Cảng cá tỉnh Bình Thuận im ắng
hôm 22/3/2017.AFP photo
Cho đến thời điểm hiện nay, biển
nhiễm độc đã một năm, quãng thời gian đủ dài để hàng loạt doanh nghiệp hải sản
và hàng quán ven biển phải phá sản, dẹp tiệm và hàng triệu ngư dân lâm vào khốn
khó.
Formosa đền bù không thỏa đáng và
nhà nước đã hành xử không hợp lý.
Ngư dân rên xiết
Một phụ nữ tên Hiếu, sống ở xã Hải
Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, chia sẻ: “Từ hồi biển chết tới giờ, bọn
em từ thua lỗ tới thua lỗ bởi vì nuôi cá không được, mà nuôi được bán cũng
không ai dám ăn (vì bà Hiếu nuôi cá nước lợ). Còn đền bù thì có đền bù gì đâu
ngoài chuyện hỗ trợ sáu tháng ăn. Biển chết mấy chục năm mà đền bù cho ngư dân,
người nuôi cá sáu tháng ăn thì sống như thế nào đây? Lưới liếc gì giờ cũng bỏ
chứ có dám đi đánh bắt chi mô! Gia đình em vừa đi đánh bắt vừa nuôi cá, trước
đây thu nhập khá ổn định. Một năm trở lại đây thì chỉ có thua lỗ thôi! Mà chưa
nói đến chuyện nhiễm độc. Biển bây giờ hết cá rồi. Đi đánh về ăn cũng không có
nữa chứ đừng nói đánh về bán. Dân ở đây bị nhiễm độc hết rồi, chán lắm!”.
Bà Hiếu cho biết thêm là vấn đề bức
xúc của hầu hết ngư dân, cũng như các gia đình kinh doanh liên quan đến biển nằm
ở chỗ sau gần một năm, sức khỏe của nhiều người xuống thấy rõ. Không còn rắn rỏi
và mạnh mẽ như thời biển chưa nhiễm độc. Bà chỉ mong muốn chính phủ có động
thái giúp dân kiểm tra sức khỏe một cách hiệu quả và chính xác để dân yên tâm
làm ăn.
Hơn nữa, vấn đề công tâm và tử tế
trong giải quyết đền bù cần phải được lưu tâm đúng mực. Bà Hiếu giải thích thêm
là bà muốn nói đến chuyện minh bạch cũng như sòng phẵng của cơ quan chính quyền
đại phương khi giải quyết đền bù. Khoảng tiền 500 triệu Mỹ Kim mới nghe thì lớn
nhưng nếu chia đều cho 5 triệu ngư dân thì mỗi người chỉ được 100 Mỹ kim. Trong
khi đó, ngư dân và những gia đình liên quan đến kinh tế biển ở miền Trung cũng
ngót nghét năm triệu người. Đó là chưa muốn nói đến việc các bộ, ngành mỗi nơi
ngắt một miếng trong gói đền bù 5 triệu Mỹ Kim này để làm dự án dạy nghề, đào tạo
gì đó.
Ví dụ của bà Hiếu được đặt trong
bối cảnh đền bù công bằng, sòng phẵng mặc dù chưa thỏa đáng. Ngược lại, hiện
nay đã có quá nhiều khuất tất trong đền bù cho người thiệt hại vì biển nhiễm độc.
Bà Hiếu nói rằng ngay trong xã của bà có đến hai trường hợp làm cán bộ nhà nước,
chỉ nuôi một ao tôm nhỏ và khi biển nhiễm độc thì họ đã xuất tôm, không mất thứ
gì nhưng khi đền bù, họp được ưu tiên nhận trước, nhận số tiền cao ngất ngưỡng,
nói nôm na là nhận tiền tỉ, đủ để xây nhà, mua xe hơi.
Trong khi đó, các gia đình nuôi
tôm, nuôi cá nước lợ bị chết hàng loạt do biển nhiễm độc thì chờ dài cổ vẫn
không thấy tiền đền bù, chỉ nhận được khoản hỗ trợ sáu tháng ăn là chấm dứt từ
đó đến nay. Và cũng theo bà Hiếu, chuyện này xảy ra trên khắp các tỉnh có biển
nhiễm độc. Bà khẳng định lời bà nói chính xác 100%. Nếu không tin, ông Thủ tướng
vui lòng cho thanh tra về rà soát danh sách đền bì và điều tra thực trạng sẽ thấy
ngay vấn đề tham nhũng, giả đau ăn tiền, đạp lên mồ hôi và nước mắt của nhân
dân mà ăn cũng như vứt danh dự của một cán bộ nhà nước, một đảng viên vào sọt
rác để mà ăn tiền!
Nhà nước giải quyết có thỏa đáng?
Một cán bộ ngành thương nghiệp đã
nghỉ việc, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Các ông phải làm việc cho có khoa học một
chút mới được. Bởi đây là chính sách vĩ mô (có liên quan đến vận mệnh quốc gia)
mà các ông cứ giải quyết theo kiểu manh mún, lấy vài ba chục triệu đồng cho dân
làm như mồi nhử. Cuối cùng mấy chục năm sau họ sống bằng gì? Làm gì để sống thì
các ông không nói đến. Lẽ ra các ông phải bàn về biển, phải yêu cầu Formosa làm
sạch môi trường biển trước, sau đó yêu cầu đền bù cho các hộ dân…”.
Theo vị này, điều làm ông bức xúc
nhất chính là cách giải quyết hết sức ầu ơ và thiếu trách nhiệm của chính quyền
trung ương. Bởi lẽ, vấn đề đền tiền của Formosa là hết sức vô lý. Tập đoàn này
đã làm nhiễm độc cả một dãy bờ biển miền Trung, hải sản chết hàng loạt nhưng
sau đó, Formosa chỉ bỏ ra một khoản tiền nhỏ nhoi để đền bù cho phần biển họ giết
hại.
Vị cán bộ này cho rằng nếu cộng tất
cả thu nhập của ngư dân, người kinh doanh hải sản, hàng quán và du lịch dọc
duyên hải miền Trung lại thì khoản tiền này chưa bằng thu nhập trong một tuần lễ
của các nhóm ngành, nghề này lại. Và đền bù cho những tổn thất say khi giết biển
mà nghe cứ như hỗ trợ, cứu đói cho các ngư dân. Biển vẫn bị dơ dáy, nhiễm độc
và chưa biết bao giờ sẽ chấm dứt tình trạng này.
Theo vị cán bộ này, vấn đề đền
bù, giải quyết sau khi biển nhiễm độc, nếu nhà nước thực sự có năng lực thì phải
buộc Formosa đền bù thiệt hại cho ngư dân và ngay tức khắc phải cải tạo môi trường
biển, phải trồng các loại thực vật biển đã chết, phải gấp rút lấy lại môi trường
nước sạch để các loài hải sản có chỗ tồn tại, cư trú và sinh sản.
Chuyện không chỉ đơn giản đền bù
vài chục triệu đồng hay vài trăm triệu đồng cho ngư dân là đủ. Bởi theo ông,
cách làm này có tính nhử mồi nhiều hơn là đền bù tử tế. Bởi ai cũng biết, người
lao động Việt nam là lao động của một nước nghèo, họ phải sang tận các nước
nghèo như Campuchia, Lào, Trung Quốc để làm chui. Đồng tiền đối với người lao động
rất lớn, khi họ khốn khó, họ chỉ biết trông chờ sự hỗ trợ và đền bù tứ nhà nước
cũng như Formosa. Có được đồng nào họ mừng đồng đó.
Trong khi đó, vấn đề quản lý nhà
nước thuộc tầm vĩ mô, không thể xử sự theo kiểu manh mún được đồng nào hay đồng
đó là qua chuyện. Mà chính phủ, nhà nước phải tính đến kinh tế lâu dài cho dân
như nó vốn là thế. Vịu này giải thích thêm về cái ông gọi là chính sách vĩ mô.
Ông cho rằng ngay từ đầu nhà nước và chính phủ đã sai lầm khi tỏ ra mừng rỡ vì
đã buộc Formosa nhận tội xả độc vào biển để yêu cầu họ đền 500 triệu Mỹ kim.
Lẽ ra, không nên quyết về số tiền
đền bù theo kiểu thống kê sơ sài gia đình nào thiệt hại và thiệt hại bao nhiêu.
Việc thống kê này chỉ diễn ra trong vòng ngót nghét một tháng với kiểu làm việc
qua loa chiếu lệ của các cơ quan địa phương mà lẽ ra phải đưa những thống kê
này vào phần sau khi giải quyết môi trường biển.
Nghĩa là mời chuyên gia các nước
có kinh nghiệm yêu cầu đền bù biển như Mỹ, Nhật, những nước từng bị các tập
đoàn kinh tế làm nhiễm độc biển và nhân dân của họ đền bù hàng chục tỉ Mỹ Kim,
chuyên gia của họ sẽ thống kê, dự toán thiệt hại. Sau khi đền bù về biển thì đền
bù cho thiệt hại nhân dân. Bởi biết được thời gian biển chết kéo dài bao lâu để
ước tính khoản thiệt hại của nhân dân vùng biển mới có thể đền bù. Đằng này chỉ
rót vài đồng lẻ như là cứu đói.
Mà cứu đói cũng không được danh dự
cho mấy bởi hầu như không có cán bộ nào sạch sẽ, không bị run tay khi cầm khoản
đền bù của dân. Ở đây, câu chuyện danh dự quốc gia và sỉ nhục dân tộc đã bị giới
cán bộ rẻ rúng và đạp lên vì những đồng tiền đền bù!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét