Miền trung lũ lụt đang tàn phá,
khắp nơi mênh mông nước, người chết, của mất. Nỗi đau ấy mấy ai cầm lòng cho được.
Thế nhưng ở Nha Trang cuộc thi “Hoa” gần cái “Hậu…” vẫn diễn ra mặc dù tỉnh đã
có chỉ đạo dừng. Hà Nội còn tưng bừng náo nhiệt hơn nữa, tỷ phú Jack Ma “chém
gió” khiến nam sinh viên Học viện ngoại giao phải chắp tay quỳ lạy như với tổ
tiên làm mất mặt “quốc thể”, và đặc biệt là lễ kỷ niệm 100 năm cách mạng tháng
Mười Nga được tổ chức long trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, với hơn 3.500
đại biểu tham dự, trong đó có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước.
Có lẽ, những lời phát biểu khen
ngợi, ca tụng về cách mạng tháng Mười không phải lên tận “mây xanh” như người
ta thường châm biếm nữa mà có khi lên tới mặt trăng, sao hoả luôn rồi. Nào là:
Chấn động thế giới, bước ngoặt lịch sử, xoá áp bức bất công, mở ra thời đại mới,
chế độ dân chủ kiểu mới, nhà nước công nông đầu tiên, thắp đuốc soi đường…
Trong khi ở nước Nga, quê hương của
cách tháng Mười vĩ đại ấy lại “im ắng” đến lạ thường, không diễu hành, không hội
thảo, không mít tinh, báo chí cũng im lặng. Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba và cả
Venezuela đang hấp hối cũng không buồn nhắc tới. Chắc chỉ có xứ ta là “tự sướng”
hoành tráng, long trọng.
Thật đúng như câu tục ngữ “mồ cha
không khóc, khóc tổ mối”.
Tất nhiên một sự kiện trọng đại
như thế, các tờ báo lớn trong nước cũng không thiếu các bài viết ngợi ca cách mạng
tháng Mười Nga: Cách mạng tháng Mười Nga - cuộc cách mạng rung chuyển thế giới
(Vnexpress.net), Bài học của Cách mạng Tháng Mười Nga là vô giá (Tiền phong),
Nước Nga và dấu mốc 100 năm Cách mạng Tháng Mười (baotintuc.vn), Cách mạng
tháng Mười Nga - Dấu mốc chưa bao giờ bị lãng quên (baoquocte.vn), Cách mạng
Tháng Mười rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam (Thanh niên) 10 ngày rung chuyển
thế giới: Bản hùng ca về Cách mạng tháng Mười Nga lịch sử (vtv.vn)…
Các bài viết trên chỉ mang đến
cho người đọc những thông tin cũ rích nhai đi nhai lại, những lời khen, ca tụng
nghe đến nhàn chán. Tuyệt không có một từ nào nói về mặt trái của cuộc cách mạng.
Muốn nhìn nhận một cách khách quan về cách mạng tháng Mười Nga thì nghe người
Nga nói, cụ thể là bài viết sau trên Dân Luận. Còn để hiểu hơn nữa về Lênin và
cách mạng tháng Mười Nga thì hãy đọc cuốn “Thất bại lớn” của Zbigniew
Brzezinski (Cố vấn An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Jimmy Carter).
Thực tế, những gì diễn ra ở nước
Nga sau cách mạng rất khủng khiếp chứ không phải như những gì chúng ta được học
trong sách vở. Khủng bố trở thành phương tiện để giải quyết các vấn đề chính trị,
kinh tế, văn hóa - xã hội - “Về nguyên tắc, chúng ta chưa bao giờ từ bỏ khủng bố
và không thể từ bỏ nó” đó là câu nói nổi tiếng của Lenin.
Nếu nói cuộc cách mạng tháng Mười
Nga đã mở ra một thời đại mới, thì đó là thời đại của khủng bố, phá hoại, chết
chóc, đói nghèo và lạc hậu. Vậy thì có gì phải ca ngợi? Bằng chứng là CNXH chỉ
riêng ở Nga và Trung Quốc đã khủng bố đến chết (bằng nhiều cách) khoảng 140 triệu
người. Trong danh sách 10 nhà độc tài khét tiếng của thế kỷ 20 thì có đến 5 cái
tên: Vladimir Lenin, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, Pol Pot, Fidel Castro, họ
chẳng phải là những lãnh tụ của các nước XHCN đó sao. Đó chưa nói những kẻ độc
tài còn lại như Adolf Hitler, Benito Mussolini cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng của
học thuyết học thuyết Marx-Lênin và tư tưởng cách mạng tháng Mười.
Thật không thể hiểu nỗi tại sao
những thứ thế giới đã vứt vào sọt rác lịch sử mà xứ ta lại cứ mãi mê muội, nhầm
lẫn. Thật không tai hoạ nào bằng.
Còn đối với Việt Nam thì không cần
phải phân tích. Cứ nhìn lại lịch sử đất nước 70 năm qua và thực trạng đất nước
hiện nay các bạn sẽ tự có kết luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét