trung Quốc, vốn "không có cơ hội xuất ngoại".
Ngoài ra, phim Điệp vụ Biển Đỏ cũng thỏa mãn nhu cầu "suy tưởng của thường dân về vị thế lên cao của Trung Quốc về kinh tế, và họ chắc chắn là mong mỏi vị trí quốc gia được nhìn lại trên thế giới."
Phim Chiến Lang 2 đã thu về con số kỷ lục trên 870 triệu USD ở Trung Quốc.
Cho tới nay, Điệp vụ Biển Đỏ thu về chưa được 2% tiền bán vé của Chiến Lang 2.
Nhưng bài trên South China Morning Post cũng phê phán rằng Điệp vụ Biển Đỏ đi vào cùng "kiểu cách của Chiến Lang 2, đề cao các cảnh đổ máu".
Thông điệp "ái quốc" kiểu quân sự này có thể không phù hợp với khán giả quốc tế, theo một số bình luận.
Về giá trị nghệ thuật của phim, trước đó, hôm 01/03/2018, nhà phê bình điện ảnh châu Á, bà Maggie Lee viết trên trang Variety rằng:
"Các vụ nổ đã làm mờ đi những nhân vật trong phim tuyên truyền của Dante Lam nói về biệt kích biển Trung Quốc đánh lại quân khủng bố ở châu Phi."
Bà Lee cũng đồng ý với ý kiến rằng trong bộ phim nặng tính tuyên truyền này, các cảnh bạo lực được đẩy cao hơn cả thông điệp ái quốc.
Được biết đạo diễn Dante Lam còn là tác giả của phim Điệp vụ sông Mekong (Operation Mekong-2016), cũng mô tả một nhóm biệt kích quốc tế diệt trừ băng đảng ma tuý ở Myanmar.


Jessica Kiang khi đó viết trên trang Variety nói phim này "hành động nhanh nhưng coi nhẹ sự thật".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét