Sáng ngày 5/11/2017 tại lễ kỷ niệm
100 Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017), TBT Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát
biểu với nhan đề: Cách mạng Tháng Mười Nga và lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong
thời đại ngày nay.
Trong đó TBT Nguyễn Phú Trọng có
đề cập: “Mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng
quy luật khách quan”. Như vậy, đây chính là yêu cầu của TBT Nguyễn Phú Trọng đối
với “Mọi đường lối chủ trương của Đảng”.
Nhưng tại sao TBT Nguyễn Phú Trọng
lại yêu cầu điều này vào thời điểm này? Chả lẽ trước đây các chủ trương của Đảng
không xuất phát từ thực tế và không tôn trọng quy luật khách quan?
Rõ ràng là TBT Nguyễn Phú Trọng
đã nhìn thấy, trong thực tiễn, có các chủ trương chưa xuất phát từ yêu cầu thực
tế, và cũng không tôn trọng quy luật khách quan.
Xin liệt kê ra hai ví dụ liên
quan đến bài phát biểu.
1. MỘT MÌNH LẠC LÕNG MỘT ĐƯỜNG
NHÀ NƯỚC NÀO TRÊN THẾ GIỚI KỶ NIỆM
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA ?
Nhà nước Nga không kỷ niệm Cách Mạng
Tháng Mười Nga. Cả Tổng thống Putin lẫn Thủ tướng Mevedev đều không đọc diễn
văn kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga. Người Nga bây giờ gọi Cách Mạng Tháng Mười
Nga là Cuộc Đảo chính (Perevorot) chứ không phải là cuộc cách mạng.
Các nước Trung Quốc, Bắc Triều
Tiên, Cu Ba, đều không kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga .
Nhà nước Việt Nam là nhà nước duy
nhất trên quả địa cầu kỷ niệm Cách Mạng Tháng Mười Nga.
Như vậy là Việt Nam đang một mình
lạc lõng một đường, không đi chung đường với các nước khác trên hành tinh. Rõ
ràng, chúng ta đã không xuất phát từ thực tế, chúng ta cũng không tôn trọng quy
luật khách quan.
2. TƯ TƯỞNG KÝ SINH
KẺ KÝ SINH KHÔNG THỂ SỐNG KHI CƠ
THỂ KÝ SINH NHỜ ĐÃ CHẾT
Cách mạng Tháng Mười là của nước
Nga. Chúng ta du nhập tư tưởng cách Mạng Tháng Mười từ nước Nga. Cách mạng
Tháng Mười đã chết ở nước Nga từ năm 1991. Cho nên tư tưởng Cách mạng Tháng Mười
không thể sống. Tư tưởng ký sinh lại càng không có đất dung thân. Không kẻ ký
sinh nào sống được khi cơ thể mà nó ký sinh nhờ đã chết.
Kéo dài tư tưởng Cách mạng Tháng
mười Nga ở Việt Nam là đi ngược với quy luật khách quan.
Chỉ hai ví dụ trên cũng đủ thấy
được sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm. Chúng ta kêu gọi tôn trọng quy luật
khách quan nhưng chúng ta lại đi ngược với bước chân nhân loại.
Sao chúng ta cứ phải một mình lạc
lõng một đường?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét