UBND thành phố HCM tiếp
thu ý kiến phản hồi của người dân nên đã tháo bỏ bớt hai trong tổng số ba thanh
chắn barries trên vỉa hè. Giờ chỉ còn lại một thanh và chừa lối bên trong khoảng
1m cho xe lăn, người khuyết tật. Đó là một động thái đáng khen. Khen phát. (Chấm
xuống dòng mới chê ;) )
Trong một stt trước viết về thanh
chắn barries, tôi kết luận tư duy lãnh đạo thành phố và tư duy con bé bán nón bảo
hiểm lề đường như nhau. Nghĩa là cái tư duy đối phó tình huống chứ không phải
tư duy giải quyết vấn đề. Làm lãnh đạo, anh phải giải quyết vấn đề chứ không phải
đối phó như con bé bán nón hoặc khi không đối phó được nữa thì cấm luôn như một
thằng độc tài gia trưởng.
Ở Maylaysia, họ làm những clip rất
dễ thương để giáo dục ý thức công dân từ tham gia giao thông, giữ vệ sinh công
cộng, ăn uống, giúp người...và trình chiếu toàn vào giờ vàng, lặp đi lặp lại.
Ví dụ để giáo dục việc đội nón bảo
hiểm thì họ quay clip một chàng trai trẻ vội phóng xe máy đi mà không đội mũ bảo
hiểm, bị tai nạn, chết vì chấn thương sọ não. Họ quay tai nạn như thật, nhìn rất
ghê và ấn tượng mạnh. Nó làm cho người ta phải ớn lạnh và nghĩ về sự an toàn
cho chính mình.
Có clip một số trai gái rất vui
tươi xinh xắn trong bộ đồ lao công quét dọn nhà vệ sinh công cộng vừa múa hát rất
hài hước hát bài về việc giữ nhà vệ sinh công cộng sạch đẹp là văn minh, là giữ
sức khoẻ.
Có clip cậu bé cầm cái đùi gà KFC
thứ hai thì mẹ ngăn lại, lắc đầu, đưa cho chén cơm, bố tươi cười khuyến khích
con ăn cơm và gắp rau vào bát cho con...
Mình chỉ xem qua qua mà các clip
đó để lại ấn tượng cho mình về sự sáng tạo, chuyên nghiệp trong việc giáo dục,
định hướng từ những vấn đề lớn đến nhỏ trong xã hội.
Trở lại vụ barries, ta thấy, để
ngăn người đi xe máy leo lên vỉa hè, lãnh đạo thành phố cho gắn ba thanh
barries quyết cản xe máy. Một clip cho thấy, xe máy vẫn lách qua được tuốt
nhưng xe lăn thì bó tay. Lãnh đạo thành phố tháo dỡ, gắn một thanh, chừa chỗ
cho xe lăn thì xe máy vẫn phóng lên vỉa hè chui tọt vào cái khoảng không 1m đó
để cướp đường người khác và chống chế là do vội.
Ta thấy, lãnh đạo thành phố với
tư duy của con bé bán nón bảo hiểm lề đường đối phó tình huống có đối phó được
không? Không. Không giải quyết được vấn đề.
Làm sao để giải quyết vấn đề? Phải
giáo dục. Làm clip để giáo dục, báo chí, tivi, văn nghệ sĩ vào cuộc viết kịch bản,
quay, chiếu có khó gì mà sao không làm? Bên cạnh đó phải phạt, phải có chế tài
thật nặng, thẳng tay, không ăn chia chung chác, không kiêng nể, thông cảm gì ở
đây hết để vừa giáo dục vừa răn đe. Sau một đến hai năm là ổn, chẳng phải gắn
barries đối phó một việc không thể đối phó để làm gì. Khi người dân họ ý thức
được việc leo lên vỉa hè là xấu và họ tự bỏ thói quen tranh thủ đó thì không cần
gắn barries không cần cảnh sát canh họ cũng không leo lên vỉa hè phóng xe trên
đó.
Những việc trên có dễ làm không?
Rất dễ. Nhưng, chỉ có thể thực hiện được ở một thành phố, ở một đất nước quan
chức tận tuỵ với chức trách và không tham lam, không làm trái luật do chính
mình đặt ra và có trách nhiệm giữ gìn luật pháp, kỷ cương. Dễ mà thành khó đối
với VN là vậy bởi lãnh đạo có giữ luật đâu và luật không áp dụng cho lãnh đạo,
bảo sao dân không nhờn và cố tình làm sai luật vì coi thường lãnh đạo ngang với
coi thường luật.
Khi và chỉ khi giải quyết được
cái gốc thì mọi vấn đề mới được giải quyết. Còn tư duy đối phó thì càng đối phó
càng nát be bét, càng lộ ngu thêm, em thật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét