Người
đàn ông đi xe máy chở gỗ trên một đường cao tốc ở ngoại thành Hà Nội hôm
24/5/2017.
AFP
Khi
nhìn thấy hoàn cảnh khó khăn của nhiều quốc gia chưa phát triển đang mắc nợ quá
nhiều, như Venezuela hay Việt Nam và nhiều xứ khác nữa, người dân có thể tự hỏi
là nhà nước nghĩ gì khi quyết định đi vay…. Diễn đàn Kinh tế xin đi ngược về
câu hỏi rất cơ bản đó…
Nguyên
Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh
tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, nợ công hay “công trái” như ông thường gọi là
khối nợ của công quyền. Tại Việt Nam khối nợ ấy đã lên tới mức báo động vì tăng
quá nhanh. Nhưng kỳ này, thính giả của chúng ta có lẽ cần trở ngược lên vấn đề
nguyên thủy, là nhà nước nghĩ gì khi đi vay để ngày nay Việt Nam lâm vào những
khó khăn đó? Ông nghĩ sao về điều này?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Quả thật là chúng ta phải trở lại đầu nguồn với câu hỏi là nhà nước
nghĩ gì khi đi vay? Nếu thiếu tiền phát triển, một quốc gia cần đi vay thì phải
tính xem là vay ai. Hai giải pháp cho nhu cầu đó là vay trong nước hay vay ngoại
quốc. Từ đấy họ có hai chọn lựa, là vay bằng nội tệ là đồng bạc nội địa của quốc
gia, hay bằng ngoại tệ, là đồng tiền của xứ khác. Những giải pháp khá cơ bản ấy
có nhiều hậu quả khác biệt mà nhà nước phải tính trước.
-
Trước nhất, khi nhà nước vay trong nước bằng nội tệ, là đồng bạc do chính mình
phát hành, thì khi phải trả nợ chỉ cần phá giá là nhà nước vẫn coi như hoàn
thành nghĩa vụ trả nợ, nhưng với đồng tiền bị mất giá so với khi đi vay. Nhiều
xứ lạc hậu vẫn hay nghĩ tới loại giải pháp trưng thu xù nợ ấy và bị khủng hoảng.
Thứ hai, khi nhà nước đi vay bằng ngoại tệ thì tránh được biện pháp phá giá hay
bơm tiền thật nhiều để trả nợ, nhưng lại gặp vấn đề còn rắc rối hơn.
Nguyên
Lam: Ai cũng có thể nghĩ đến bài toán đầu tiên là nếu đi vay thì có thể gặp rủi
ro. Ông lại phân biệt hai cách vay là nội tệ và ngoại tệ, rồi nói rằng vấn đề
vay bằng ngoại tệ còn rắc rối hơn. Thưa ông, sự rắc rối đó là gì?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Khi vay tiền ngoại quốc là vay ngoại tệ, một quốc gia có thể chọn là khoản
nợ ấy được yết giá bằng nội tệ, giả dụ như đồng Việt Nam, hay bằng ngoại tệ,
tính bằng Mỹ kim chẳng hạn. Và khi vay thì cũng phải tính rằng tiền lời thỏa
thuận là bao nhiêu, từ đó ta có hai vấn đề khác, nôm na là tín dụng và ngoại hối,
nghĩa là hối đoái.
- Giả
thuyết thứ nhất là vay ngoại quốc mà yết giá khoản nợ bằng nội tệ khi khi trả nợ,
trị giá của đồng bạc quốc gia sẽ ảnh hưởng đến phân lời phải thanh toán. Nếu đồng
bạc mất giá thì tiền lời sẽ đắt hơn, là trường hợp khá phổ biến của các nước
nghèo cần đi vay. Và càng phá giá đồng bạc thì càng gây khó cho việc hoàn trái
sau này. Đấy là rủi ro tín dụng và lại thành phức tạp hơn khi ta châm thêm một
yếu tố bất trắc là tỷ giá hay hối suất giữa nội tệ và ngoại tệ.
- Giả
thuyết thứ hai là vay tiền yết giá bằng ngoại tệ. Khi ấy, trị giá tương đối của
hai đồng bạc quy thành tỷ giá hay hối suất cũng ảnh hưởng đến việc trả nợ. Giả
dụ như quốc gia vay một trăm triệu đô la với phân lời 10% và tỷ giá là 10 ngàn
đồng Việt Nam ăn một đô la thì tiền lời phải trả là 10 triệu đô la một năm,
tính ra bạc Việt Nam là 100 tỷ bạc. Nếu đồng bạc mất giá, sau này giả dụ như
phân nửa, phải 20 ngàn đồng mới ăn một đô la thì khoản tiền lời 10 triệu đô la ấy
sẽ tăng gấp đôi nếu tính bằng nội tệ, tức là sẽ thành một khoản chi lớn hơn cho
ngân sách quốc gia. Bây giờ, nếu tính đến phần vốn lẫn lời đến kỳ thanh toán
thì ta thấy ra vấn đề.
Nguyên
Lam: Như ông vừa trình bày thì có lẽ người ta hiểu ra vì sao gánh nợ của Việt
Nam là vấn đề khi tỷ giá đồng đô la tăng mạnh từ vài năm nay sẽ làm nghĩa vụ trả
nợ lại đắt hơn. Khi ấy câu hỏi đặt ra là mặc dù gặp rủi ro như vậy, vì sao nhà
nước vẫn đi vay bằng ngoại tệ?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Chúng ta có thể thấy vài ba lý do. Thứ nhất, khả năng cho vay trong nước
tùy vào khả năng tiết kiệm, sức huy động ký thác và tiền lời cho vay. Ký thác
thấp, tiền lời cao với áp lực lạm phát mạnh khiến việc vay tiền trong nước bị
giới hạn, như ta đã thấy mấy năm trước. Thứ hai, nhà nước lại coi trọng chỉ
tiêu tăng trưởng và đòi bơm thêm tín dụng mà thu hút ký thác không đủ vì lãi suất
huy động quá thấp và lãi suất thực của việc đi vay lại quá cao nếu kể thêm các
lệ phí thực chất là loại trưng thu phải thanh toán cho các ngân hàng, vì vậy
nhà nước tưởng khôn vẫn cho phép doanh nghiệp đi vay bằng ngoại tệ.
- Thứ
ba, trong hoàn cảnh yếu kém của hệ thống ngân hàng nói chung, như chúng ta đang
thấy ngày nay, mà nhà nước vẫn muốn bơm tín dụng để kích thích sản xuất bất kể
tới phẩm chất thì các ngân hàng hay doanh nghiệp của nhà nước được khuyến khích
đi vay bằng ngoại tệ, nhất là khi lãi suất trên thế giới giảm mạnh từ mươi năm
nay. Và sau cùng, trong khi tư nhân khó được vay bằng ngoại tệ, các chủ nợ ngoại
quốc vẫn tin là chính nhà nước bảo lãnh các khoản nợ này nên dễ cho vay hơn. Kết
cuộc thì ngân hàng vay ngoại quốc với phân lời thấp và cho bên trong vay lại bằng
nội tệ với lãi suất cao và doanh nghiệp nhân danh nhà nước thì càng vay mạnh
hơn để đưa vào các dự án kém hiệu năng. Nhưng hậu quá đáng ngại của ngần ấy lý
do là nhà nước đi vay với rủi ro dài hạn để có mức tăng trưởng ngắn hạn hàng
năm rồi sẽ có ngày tính sổ, là lúc này, vì phải trả nợ đắt hơn trong khi khối dự
trữ ngoại tệ thật ra vẫn còn giới hạn.
Nguyên
Lam: Nếu vậy thì việc nhà nước đi vay tưởng như vì lý do kinh tế lại có thể phức
tạp hơn vì chỉ tiêu tăng trưởng ở trên đưa xuống nhằm kích thích đầu tư và đi
vay qua nhiều, khi Ngân hàng Nhà nước không được rộng quyền nâng lãi suất để
tăng huy động ký thác trong nước. Thưa ông, phải chăng chính trị vẫn là yếu tố
then chốt mà sau cùng thì quy luật kinh tế phản hồi lại nên sẽ gây ra vấn đề
tài chính?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Chúng ta thấy hiện tượng này với một kích thước lớn hơn, đó là tại
Trung Quốc khi nhà nước, doanh nghiệp lẫn cơ sở tài chính hay các hộ gia đình đều
mắc nợ rất nhiều và nhanh để có được mức tăng trưởng cao. Đấy là một trong những
bài toàn lớn của xứ này, nhưng họ vẫn còn một khối dự trữ ngoại tệ đáng kể khả
dĩtrì hoãn được cái giờ tính sổ, với cái giá phải trả sẽ cao hơn sau này. Lãnh
đạo Bắc Kinh hiểu chuyện ấy và đang ra sức giải quyết trong khi người ta chưa
biết lãnh đạo Hà Nội tính sao sau khi đã vay quá trớn.
- Dư
luận cứ chỉ nói đến khoản nợ công của chính phủ, chứ còn khoản nợ của doanh
nghiệp hay cơ sở quốc doanh, bằng nội tệ hay ngoại tệ, là bao nhiêu thì cũng chẳng
có thống kê chính xác. Bên trong các khoản nợ này thì tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu
có lẽ cũng khó ai biết. Rốt cuộc thì đấy mới là những khoản nợ thật mà toàn dân
sẽ phải trả sau này, dưới hình thức thuế khóa, phá giá hay lạm phát và sau cùng
là vỡ nợ. Vì vậy chương trình của chúng ta mới khởi đầu với câu hỏi là nhà nước
nghĩ gì khi đi vay.
Nguyên
Lam: Nếu vậy, thưa ông nhà nước có thể gặp bài toán nan giải là làm sao giữ cho
đồng bạc khỏi mất giá khi được giàng giá vào đồng đô la Mỹ trong một biên độ nhất
định, trong khi vẫn cần bơm tín dụng vào kinh tế mà không gây ra lạm phát vì
làm đồng tiền sụt giá?
Nguyễn-Xuân
Nghĩa: - Thưa đấy mới là vấn đề! Nếu muốn tránh lạm phát và giữ giá đồng bạc
thì ngân hàng trung ương có thể nâng lãi suất và trả tiền lời ký thác cao hơn để
thu hút nhưng lại không kích thích được sản xuất để đạt chỉ tiêu tăng trưởng của
nhà nước. Vì muốn làm tất cả hoặc vì không giải quyết nổi bài toán lưỡng nan
đó, người ta tìm giải pháp dễ là vay tiền ngoại quốc khi thấy lãi suất quá thấp
tại Hoa Kỳ làm tiền Mỹ quá rẻ và dễ vay. Thề rồi vay về lại không xài vào nơi
đích đáng, có khi còn dồn vào những quả đấm thép mềm oặt của hệ thống quốc
doanh, ngày nay mới khó trả nợ. Khi cùng quẫn thì người ta có thể sáng tạo ra
nhiều cách trì hoãn, như phá giá, vét vàng, thậm chí quỵt một phần nợ hoặc bày
trò đổi tiền. Nhưng đấy cũng là những liều thuốc đổ bệnh mà chúng ta sẽ sớm thấy
ra!
Nguyên
Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân
Nghĩa về bài phân tích kỳ này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét