Tổng quát tình hình 2015-2016
Cùng
với sự nở rộ mạng lưới internet toàn cầu, các hình thức tiếp cận và
không gian bày tỏ các vấn đề của xã hội Việt Nam cũng mở rộng theo.
Chính quyền Cộng sản độc tài càng trở nên khó khăn bưng bít các thông
tin liên quan đến các bất cập, tham nhũng, nhóm lợi ích…Để duy trì vị
trí độc tôn cầm quyền, một mặt Đảng Cộng sản Việt Nam mạnh tay trừng
phạt bất kỳ nhà báo, trang báo nào đưa tin bất lợi cho họ, một mặt tấn
công vào thành phần tham gia vào mạng truyền thông xã hội Facebook đã
đưa dư luận không theo ý đảng, bằng tất cả công cụ, cơ chế có thể có.
Trước
hết về con người, họ tấn công nhắm vào những thành phần tham gia mạng
xã hội, gồm người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền, hay
thường dân là nạn nhân của các bất cập từ chính sách quản lý nhà nước.
Hệ thống công an mạng và công an địa phương nhận dạng “đối tượng phản
động”, sau đó là thực hiện biện pháp Quấy Nhiễu.
Các hình thức quấy nhiễu bao gồm: đưa về đồn công an, áp lực thân nhân,
khám xét nhà nữa đêm, canh gác không cho ra khỏi nhà, gây khó trong thủ
tục hành chánh, hạn chế quyền tự do đi lại, vu khống bôi nhọ, làm nhục
qua lời nói hay hành vi…. Một khi công an an ninh chủ trương quấy nhiễu
thì họ sẽ có muôn vàn hình thức để xâm hại hoạt động sinh hoạt của người
mà họ nhắm tới.
Khi biện pháp quấy nhiễu đã không đủ làm chùng chân người bảo vệ nhân quyền, họ ra tay mạnh hơn. Đó là Đánh Đập.
Đánh khi người hoạt động đang tham gia sự kiện đòi công lý gì đó, đánh
trên đường đi, đánh tại nhà và thậm chí đánh ngay trong đồn công an. Hầu
hết các trường họp đánh đập đều được thi hành bởi lực lượng an ninh mặc
thường phục. Các trường hợp khác là dùng côn đồ xăm trổ đầy người, còn
người mặc sắc phục công an thì ra đòn trong các tòa nhà. Biện pháp dùng
bạo lực này bao gồm luôn cả các vụ gây tai nạn giao thông nhắm vào các
nhà hoạt động.
Hầu
hết những người bị đánh đập đều bày tỏ niềm tin tưởng vào con đường dấn
thân cho tự do, công lý mà họ chọn, nên biện pháp tiếp theo mà chế độ
độc tài áp dụng là Bắt Giam.
Bộ luật tố tụng hình sự với các điều khoản mơ hồ như Điều 79, 88, 258,
257, 245 được tạo ra nhằm bỏ tù những người có ảnh hưởng bất lợi lớn đối
với sự quản lý của đảng. Ai chủ trương đa nguyên đa đảng, thành lập tổ
chức chính trị, đảng phái, trực tiếp thách thức sự độc tôn của Đảng Cộng
sản thì bị khép tội ở Điều 79 “Âm mưu lật đổ chính quyền”. Ai dùng
truyền thông một cách có tổ chức, có hệ thống nói ngược với chính sách
của nhà nước thì bị truy tố ở Điều 88 “Tuyên truyền chống nhà nước”. Ai
bày tỏ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội gây mất lòng tin của dân chúng
vào đảng thì bị quy tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều
258. Các nhà hoạt động, một người hay nhiều người, bày tỏ ôn hòa nơi
công cộng, thu hút dư luận thì bị kết án ở Điều 245 “Gây rối trật tự
công cộng”. Còn Điều 257 “Chống người thi hành công vụ” thì dành cho
những ai dám phản kháng lại lực lượng trấn áp.
Bắt
giam là hình thức cách ly thành phần bất đồng chính kiến ra khỏi xã
hội. Cho nên các trường hợp ép buộc người đấu tranh vào các viện tâm
thần (như Lê Anh Hùng, Nguyễn Trung Lĩnh), trung tâm giáo dục nhân phẩm
(như Bùi Thị Minh Hằng) hay quản chế tại gia vô thời hạn (như HT. Thích
Quảng Độ, Lm. Phan Văn Lợi) đều là hình thức xâm hại nhân phẩm con người
nghiêm trọng nhất. Khuyến khích người đấu tranh, tù nhân lương tâm đi
định cư ở nước ngoài, hoặc từ trong tù đi trực tiếp hay xin tỵ nạn chính
trị ở các nước chung quanh, đều nằm trong ý đồ cách ly này.
Tàn
bạo hơn, các vụ quấy nhiễu, đánh đập và bắt giam đều thấp thoáng có yếu
tố phá hoại kinh tế. Công ăn việc làm bị gây khó, áp lực chủ sa thải,
áp lực khách hàng không mua, tịch thu các phương tiện dùng trong hoạt
động nhân quyền, cản phá nhận tiền hỗ trợ. Đặc biệt, càng ngày càng có
nhiều hành vi cướp và hủy hoại tài sản của người bất đồng chính kiến một
cách táo tợn không khác gì bọn cướp.
Chính
quyền độc tài Cộng sản Việt Nam hầu như đang hoàn thiện bộ máy cho
chiến lược Quấy-Đánh-Bắt. Họ đã triển khai từ lực lượng công an-an
ninh-côn đồ có sẵn và đang áp dụng rộng rãi khắp cả nước. Một chiến lược
bảo đảm rằng không có lực lượng đối lập đáng kể nào
tồn
tại ở Việt Nam để có thể cạnh tranh với sự cầm quyền của đảng. Con số
thống kê của ba năm gần đây nhất sẽ cho thấy rõ điều này.
Khác với báo cáo nhân quyền năm 2014 (Việt Nam: thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và Vi phạm Nhân quyền 2014),
báo cáo lần này Hội CTNLT tập trung vào mối tương quan giữa chính quyền
và người bất đồng chính kiến, người bảo vệ nhân quyền. Con số trong
thống kê này không thể hiện đầy đủ, và được thu thập qua các hệ thống
truyền thông trong ngoài nước và mạng lưới cộng tác viên.
Biểu
đồ so sánh quấy-đánh-bắt của ba năm cho thấy số nạn nhân đánh đập đã
tăng đáng kể (65-157-202) và tính dã man cũng khốc liệt hơn. Trong khi
số bắt giam đã giảm từ 46 (năm 2014) xuống còn 9 và 11 của năm
2015-2016.
Đường
mũi tên của hai thông số đánh đập và bắt giam cho thấy tình hình vi
phạm nhân quyền năm 2017 có thể còn thậm tệ hơn với hàng loạt đánh đập
đổ máu và bắt giam 3 nhà hoạt động (Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Văn Oai và
Trần Thị Nga) trong hai tháng đầu năm 2017 này.
Hội CTNLT kêu gọi chính quyền Việt Nam cần phải:
- Chấm dứt sử dụng bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến;
- Tôn trọng nhân phẩm và quyền con người khi người dân thực thi quyền của mình, đặc biệt là quyền bày tỏ ôn hòa nơi công cộng;
- Thừa nhận và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập phát triển;
- Thả vô điều kiện tất cả 66 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ.
Nhóm soạn thảo:
Bs.Nguyễn Đan Quế, Lm.Phan Văn Lợi, Ht.Thích Không Tánh,
Ths.Phạm Bá Hải, Ls.Lê Công Định, Ts.Phạm Chí Dũng,
Ks.Lê Thăng Long, Ks.Phạm Văn Trội.
***Xem toàn văn báo cáo tại đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét