Hà Nội cần Donlad Trump
Ngày
11 – 12/11, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra APEC, và đây là cơ hội để Việt Nam
tận dụng vai trò chủ nhà của mình nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự
quốc gia.
Bản chất không chính thức của hội nghị thượng đỉnh APEC tạo điều kiện
cho Việt Nam thu hút các nền kinh tế lớn đa phương lẫn song phương. Kể
từ khi Tổng thống Donald Trump rút ra khỏi TPP, các nhà lãnh đạo Hà Nội
nhận thức rõ rằng họ cần thúc đẩy quan hệ song phương với Washington để
giữ sự tập trung của vị Tân Tổng thống vào Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình hình quốc tế đã thay đổi theo hướng bất lợi cho Việt Nam.
Trung Quốc cứng rắn hơn về lập trường và hành xử ngày càng kiên quyết hơn ở Biển Đông. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á đang rơi vào "cuộc tấn công quyến rũ" của Trung Quốc do ảnh hưởng kinh tế và đầu tư đáng kể từ nước này. Trong khi đó Mỹ dường như đã chấp nhận một chính sách biệt lập. Việt Nam phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để tăng cường nền kinh tế dựa vào xuất khẩu và bảo vệ lợi ích quốc gia ở vùng Biển Đông. Cách tiếp cận đã được chính thức thông qua tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 1XII vào đầu năm 2016. Do đó, Việt Nam sẽ sử dụng vai trò của chủ nhà APEC 2017 để thúc đẩy việc định hướng lại chính sách đối ngoại của Việt Nam từ “sự tham gia” đến “cam kết” trong các thỏa thuận song phương và đa phương.
Trong chuyến thăm Châu Á lần này của Tổng thống Mỹ, Việt Nam có thể nổi
lên như một trong những quốc gia trong khu vực có thể cung cấp cho Mỹ
nhiều lợi ích mang tính khác biệt. Một trong số đó là thúc đẩy một Đông
Nam Á gắn kết với mối quan hệ Mỹ trong các vấn đề thương mại và an
ninh.
Trong bối cảnh cắt giảm chính sách của Trump, Hà Nội phải tận dụng
chuyến thăm đầu tiên này của vị Tổng thống Mỹ để đảm bảo rằng lợi ích
của Việt Nam vẫn còn hội tụ với các tính toán của Mỹ trong khu vực.
Chuyến đi này chỉ là một trong những chuyến thăm cấp cao giữa hai nước
mà Việt Nam đã tìm cách thúc đẩy kể từ khi ông Trump nhậm chức. Tháng 5
năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo nhà nước Đông Nam Á đầu
tiên thăm Nhà Trắng. Hai nhà lãnh đạo khẳng định lại cam kết tăng cường
Hợp tác toàn diện năm 2013 với trọng tâm là thúc đẩy quan hệ thương mại
và an ninh.
Tháng 8 năm 2017, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã chia sẻ
với đồng nhiệm Jim Mattis rằng, hai nước cần phải cải thiện mối quan hệ
quốc phòng dựa trên quan điểm chung về tự do hàng hải ở Biển Đông.
Một biểu tượng hợp tác quốc phòng sắp tới đây chuyến thăm của một tàu
sân bay Mỹ vào năm 2018. Điều này có ý nghĩa nhiều với Việt Nam hơn đối
với Mỹ. Các cuộc tập trận chung với các cường quốc phương Tây thường
được giữ ở mức thấp ở Việt Nam, vì vậy chuyến thăm năm sau sẽ đánh dấu
sự một bước đi mới của Việt Nam, từ quá nhút nhát sang thể hành động như
một yếu tố quan trọng của khu vực.
Có lẽ nhận ra điều này, Tổng thống Trump đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong nhiệm kỳ đầu của mình.
Tổng thống Obama và ông Trần Đại Quang tại Hà Nội |
Những điểm đầu tiên đáng chú ý này mang một ý nghĩa lớn đối với giới
tinh hoa Việt Nam. Mặc dù Tổng thống Trump tìm cách thoát khỏi chính
sách cân bằng Á Châu của người tiền nhiệm Obama, nhưng ông vẫn nhấn mạnh
sự liên tục trong mối quan hệ giữa Mỹ - Việt.
Tại Hà Nội lần này, mối lo ngại của Tổng thống Mỹ sẽ hướng về Triều Tiên
nhiều hơn, điều này có thể khiến ông lơ là vấn đề Biển Đông, tuy nhiên
APEC 2017 vẫn sẽ là cơ hội cho ông Trump thể hiện rằng ông ấy không hoàn
toàn từ bỏ thỏa thuận đa phương và các hiệp ước thương mại quốc tế như
ông đã đe dọa sẽ làm với Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), và
Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn (KORUS).
Việt Nam cũng có thể là một nơi thích hợp để Tổng thống Trump trấn an
các đồng minh châu Á và các quốc gia cảm tình khác với Washington rằng,
Trung Quốc sẽ không lấp đầy khoảng trống kinh tế còn sót lại kể từ khi
Trump rời bỏ thỏa thuận TPP.
Ngoài ra, chính quyền Trump có thể coi Việt Nam là một quốc gia thân
thiện khi Trung Quốc tiến hành bất kỳ hành vi quyết đoán nào ở Biển
Đông. Những lo ngại chung về tham vọng phiêu lưu của Trung Quốc trong
khu vực sẽ là điểm hội tụ giữa hai nước. Về phần mình, Việt Nam hy vọng
Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Đông Nam Á nhằm duy
trì sự ổn định trong khu vực. Điều này cũng phù hợp với định hướng của
Nhà Trắng liên quan đến một khu vực tự do và mở cửa.
Về thương mại song phương, hai nước đã thấy mối quan hệ kinh tế cải
thiện đáng kể kể từ khi được bình thường hóa vào năm 1995. Đi từ 451
triệu đô la vào năm 1995, đến năm 2014 đã vượt Malaysia để trở thành nhà
xuất khẩu ASEAN lớn nhất sang Mỹ. Thị trường Mỹ là đối tác lớn trong
xuất khẩu của Việt Nam.
Vào năm 2016, Mỹ đã phải đối mặt với thâm hụt thương mại lớn ở mức 32 tỷ
USD với Việt Nam, mức thâm hụt thương mại lớn thứ 6 của Mỹ, so với 27
tỷ USD của Hàn Quốc. Trong chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc tới
Washington vào tháng 5 năm 2017, Việt Nam đã ký các thỏa thuận thương
mại trị giá 8 tỷ USD, dự kiến sẽ hỗ trợ hơn 23.000 việc làm ở Mỹ. Thêm
vào đó, 90 triệu người Việt Nam gắn với tầng lớp trung lưu phát triển
nhanh là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất Mỹ.
Nhận thức rõ rằng khẩu hiệu của Trump thường tập trung vào những gì mà
ông ta coi là sẽ đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho Mỹ, các nhà lãnh đạo Hà
Nội biết rằng họ phải tích cực mua thêm nhiều sản phẩm từ Mỹ nhằm thúc
đẩy hợp tác các lĩnh vực khác.
Hay nói cách khác, Hà Nội cần nói tiếng của Trump.
Donald Trump cần Bắc Kinh
Trước khi chuyến thăm Châu Á của Trump bắt đầu một nhà máy đóng tàu của
Trung Quốc đã hạ thủy tàu nạo vét lớn nhất trong khu vực.
Tiankun (Thiên Côn) nặng 17.000 tấn, được mệnh danh là “tàu nạo vét lớn
nhất Á châu”, có thể đào sâu trong lòng biển tương đương với ba bể bơi
Olympic mỗi giờ và báo hiệu một giai đoạn mới trong xây dựng Biển Đông
của Trung Quốc và trực tiếp thách thức Mỹ lãnh đạo khu vực.
Đây cũng là một lời nhắc nhở của Chủ tịch Trung Quốc Trung Quốc Tập Cận
Bình trong chuyến thăm của Trump, rằng Mỹ cần thừa nhận về tham vọng mở
rộng của Trung Quốc liên quan đến sân sau của mình. Một Biển Đông với
những đường băng, cảng và các cơ sở quân sự được xây dựng trên các rạn
san hô ngầm nằm trong tuyến đường thủy thương mại đông đúc nhất thế
giới.
Tại Bắc Kinh, ông Trump sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của Trung Quốc về Bắc Hàn, ưu tiên hàng đầu của ông, cũng như thương mại.
Trung Quốc nhìn thấy cơ hội để thương thảo.
Câu hỏi đặt ra cho các chính phủ châu Á là liệu Tổng thống Trump có bị cám dỗ để đi đến thương lượng không?
Ông Tập đã thúc đẩy cái mà ông gọi là “một loại quan hệ quyền lực mới”
với Mỹ, một khẩu hiệu vô cùng đáng sợ, nhưng có một ý nghĩa sâu sắc,
nhất là khi Washington sẽ bắt đầu đối xử bình đẳng hơn với Trung Quốc.
Đến mức, sự sắp xếp đối xử này có thể đưa Đài Loan trở thành một trong
những “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Mối quan hệ này đưa Mỹ - Trung trở thành cân đối quyền lực toàn cầu.
Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama đã bác bỏ ý tưởng này bởi nó là mối
nguy hại cho tình hữu nghị và liên minh của Mỹ trong khu vực Á châu.
Tuy nhiên, với sự thay thế của ông Trump, Trung Quốc coi ông Trump như
là một doanh nhân, người cuối cùng có thể mở ra những thỏa hiệp thực
dụng.
Vào ngày ông Trump và ông Tập gặp nhau vào đầu năm 2017, Ivanka Trump đã
được chấp thuận nhãn hiệu tại Trung Quốc cho dòng túi xách và spa.
Việc tiếp cận này đã khiến ông Trump mở lòng hơn, và trong một câu
chuyện gần đây, ông Trump đã nhấn mạnh, “một số người có thể gọi ông Tập
là vị vua của Trung Quốc.”
Ông Cui Tiankai, đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, đã hứa với ông Trump rằng ông Tập sẽ có chuyến thăm cấp quốc gia.
Bắc Kinh có khuynh hướng pha trộn ngoại giao mềm, giống như các món quà
thương mại. Tàu nạo vét Tiankong thể hiện chiến lược của Bắc Kinh trong
việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc bằng bất cứ phương tiện nào. Trong
khi đảm bảo một món quà đến cho vị Tổng thống Mỹ.
Tổng hợp từ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét