Nguồn: FB Phạm Lê Vương Các.
Vụ việc nữ sinh viên luật N.T.N.A
đang theo học ở Trường đại học Luật TP.HCM mang tài liệu photo của giáo trình học
tập vào trường, thì bị bảo vệ nhà trường phát hiện lập biên bản và giao cho
thanh tra nhà trường xử lý.
Sau đó, Hiệu trưởng nhà trường là
Giáo sư luật Mai Hồng Quỳ đã ban hành Quyết định số 41/QĐ-DHL đình chỉ học 01
năm đối với sinh viên này vì hành vi tàng trữ và đưa vào trường trái phép 08
tài liệu photo vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ của Trường.
Nhiều ngày qua, báo chí đã phỏng
vấn nhiều luật sư lên tiếng về quyết định đình chỉ học sai trái này, như căn cứ
vào nội quy nhà trường để đình chỉ học sinh viên là không phù hợp với pháp luật.
Thẩm quyền kết luận hành vi của một ai đó là “vi phạm pháp luật” thuộc về cơ
quan xét xử, bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật, chứ hiệu trưởng trường
luật không có thẩm quyền này.
Đáng tiếc là những nguyên tắc cơ
bản của luật pháp lại bị vi phạm nghiêm trọng bởi người đứng đầu trường đại học
Luật TP.HCM.
Bài viết này sẽ tiếp tục tiếp cận
vụ việc ở một góc độ khác, dựa trên cơ sở áp dụng luật để xử lý vụ việc này.
Giả định rằng, nếu có cơ sở để
xác định sinh viên này có vi phạm quyền sỡ hữu trí tuệ thì Hiệu trưởng Mai Hồng
Quỳ cũng không được phép đình chỉ học sinh viên này. Bởi lẽ, nói đến quyền sỡ
trí tuệ là nói đến sự công nhận của pháp luật về quyền dân sự của tổ chức, cá
nhân về tài sản sỡ hữu trí tuệ. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ áp dụng
các biện pháp dân sự để giải quyết.
Cụ thể trong trường hợp này, nếu
phát hiện sinh viên xâm phạm đến tài sản sỡ hữu trí tuệ của Nhà trường, gây thiệt
hại cho nhà trường thì Trường đại học Luật TP.HCM mà đại diện là giáo sư Mai Hồng
Quỳ được quyền yêu cầu sinh viên bồi thường thiệt hại cho trường. Trong trường
hợp hòa giải, thương lượng bồi thường thiệt hại bất thành, thì trường Đại học
luật TP.HCM có thể khởi kiện sinh viên ra tòa án để yêu cầu đòi bồi thường thiệt
hại.
Trường luật khởi kiện sinh viên
luật của mình ra tòa, tại sao không? Cá nhân tôi cho rằng, kiện sinh viên luật
ra tòa cũng là một cách dạy luật rất sinh động và thực tiễn nhất, không gì tốt
hơn cho cho chính sinh viên của mình. Qua đó có thể giáo dục cho sinh viên luật
tinh thần thượng tôn pháp luật và chấp hành một cách tâm phục khẩu phục.
Thế mà, giáo sư Quỳ lại không áp
dụng biện pháp dân sự để giải quyết vụ việc, mà lại “hành chính hóa” vụ việc
dân sự này bằng cách ra Quyết định mang tính chất áp đặt, cưỡng chế để đình chỉ
học sinh viên. Cách làm này cho thấy giáo sư Quỳ bị nhiễm quan cách nặng nề,
không phù hợp với tư duy người làm công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục về
luật pháp.
Điều đáng nói Quyết định đình chỉ
học này là Quyết định mang tính nội bộ tổ chức không phải là đối tượng khởi kiện
ra tòa án. Quyết định của trường đại học luật cũng không phải là quyết định của
cơ quan hành chính nhà nước nên không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành
chính. Sinh viên bị đình chỉ học trong trường hợp này cũng chỉ có thể sử dụng đến
quyền khiếu nại lên chính giáo sư Quỳ hoặc cấp trên của bà là Bộ trưởng Bộ Giáo
Dục, chứ không thể khởi kiện quyết định này để nhờ tòa án xét xử. Trường luật
giải quyết vụ việc mà lại “chơi chiêu” ngăn chặn quyền khởi kiện của sinh viên
như vậy, rõ ràng sinh viên luật chỉ còn biết kêu trời mới thấu!
Thứ hai, bất kỳ một người học luật
nào khi đề cập đến vấn đề pháp lý của một sự việc thì điều cơ bản nhất là phải
chỉ ra được căn cứ pháp lý cụ thể để đối chiếu với hành vi như vi phạm điểm
nào, khoản mấy, điều mấy trong quy định nào pháp luật. Xem qua Quyết định đình
chỉ học sinh viên do giáo sư Quỳ ban hành, ta không thấy nêu ra được bất kỳ điều
khoản cụ thể và rõ ràng nào để đối chiếu cho hành vi, mà lại quy kết theo lối
chung chung như: căn cứ vào Quyết định 118 của Thủ tướng; căn cứ vào Quy chế
công tác sinh viên và Nội quy nhà trường … rồi áp dụng biện pháp buộc đình chỉ
học một năm…với lý do: sao in, phát tán tài liệu học tập trái với quy định nhà
trường và pháp luật.
Vấn đề chỉ ra căn cứ điều luật
trong một sự việc pháp lý là một kiến thức nền tảng cơ bản mà một người học luật
nào cũng biết. Người học luật với người không học luật khác nhau là ở điểm này.
Nhưng đáng tiếc giáo sư luật Mai Hồng Quỳ ban hành Quyết định đã phạm vào một lỗi
cơ bản như vậy. Mà cũng phải thừa nhận, đến “thánh luật” cũng không thể chỉ ra
việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ thì bị buộc đình chỉ học tập, xử lý như vậy
là giáo sư Quỳ tự “đẻ” ra luật.
Thứ ba, giáo sư Quỳ trao thẩm quyền
kiểm tra, khám xét các nội dung tài liệu học tập của sinh viên cho lực lượng bảo
vệ nhà trường. Các bảo vệ này không phải là dân luật, và không được đào tạo
chuyên môn về luật sỡ hữu trí tuệ lại trao cho họ thẩm quyền kiểm tra, phát hiện
sai phạm về sỡ hữu trí tuệ là một hành vi tùy tiện và điều này tạo điều kiện
cho sự vi phạm một cách có hệ thống đến quyền riêng tư của sinh viên khi đang
theo học tại đại học Luật TP.HCM. Nguy hiểm hơn, trang cổng thông tin điện tử của
trường đại học luật TP.HCM gần đây đăng tải thông tin kêu gọi sinh viên trong
trường tố giác các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhà trường thì sẽ
được kích lệ, khen thưởng. Kêu gọi cho hành vi dòm ngó, để ý tài liệu học tập của
bạn bè để tố giác, không biết trường luật đang kích lệ đào tạo ra những nhà làm
luật tương lai hay thành những cây “ăng-ten”? Việc này cho thấy tư duy về luật
pháp và giáo dục vô cùng tê hại của người đứng đầu Đại học Luật TP.HCM.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét