Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

2426 - Đừng để Việt Nam đi vào vết xe đổ của Hy Lạp

Scott McIntyre


Scott McIntyre cho rằng dù Việt Nam đã đạt được những chiến thắng tại giải U23 châu Á nhưng họ nên quay về với lối chơi truyền thống.
Tháng trước, tôi đã dành ra khoảng 36 tiếng đồng hồ để di chuyển dọc Việt Nam bằng tàu từ Sài Gòn ra Hà Nội. Trên đường đi, tôi đã dừng lại ở rất nhiều điểm để gặp gỡ, quan sát và trò chuyện với các HLV, cầu thủ, quản lý, nhà báo và người hâm mộ.
Tôi đã ở Việt Nam để quan sát, nói chuyện và phân tích về bóng đá rất nhiều năm rồi.
Từ quan điểm của tôi, thì có một sự tôn trọng sâu sắc và ngưỡng mộ đặc biệt dành cho những thành tích cũng như thế hệ cầu thủ xuất sắc nhất mà Việt Nam từng có từ trước đến nay.
Những nhân vật ở HAGL, PVF và CLB Hà Nội xứng đáng được hưởng những lời khen ngợi tốt đẹp nhất vì những phấn đấu không mệt mỏi của họ và có đến hơn một nửa số cầu thủ trong đội tuyển Việt Nam là bước từ những lò đào tạo này ra.
Tương tự, tôi đã dành hơn một thập kỷ trong sự nghiệp của mình để chu du đến rất nhiều nơi ở châu Á và dành sự chú ý cho những đất nước có nền bóng đá ít tên tuổi cũng như cổ vũ họ. Thực sự, rất đáng để làm như vậy.
Đó là khi nền bóng đá ở châu Á vẫn còn bị những nước tên tuổi khác cả trong lẫn ngoài lục địa coi thường.
Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều các huấn luyện viên và các cầu thủ được thuê từ nước ngoài, những yếu tố bạo lực, hạnh phúc, đau khổ và rất nhiều những nhà quản lý chỉ chăm chăm quan tâm đến sự nghiệp, tiền bạc và con đường chính trị của họ hơn là quan tâm đến các cầu thủ và trận đấu.
Vì thế tất cả những gì tôi viết đều xuất phát từ thực tế - chứ không phải trên bàn giấy – từ hơn 40 quốc gia trong số 47 thành viên của AFC nên khi tôi nói, tôi làm như vậy vì muốn nhìn thấy nền bóng đá phát triển về lâu về dài – và chúng ta hoàn toàn có thể tiếp tục tranh luận xem nó đúng hay sai.
Tôi làm như vậy với tư cách là một nhà báo nhận thức rõ trách nhiệm công việc của bản thân chứ không phải như đám truyền thông thích tung hô vô lối.
Vì vậy tôi không ngạc nhiên lắm khi bị ném đá sau khi tôi phát biểu trên kênh thể thao FOX châu Á rằng kết quả không phải vấn đề, quan trọng là lối chơi. Tôi bị chỉ trích là kẻ không ủng hộ giải đấu, hạ thấp những kỳ tích lịch sử của đội không mấy tên tuổi và đủ các lời lẽ phân biệt chủng tộc khác nhân danh mục đích cao cả.
Không chỉ một mình tôi có ý kiến đó mà đây là khoảng thời gian Việt Nam đã đi đến chặng cuối để tiếp tục hỏi rằng những gì họ đã làm được liệu sẽ cản trở họ hay sẽ giúp họ tiến bộ về lâu về dài, bởi suy cho cùng thì đó mới chính là vấn đề.
Sau đây là những con số thống kê nói lên tất cả: Tại vòng bảng, Việt Nam ghi được tổng cộng hai bài thắng khi tỉ lệ kiểm soát bóng của họ chỉ đạt 28% khi gặp Hàn Quốc, 24% khi gặp Úc và 41% trong trận gặp Syria.
Tại trận tứ kết gặp Iraq và bán kết gặp Qatar, Việt Nam đã chiến thắng sau loạt sút luân lưu khi tỉ lệ cầm bóng của họ chỉ đạt lần lượt là 46% và 36%.
Sau khi kết thúc vòng bảng, Việt Nam là đội có tỉ lệ chuyền bóng thành công thấp nhất trong số 16 đội – đây chắc chắn có sự liên quan rất chặt chẽ giữa việc suy kiệt tinh thần và thể lực khi họ đã quá cố gắng đánh bại đối thủ. Chuyện này cũng giống y hệt việc Hy Lạp lên ngôi vô địch châu Âu trong mùa giải Euro Cup 2004.
Sau trận bán kết, tôi đã nói chuyện với một người hâm mộ Việt Nam và anh ấy nói rằng “Tôi đoán chúng tôi đang giống như Hy Lạp vậy” nhưng chính anh ấy về sau cũng nhận định rằng Hy Lạp đang trượt dài kể từ sau chức vô địch.
Cần phải nhắc lại rằng đây là một giải đấu hoàn toàn mới – năm nay mới là mùa thứ hai – được xây dựng như kiểu vòng loại Olympic và đồng nghiệp của tôi ở BBC, Mani Djazmi, có nói trên Twitter rằng giải đấu này có “lịch sử lâu đời” ngang với một lọ mứt bỏ đi.
Cũng cần phải nhắc lại lần nữa rằng giải đấu này giống như một tay quyền Anh trẻ tuổi thi đấu với một cựu chiến binh và không hề có sự đồng đều giữa các nước tham gia nên việc rút ra kết luận dựa trên kết quả là cực kỳ điên rồ.
Đầu tiên, quốc gia chơi tốt nhất tại châu Á là Iran không hề tham gia giải đấu này vì họ gặp các vấn đề liên quan đến việc tập hợp các cầu thủ từ các câu lạc bộ lên tuyển, tiếp đến là Nhật Bản tham dự giải đấu với đội hình U20, và rất nhiều các quốc gia Tây Á khác có nhiều cầu thủ chơi tốt nhất cũng không tham giải đấu; cuối cùng, không một cầu thủ nào trong số ba cầu thủ nhận được đề cử Cầu thủ trẻ của năm do AFC đề cử tham gia giải đấu này.
Vậy mà các bạn lại đang nói đến kỳ tích lịch sử á?
Việc Việt Nam được tham dự giải U20 World Cup – khi mà tất cả các đội chơi hay nhất đều tham gia – đấy mới được gọi là khoảnh khắc lịch sử thật sự.
Không chỉ với Việt Nam và với cả Đông Nam, thì đó là nơi mà họ đã chứng minh rằng lối chơi có liên quan đến kết quả - phiên bản “lỗi” của giải đấu mới toanh này được thiết kế để phát hiện và bồi dưỡng thế hệ tiếp theo của các tài năng tầm cỡ Olympic không chạy theo kết quả bằng bất cứ giá nào và bất cứ cách nào mà họ cho là cần thiết.
Phát biểu trước trận đấu vòng bảng cuối cùng của họ, trận mà họ cần giành chiến thắng để có quyền đi tiếp, thì HLV người Úc, Ante Milicic đã trả lời rằng chiến thắng chỉ quan trọng khi nó mang lại cơ hội được chơi tiếp và tất nhiên là phải được thực hiện đúng cách.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất tham gia với đội hình toàn các cầu thủ cho đội hình Olympic tiếp theo vì họ hiểu rằng đó là trận đấu cuối – và cần phải lưu ý rằng đó là tình thế không hề dễ chịu đối với HLV Hajime Moriyasu khi trở về nước trong tuần này mà là một sự tôn trọng thầm lặng khi họ đang đi con đường đúng đắn.
Đấy chính là luận điểm của tôi về việc mà Việt Nam và Malaysia đã đạt được kỳ tích “lịch sử” bởi họ xem trọng kết quả hơn việc thể hiện về lâu về dài.
Một mặt, tôi hiểu tại sao các vị HLV đáng kính kia lại có cách tiếp cận như vậy vì có rất nhiều lý do để tin rằng họ sẽ không tiến bộ, rằng họ sẽ bị mất việc, nhưng điều đó lại nói lên cách tiếp cận hạn hẹp của các liên đoàn bóng đá trong khu vực vốn được điều hành bởi những người không phân biệt được sự khác nhau giữa luật việt vị (offside) và cách thức trốn thuế nhưng không vi phạm pháp luật (offshore).
Trong trường hợp của Việt Nam, tôi hoàn toàn không đồng ý vì theo tôi nó đã hạn chế và vùi dập một thế hệ tài năng có thể chơi theo lối tấn công đã giảm khả năng chơi bóng dài và phải đối mặt với những tình huống không tưởng khi mà họ có thể vươn lên hoặc được kỳ vọng sẽ tạo ra những thứ bất ngờ.
Trong suốt giải đấu, Việt Nam chơi theo lối cứng ngắc với 5 hậu vệ, 4 tiền vệ và chỉ có một mình Công Phượng ở hàng công.
Quá trình chuyền bóng thường chậm và lắt nhắt và thường không hiệu quả đối với đường bóng dài thay vì một chuỗi chuyền phức tạp mà các cầu thủ này chơi trước đây. Vì vậy mà tỉ lệ cầm bóng và chuyền bóng thành công của họ mới thấp ở mức kỷ lục.
Trước đây và bây giờ tôi vẫn cho rằng thế hệ cầu thủ trẻ của Việt Nam không chỉ chơi tốt nhất về mặc kỹ thuật ở Đông Nam Á mà họ còn có thể vươn đến tầm châu lục và hơn thế nữa.
Có thể thấy rằng sự kết hợp giữa Quang Hải, Công Phượng, vốn được cầm bóng rất ít, và hàng hậu vệ tài năng gồm Văn Thanh và Văn Hậu thì đây là sự kết hợp hợp lý với bất kỳ đội nào trong giải.
Tiền vệ trung tâm Lương Xuân Trường đã chơi cực kỳ ấn tượng khi kiến tạo những màn tấn công khi họ vẫn chưa vắt kiệt sức lực với lối chơi phòng thủ mà họ buộc phải làm quen.
Đây là một quốc gia mà các cầu thủ tài năng bị buộc phải chơi theo lối chơi có hại cho họ hơn là tốt về lâu dài và đây là điểm mà chúng ta không thể quên trong tất cả các cuộc thảo luận về kết quả.
Hãy cứ để người hâm mộ tận hưởng khoảnh khắc và ăn mừng chiến thắng nhưng cũng đừng quên rằng giải đấu này chẳng có ý nghĩa gì và chỉ mà một bước đệm để tiến về mục tiêu trong tương lai.
Hãy cứ thử chơi lối tiêu cực này khi gặp các đối thủ mạnh mẽ hơn nhiều tại các giải đấu tầm cỡ hơn xem – các bạn sẽ thấy rằng kết quả không chỉ đơn giản là ở đấy đâu.
Về lâu dài hãy chơi lối chơi tấn công và xem điều gì sẽ diễn ra; và đó là vấn đề khác cần thảo luận.
Đội tuyển Việt Nam, nếu được cho phép nhận ra khả năng của họ và kiểm soát trận đấu thì hoàn toàn có thể làm thay đổi các cầu thủ và thực sự tham gia vào hàng ngũ các đội bóng lớn ở châu Á.
Tại mùa U20 World Cup vào năm ngoái, rất nhiều các cầu thủ đã được HLV Hoàng Anh Tuấn tung ra vì ông tin họ và tin vào khả năng của họ có thể chơi tích cực và họ đã chi phối toàn bộ 3 đối thủ trong vòng bảng và có tỉ lệ kiểm soát bóng tốt hơn Honduras và New Zealand.
Đã có niềm tin sẽ chiến thắng với lối chơi mà thế hệ các cầu thủ này còn có nhiều hơn thế nhưng lại nhận được sự chỉ đạo từ vị HLV mới toanh được chỉ định trong góc khuất chỉ vài tháng trước cuộc bầu cử quan trọng tại VFF, người mà thậm chí còn không hề có chung niềm tin vào những tài năng này.
Tuy nhiên, hy vọng vẫn chưa hết bởi vẫn còn một trận đấu nữa.
Đứng trước đội Uzbekistan, một đội tuyển gồm rất nhiều tài năng, thì đây là lúc Việt Nam cần từ bỏ lối chơi bảo thủ.
Để tiến vào trận chung kết và nói rằng chúng tôi đã đầu tư cả thập kỷ để huấn luyện vào tạo ra một thế hệ với lối chơi tấn công tài năng, hoàn toàn tương đồng với các đội bạn tại châu Á và chúng tôi sẽ không lui quá sâu về phía sân nhà và chơi kiểu phòng thủ.
Để nói rằng chúng tôi là Việt nam và chúng tôi có thể đấu với bất cứ đội nào bằng lối chơi tích cực với niềm tin rằng không còn lối chơi phòng thủ nữa.
Đừng đặt cược vào điều đó dù có hay không và dù chiến thắng hay thất bại, đó sẽ là phong cách chơi và niềm tin vào lối chơi tích cực trong trận này sẽ đặt dấu mốc cho sự phát triển của thế hệ tài năng sẽ được nhận ra dù họ có tiếp tục theo đuổi con đường mà họ đã có những năm tháng đẹp nhất trong sự nghiệp bị vắt kiệt sức lực để cho một vị HLV người nước ngoài không bị đuổi việc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét