Theo báo Trẻ
Phim Kong: Đảo Đầu lâu có nhiều thứ khó chịu. Tất cả các nhân vật và quái vật ở đó đều như những nguyên liệu của món fast food
công nghiệp điện ảnh, chế biến theo dây chuyền lớn, công thức ổn định,
ướp đá chuẩn, chỉ cần đem rã đông và tống vào cái lò vi sóng chóng vánh
của hệ thống tiếp thị toàn cầu là xong. Không một tình huống, một tình
tiết hay một lời thoại nào hé ra nửa tia sáng nhỏ an ủi, rằng bộ phim ấy
cũng tự biết sự hời hợt đáng giá trên nửa tỉ dollar
của nó và nháy mắt hay nhún vai xin thông cảm: chúng ta đang ở thời Mỹ
sản xuất hàng giải trí siêu khủng cho thị trường siêu khổng lồ Trung
Hoa.
Đã từ lâu bom tấn Hollywood thôi đầu tư vào ý tưởng để khai thác đến cái bã cuối cùng của một ý tưởng từng mới mẻ ở một kiếp trước nào đó. Phim Kong cũng thế, nhạt phèo như nước luộc bèo chan nước luộc đá. Những thông điệp lấy lệ của nó, nào phản chiến, nào bảo vệ môi trường sinh thái, bốc mùi đạo đức chớp nhoáng, song xưa nay sản phẩm tiêu khiển của văn hóa tư bản phương Tây đều như vậy, chúng vận hành theo đúng nguyên lý Thiện thắng Ác của các tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa nghiêm trang. Chỉ khác ở ba điểm: Một, cái Thiện tư bản phải thắng để bán hàng chứ không phải để xiển dương lý tưởng; hai, trước khi đi uýnh cái Ác, nó không phải xin chỉ thị của Đảng; ba, nó thường trú ở những cá nhân lẻ loi cô đơn chứ không được cái diễm phúc ấp trong tổ ấm của tập thể nhân dân và đồng chí. Tóm lại, những khó chịu ở món hàng quái thú nhân tình King Kong đời mới này đều đúng quy trình của luồng phim rác hoành tráng đắt xắt ra phút, mỗi phút 1,5 triệu dollar.
Nhưng khi đã quyết định dẹp tâm trí, rút ví mua vé vào rạp lớn xem cảnh đẹp Việt Nam mơ màng cho ùng oàng của kỹ xảo điện ảnh Mỹ thực sự tối tân, tôi có thể gạt qua một bên phần lớn những khó chịu ấy. Có thể tha thứ cho nàng Brie Larson quyết tối giản diễn xuất vào hành vi duy nhất khi không phải chạy thục mạng là bấm máy ảnh. Có thể cho qua cái thiện chí chủng tộc của ba người da trắng (Conrad, Weaver, Marlow) muốn tôn trọng thế giới hoang sơ của dân bản địa và giữ yên vương quốc man dã ấy cho chúa tể khỉ đột trị vì. Họ cũng là ba nhân vật duy nhất có một chút chất đạm, trong khi toàn bộ đám da màu còn lại, kể cả Samuel L. Jackson, đơn giản là chất độn đánh phồng. Song điều khó chịu nhất, khó bỏ quá của phim Kong là nó bắt quàng vào Apocalypse Now, Tận thế là đây, như thể lấy tác phẩm khải thị về Chiến tranh Việt Nam này làm cảm hứng.
Trả lời một cuộc phỏng vấn, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts cho biết mình muốn xem Apocalypse Now với
Vua Kong, muốn thưởng thức một bộ phim về Chiến tranh Việt Nam với quái
vật. Ông ấy có quyền làm thế, và chắc chắn sẽ có người làm phim về cuộc
chiến Syria với Chúa Zombie, về Holocaust với Nữ hoàng Vampire. Ăn khách thì lập chuỗi franchising
kéo thêm tiền truyện, trung truyện, hậu truyện. Toàn thế giới sẽ ngóng
đợi tác phẩm điện ảnh hùng vĩ nhất về nhân loại: Việt Kong đánh nhau với
khủng long Mỹ, Godzilla Nhật, thây ma Syria, ma cà rồng Holocaust.
Chúng ta chỉ còn việc duy nhất nghiêm túc trên đời là sống để giải trí
và chết vì giải trí, như Neil Postman đã tiên đoán trong Amusing Ourselves to Death, cuốn sách ra đời hơn ba mươi năm trước. Trích chương cuối: “Khi
dân chúng mải để tâm vào những chuyện tầm phào; khi đời sống tinh thần
là một chuỗi vô tận những sự kiện giải trí, một guồng máy tiêu khiển
khổng lồ; khi công luận thành một mớ vớ vẩn những lải nhải giống hệt
nhau; tóm lại: khi người dân biến thành khán giả và những vấn đề quốc
gia biến thành các tiết mục tạp kĩ thì văn hóa thực sự đứng trước họa
diệt vong và quốc gia lâm vào thế nguy kịch.” Đó là những lời của một học giả Mỹ dành cho nước Mỹ, nơi vị Tổng thống đương nhiệm vốn nổi danh rộng rãi nhờ một reality show
đình đám, và đến giờ phút này nhiều công dân khán giả chắc vẫn tưởng
những điều đang diễn ra trong Nhà trắng không phải là thực tế đáng kinh
hãi mà chỉ là suất diễn mua vui. Song hơn bốn thập niên sau cuộc “kháng
chiến chống Mỹ” và chống “văn hóa thực dân mới của đế quốc Mỹ”, quái vật
giải trí của Hollywood đã hoàn toàn chinh phục khán giả Việt.
Với 118 phút cộng cả phần hậu kết cùng tất cả những trích dẫn từ Apocalypse Now: mặt trời đỏ máu, nhạc rock và dàn trực thăng Huey, chuyến tàu trên sông, thổ dân câm lặng, bom trải thảm, sĩ quan nghiện mùi napalm, phim Kong quay phần lớn ở Việt Nam không nói được điều gì và thực ra chẳng có ý định nghĩ ngợi gì về đất nước này. Việt Nam chỉ là chút hành mỡ phi thơm rắc lên tô mì ăn liền tú hụ phục vụ khẩu vị đại đồng của thị trường điện ảnh mênh mông phi giới tuyến ý thức hệ. Chiến tranh Việt Nam, mỉa mai thay, chỉ là phông cảnh chào hàng, trang trí cho món quái vật điện tử một chiều sâu nửa tấc. Từ Việt Cộng đến Việt Kong: diệt Cộng trong bưng biền Nam bộ không xong, quân đội Mỹ trang bị đến tận chân răng trút toàn bộ phẫn nộ cay đắng và hàng tấn bom đạn thừa lại vào cuộc chiến diệt Kong ở Ninh Bình. Và cũng thất bại.
Bài học bỏ túi đó chẳng lay chuyển được điều gì ở ai ngoài một cái nhếch mép nhợt nhạt. Nguyên tắc cao nhất của tất cả các “tiết mục tạp kĩ”và hàng giải trí là tuyệt đối không làm ai đau. Không đau đầu. Không đau tim. Chỉ sướng mắt và viêm màng túi.
Với chưa đầy 2 giây đồng hồ, một chi tiết rất nhỏ trong Apocalypse Now ám ảnh tôi khủng khiếp. Đó là ở trường đoạn ba nàng người mẫu của Playboy đi trực thăng đến biểu diễn phục vụ lính Mỹ tại cứ điểm Hậu Phát. Các nàng mặc cực hở, nhún nhảy cực khêu gợi, làm những động tác cực kích thích trong tiếng nhạc xập xình. Một nàng hai tay hai súng ngắn, bắn chỉ thiên rồi uốn éo tuồn súng vào dưới háng. Hai nàng còn lại diễn tư thế như đang làm tình rung bần bật với hai khẩu súng dài. Nơi khán đài, hàng nghìn con đực mặc quân phục hoặc cởi trần trùng trục chuẩn bị điên. Mùi napalm bốc lên từ màn ảnh. Rồi ống kính bình thản quét dọc một hàng rào cao, nơi già trẻ trai gái người Việt lắt lẻo đu bám và trố mắt nhìn. Im lìm đứng bên là một phụ nữ Việt đội nón sùm sụp, vừa bưng bát cơm và lia lịa vừa tranh thủ ghé mắt xem tuồng Mỹ. Từ cảnh giới thế tục qua cảnh giới siêu thực, chiến tranh chuyển sang cảnh giới phi lý. Đại úy Willard sẽ chuyển từ ánh mắt thờ ơ giễu cợt sang kinh ngạc rồi hoang mang ghê tởm. Người phụ nữ lam lũ đứng và cơm bên lề thời cuộc hỗn mang trong vương quốc Absurdistan đó là một trong những hình ảnh nhức nhối nhất về Việt Nam trong điện ảnh mà tôi từng biết.
Apocalypse Now không cung cấp một bài học nào hết. Thông điệp duy nhất của nó là: trước sự điên loạn vô bờ của con người, mọi lý giải về một thực tế như Chiến tranh Việt Nam đều vô nghĩa.
“My film is not a movie. My film is not about Vietnam. It is Vietnam.” Đó là bình luận của đạo diễn Francis Ford Coppola về bộ phim không quay một cảnh nào tại Việt Nam của mình. Người đàn bà và cơm xem lính Mỹ xâu xé gái Playboy là diễn viên quần chúng Philippines. Song nếu những sóng biển và sông nước trong đó là cảnh thực của Việt Nam, liệu khán giả Việt có trầm trồ và say sưa kiêu hãnh vì non sông gấm vóc của mình được lên phim ra thế giới?
Nếu tôi không nhầm, Hà Nội chưa bao giờ cho phép công chiếu Apocalypse Now, trong khi con Kong nhe răng đã nhanh chóng trở thành thần tượng văn hóa Việt và tác giả của nó chính thức được bổ nhiệm làm đại sứ du lịch Việt Nam. Song thật mỉa mai, với phần lớn người nước ngoài, điều nổi tiếng nhất, “thắng cảnh” đáng kể nhất của Việt Nam vẫn là cuộc chiến đã kết thúc bốn mươi hai năm trước và gắn với nó là Đây, ngày Tận thế.
23/4/2017
P.T.H.
Đã từ lâu bom tấn Hollywood thôi đầu tư vào ý tưởng để khai thác đến cái bã cuối cùng của một ý tưởng từng mới mẻ ở một kiếp trước nào đó. Phim Kong cũng thế, nhạt phèo như nước luộc bèo chan nước luộc đá. Những thông điệp lấy lệ của nó, nào phản chiến, nào bảo vệ môi trường sinh thái, bốc mùi đạo đức chớp nhoáng, song xưa nay sản phẩm tiêu khiển của văn hóa tư bản phương Tây đều như vậy, chúng vận hành theo đúng nguyên lý Thiện thắng Ác của các tác phẩm hiện thực xã hội chủ nghĩa nghiêm trang. Chỉ khác ở ba điểm: Một, cái Thiện tư bản phải thắng để bán hàng chứ không phải để xiển dương lý tưởng; hai, trước khi đi uýnh cái Ác, nó không phải xin chỉ thị của Đảng; ba, nó thường trú ở những cá nhân lẻ loi cô đơn chứ không được cái diễm phúc ấp trong tổ ấm của tập thể nhân dân và đồng chí. Tóm lại, những khó chịu ở món hàng quái thú nhân tình King Kong đời mới này đều đúng quy trình của luồng phim rác hoành tráng đắt xắt ra phút, mỗi phút 1,5 triệu dollar.
Nhưng khi đã quyết định dẹp tâm trí, rút ví mua vé vào rạp lớn xem cảnh đẹp Việt Nam mơ màng cho ùng oàng của kỹ xảo điện ảnh Mỹ thực sự tối tân, tôi có thể gạt qua một bên phần lớn những khó chịu ấy. Có thể tha thứ cho nàng Brie Larson quyết tối giản diễn xuất vào hành vi duy nhất khi không phải chạy thục mạng là bấm máy ảnh. Có thể cho qua cái thiện chí chủng tộc của ba người da trắng (Conrad, Weaver, Marlow) muốn tôn trọng thế giới hoang sơ của dân bản địa và giữ yên vương quốc man dã ấy cho chúa tể khỉ đột trị vì. Họ cũng là ba nhân vật duy nhất có một chút chất đạm, trong khi toàn bộ đám da màu còn lại, kể cả Samuel L. Jackson, đơn giản là chất độn đánh phồng. Song điều khó chịu nhất, khó bỏ quá của phim Kong là nó bắt quàng vào Apocalypse Now, Tận thế là đây, như thể lấy tác phẩm khải thị về Chiến tranh Việt Nam này làm cảm hứng.
Cảnh trong phim Apocalypse Now (1979)
Cảnh trong phim Kong: Đảo Đầu lâu (2017)
Poster phim Apocalypse Now
Poster phim Kong: Đảo Đầu lâu
Với 118 phút cộng cả phần hậu kết cùng tất cả những trích dẫn từ Apocalypse Now: mặt trời đỏ máu, nhạc rock và dàn trực thăng Huey, chuyến tàu trên sông, thổ dân câm lặng, bom trải thảm, sĩ quan nghiện mùi napalm, phim Kong quay phần lớn ở Việt Nam không nói được điều gì và thực ra chẳng có ý định nghĩ ngợi gì về đất nước này. Việt Nam chỉ là chút hành mỡ phi thơm rắc lên tô mì ăn liền tú hụ phục vụ khẩu vị đại đồng của thị trường điện ảnh mênh mông phi giới tuyến ý thức hệ. Chiến tranh Việt Nam, mỉa mai thay, chỉ là phông cảnh chào hàng, trang trí cho món quái vật điện tử một chiều sâu nửa tấc. Từ Việt Cộng đến Việt Kong: diệt Cộng trong bưng biền Nam bộ không xong, quân đội Mỹ trang bị đến tận chân răng trút toàn bộ phẫn nộ cay đắng và hàng tấn bom đạn thừa lại vào cuộc chiến diệt Kong ở Ninh Bình. Và cũng thất bại.
Bài học bỏ túi đó chẳng lay chuyển được điều gì ở ai ngoài một cái nhếch mép nhợt nhạt. Nguyên tắc cao nhất của tất cả các “tiết mục tạp kĩ”và hàng giải trí là tuyệt đối không làm ai đau. Không đau đầu. Không đau tim. Chỉ sướng mắt và viêm màng túi.
Với chưa đầy 2 giây đồng hồ, một chi tiết rất nhỏ trong Apocalypse Now ám ảnh tôi khủng khiếp. Đó là ở trường đoạn ba nàng người mẫu của Playboy đi trực thăng đến biểu diễn phục vụ lính Mỹ tại cứ điểm Hậu Phát. Các nàng mặc cực hở, nhún nhảy cực khêu gợi, làm những động tác cực kích thích trong tiếng nhạc xập xình. Một nàng hai tay hai súng ngắn, bắn chỉ thiên rồi uốn éo tuồn súng vào dưới háng. Hai nàng còn lại diễn tư thế như đang làm tình rung bần bật với hai khẩu súng dài. Nơi khán đài, hàng nghìn con đực mặc quân phục hoặc cởi trần trùng trục chuẩn bị điên. Mùi napalm bốc lên từ màn ảnh. Rồi ống kính bình thản quét dọc một hàng rào cao, nơi già trẻ trai gái người Việt lắt lẻo đu bám và trố mắt nhìn. Im lìm đứng bên là một phụ nữ Việt đội nón sùm sụp, vừa bưng bát cơm và lia lịa vừa tranh thủ ghé mắt xem tuồng Mỹ. Từ cảnh giới thế tục qua cảnh giới siêu thực, chiến tranh chuyển sang cảnh giới phi lý. Đại úy Willard sẽ chuyển từ ánh mắt thờ ơ giễu cợt sang kinh ngạc rồi hoang mang ghê tởm. Người phụ nữ lam lũ đứng và cơm bên lề thời cuộc hỗn mang trong vương quốc Absurdistan đó là một trong những hình ảnh nhức nhối nhất về Việt Nam trong điện ảnh mà tôi từng biết.
Apocalypse Now không cung cấp một bài học nào hết. Thông điệp duy nhất của nó là: trước sự điên loạn vô bờ của con người, mọi lý giải về một thực tế như Chiến tranh Việt Nam đều vô nghĩa.
“My film is not a movie. My film is not about Vietnam. It is Vietnam.” Đó là bình luận của đạo diễn Francis Ford Coppola về bộ phim không quay một cảnh nào tại Việt Nam của mình. Người đàn bà và cơm xem lính Mỹ xâu xé gái Playboy là diễn viên quần chúng Philippines. Song nếu những sóng biển và sông nước trong đó là cảnh thực của Việt Nam, liệu khán giả Việt có trầm trồ và say sưa kiêu hãnh vì non sông gấm vóc của mình được lên phim ra thế giới?
Nếu tôi không nhầm, Hà Nội chưa bao giờ cho phép công chiếu Apocalypse Now, trong khi con Kong nhe răng đã nhanh chóng trở thành thần tượng văn hóa Việt và tác giả của nó chính thức được bổ nhiệm làm đại sứ du lịch Việt Nam. Song thật mỉa mai, với phần lớn người nước ngoài, điều nổi tiếng nhất, “thắng cảnh” đáng kể nhất của Việt Nam vẫn là cuộc chiến đã kết thúc bốn mươi hai năm trước và gắn với nó là Đây, ngày Tận thế.
23/4/2017
P.T.H.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét