Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn 13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi.
Phản cảm?
Trong báo cáo vừa trình Bộ tài chính, Tổng cục thuế cho biết,
từ năm 2014 đến tháng 5/2016, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã giải quyết hoàn thuế VAT
cho Formosa Hà Tĩnh số tiền lên tới 13.483,4 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty này
cũng nhận được nhận hàng loạt ưu đãi khác sau sự kiện xô xát xảy ra ngày
13/5/2014.
Chia sẻ với Đất Việt về con số trên, GS.TSKH Lê Du Phong, Nguyên quyền Hiệu trưởng trường
ĐH KTQD Hà Nội cho biết cá nhân ông hết sức bất ngờ khi nhận được thông tin
trên.
“Tôi cũng thấy lạ, Formosa đã sản xuất gì đâu mà được hoàn
thuế. Số tiền hơn 13.000 tỷ đồng là một số tiền lớn. Nếu so với con số Formosa
phải bồi thường cho phía Việt Nam sau sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung
thì còn lớn hơn. Việc một doanh nghiệp từng nhập nhiều hóa chất độc hại và xả
thải ra môi trường biển nước ta được nhận hoàn thuế và nhiều hỗ trợ ưu đãi
khác, tôi thấy rất phản cảm”, PGS.TS Phong nhấn mạnh.
Cũng so sánh với số tiền 500 triệu USD, tương đương 11.500 tỷ
đồng mà Formosa trả cho phía Việt Nam, TS. Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện
Chiến lược phát triển nhấn mạnh:
“Như vậy là chúng ta đẩy mạnh thu hút FDI nhưng cuối cùng
không được gì, thậm chí còn phải bù lỗ. Trường hợp của Formosa là minh chứng
cho việc các doanh nghiệp FDI được nhận quá nhiều những ưu đãi, dẫn đến những sự
bất hợp lý, tính cạnh tranh công bằng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
nước”.
Việc cục thuế Hà Tĩnh hoàn thuế cho Formosa Hà Tĩnh hơn
13.000 tỷ đồng là minh chứng cho thấy doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi.
Theo TS Hồ, trong nhiều thời điểm, chúng ta đã tiến hành thu
hút FDI bằng mọi giá, rải thảm đỏ với nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nước ngoài
nên không thật sự nhận thức rõ yêu cầu, mục đích cũng như cách làm việc với họ.
Tuy nhiên sau những sai phạm của Formosa đã đến lúc Việt Nam nhìn nhận lại quá trình
thu hút đầu tư FDI cũng như cách quản lý, điều hành, giám sát.
“Vừa rồi chúng ta hơi dễ dàng về đất đai, thuế má, chế độ ưu
đãi. Riêng Formosa Hà Tĩnh tôi cho rằng đây là trường hợp hơi đặc biệt, bởi vì
chúng ta chưa tìm hiểu kỹ trước đây về doanh nghiệp này. Không phải doanh nghiệp
FDI nào nhận được nhiều ưu đãi cũng xấu.
Nhiều doanh nghiệp FDI khác họ làm việc rất tốt như: Samsung
của Hàn Quốc, các doanh nghiệp Nhật Bản làm cũng tốt cả. Thậm chí ngay cả các
nước Đông Nam Á cũng có nhiều nước làm tốt như Singapore, Thái Lan, Malaysia.
Quan trọng là chúng ta quản lý như thế nào. Đã đến lúc Việt Nam phải có sự thay
đổi trong chính sách, chiến lược thu hút FDI”, TS Hồ nhấn mạnh.
Dừng hỗ trợ Formosa là cần thiết
Một vấn đề khác PGS.TS Lê Du Phong lưu ý trong báo cáo của Tổng
cục thuế là đề nghị xin ý kiến Thủ tướng kết thúc biện pháp hỗ trợ đối với
Formosa trước thời điểm 1/9/2016 vì mắc nhiều sai phạm.
Theo vị chuyên gia, dù nhận được nhiều ưu đãi thế nhưng thực
tế qua rà soát, kiểm tra, cơ quan thuế, hải quan đã phát hiện nhiều sai phạm của
Formosa như: kê khai, áp mã HS chưa đúng với quy định hiện hành, dẫn đến thiếu
số tiền thuế phải nộp đối với mặt hàng kết cấu thép tiền chế dạng tháp và các bộ
phận rời kèm theo dùng để lắp ghép nhà xưởng…
Do vậy, GS.TSKH Lê Du
Phong cho rằng quyết định dừng hỗ trợ ưu đãi đối với Formosa là việc nên làm và
cần phải làm ngay để thể hiện sự cương quyết của Đảng, nhà nước trước những sai
phạm của doanh nghiệp này.
“Việc Formosa vi phạm thì Tổng cục thuế đã chỉ rõ rồi. Trước
đó, Bộ TNMT cũng chỉ ra 53 sai phạm của doanh nghiệp này, trong đó có việc tự ý
chuyển đổi công nghệ xử lý cốc khô sang cốc ướt gây nguy hại cho môi trường.
Formosa sai phạm như vậy thì việc chấm dứt hỗ trợ là đúng và
cần thiết. Với những ưu đãi mà Formosa được hưởng thì họ ngồi chơi cũng có lợi
rồi. Trong khi những doanh nghiệp Việt Nam phải nộp mấy chục % thuế. Như vậy là
tạo nên sự bất công bằng giữa các doanh nghiệp”, GS.TSKH Lê Du
Phong nói.
Trong khi đó, TS. Lưu Bích Hồ cho rằng, Việt Nam cần xem xét
và làm đúng theo các quy định của pháp luật đối với những sai phạm của Formosa.
“Tổng cục thuế đã có đề nghị và Bộ Tài chính đang xem xét.
Chính phủ cũng đang quan tâm đến vấn đề này. Chúng ta phải kiên trì giải quyết
để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng”, TS Hồ nêu quan điểm.
Nhanh chóng thay đổi chính sách với FDI
Dù thừa nhận đầu tư FDI hiện nay vẫn đóng một vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nước ta, tuy
nhiên TS Lưu Bích Hồ nhấn mạnh, đã đến lúc Việt Nam cần phải thay đổi chính
sách trong việc kêu gọi cũng như thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo báo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét