Những tháng đầu năm 2017
bất chợt xuất hiện vài dấu hiệu cho thấy đảng cầm quyền ở Việt Nam bắt đầu quan
tâm đến chủ đề “Làm sao để thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước
ngoài”.
Chủ đề trên được một số tờ báo đảng
“đặt vấn đề” một cách không mấy lộ liễu, theo cách nói chung chung, và cũng
chưa trực chỉ một nhóm lợi ích hay cá nhân quan chức cụ thể nào.
Tuy nhiên, dư luận về quan chức
này có tài sản hàng trăm triệu đô la, quan chức kia có hàng tỷ đô la, thậm chí
có quan chức tham nhũng đến nửa chục tỷ đô la… là tràn ngập.
Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận
về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng
chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống
ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh
sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được
thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng
có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm
qua.
Gần đây còn xuất hiện vài số liệu
cho biết số ngoại tệ được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã
lên đến 19 tỷ USD. Con số này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm
thầm chuyển tiền bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc
“thích” những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ
cũng như vậy.
Bối cảnh hiện thời lại quá khó
cho ngân sách đảng. Ngân khối quốc gia - bầu sữa vẫn thường rót cho ngân sách đảng,
đang có nhiều dấu hiệu bị cạn kiệt nhanh chóng bởi các nguồn thu giảm mạnh từ
vay ODA, viện trợ không hoàn lại, kiều hối. Ngay cả việc thu thuế bổ đầu dân từ
các nhóm độc quyền chính sách như xăng dầu, điện lực đến những loại thuế “lặt vặt”
như môn bài, phí cầu dường… đang khiến dân ở nhiều nơi phản ứng và có thể biến
thành phản kháng chống đối bất cứ lúc nào.
Nếu không có đủ tiền để chi xài,
đảng sẽ tự làm lu mờ vai trò “lãnh đạo toàn diện” của mình. Một bộ phận quan chức
mang nặng tâm lý “còn đảng còn tiền” cũng bởi thế sẽ không còn mặn mà với “lý
tưởng” nữa, mà sẽ trở nên bê trễ trách nhiệm và có thể ngả theo bất kỳ thế lực
nào có tiền nhiều hơn và chịu chi tiền nhiều hơn đảng.
Trong bối cảnh đó, nhìn đi nhìn lại
chỉ còn giới quan chức tham nhũng là “dễ ăn” nhất. Giới này cho tới nay vẫn cơ
bản nằm trong “vòng tay của đảng”, do đảng quản lý, để từ đó đảng có thể sử dụng
các công cụ “kiểm điểm đảng viên”, “chống tham nhũng” để bắt những quan chức
này “trả lại cho đảng”. Liên tiếp các vụ bắt bớ giới đại gia ngân hàng từ năm
2012 đến nay dường như phản ánh quan điểm ấy.
Tuy nhiên, cái khó của đảng hiện
nay là chưa có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu quả cao. Nếu
không gấp rút có được cơ chế này, hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có
“vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ
nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng
chính trị và xã hội tan hoang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét