Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Đỉnh Everest được đặt theo tên ai?


Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp



Nguồn: “Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016




 




Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest.



Sinh ra ở xứ Wales vào ngày 04/7/1790, Everest học tại trường quân sự ở Anh trước khi trải qua phần lớn quãng đời trưởng thành của mình ở Ấn Độ. Sau khi làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhà trắc địa này đã tham gia Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại vào năm 1818 và trải qua 25 năm trong dự án này, dần dần thăng tiến lên chức giám đốc vào năm 1823 và sau đó là Tổng Trắc địa Ấn Độ vào năm 1830. Ông trở về Anh sau khi nghỉ hưu vào năm 1843 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1861.



Everest, người ủng hộ việc đặt tên địa danh theo tiếng bản địa, phản đối kiến nghị của Waugh về việc đặt tên cho đỉnh núi cao nhất trên thế giới nhằm vinh danh ông. Mặc dù người Tây Tạng đã gọi đỉnh núi là Chomolungma (“Nữ thần Mẹ của Thế giới”), Waugh dường như đã không biết về tên gọi bản địa hay những cái tên khác được sử dụng ở Nepal, quốc gia đã ngăn cản đội khảo sát không cho họ nhập cảnh.



“Tôi đã được chỉ dạy bởi giám đốc và người tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đại tá Sir George Everest là nên đặt tên cho mỗi đối tượng địa lý tên gọi địa phương hay bản địa thực sự của nó. Nhưng đây là một ngọn núi, có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới, mà không có bất kỳ tên gọi địa phương nào mà chúng tôi có thể khám phá ra, mà tên gọi bản địa của nó, nếu như có bất kỳ tên gọi nào như vậy, sẽ không thể được xác định chắc chắn trước khi chúng tôi được phép thâm nhập vào Nepal,” Waugh đã viết cho Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1856 như vậy.



Mặc dù lập luận của Everest chỉ ra rằng người dân địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm tên của ông, hiệp hội đã quyết định vào năm 1865 gán cho đỉnh núi cao nhất thế giới cái tên Everest. Everest qua đời một năm sau đó, ngày 01/12/1866, khi ông 76 tuổi. Không ai biết rằng liệu ông đã bao giờ từng thoáng thấy đỉnh núi mang tên mình hay chưa.










Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest.
Sinh ra ở xứ Wales vào ngày 04/7/1790, Everest học tại trường quân sự ở Anh trước khi trải qua phần lớn quãng đời trưởng thành của mình ở Ấn Độ. Sau khi làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhà trắc địa này đã tham gia Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại vào năm 1818 và trải qua 25 năm trong dự án này, dần dần thăng tiến lên chức giám đốc vào năm 1823 và sau đó là Tổng Trắc địa Ấn Độ vào năm 1830. Ông trở về Anh sau khi nghỉ hưu vào năm 1843 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1861.
Everest, người ủng hộ việc đặt tên địa danh theo tiếng bản địa, phản đối kiến nghị của Waugh về việc đặt tên cho đỉnh núi cao nhất trên thế giới nhằm vinh danh ông. Mặc dù người Tây Tạng đã gọi đỉnh núi là Chomolungma (“Nữ thần Mẹ của Thế giới”), Waugh dường như đã không biết về tên gọi bản địa hay những cái tên khác được sử dụng ở Nepal, quốc gia đã ngăn cản đội khảo sát không cho họ nhập cảnh.
“Tôi đã được chỉ dạy bởi giám đốc và người tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đại tá Sir George Everest là nên đặt tên cho mỗi đối tượng địa lý tên gọi địa phương hay bản địa thực sự của nó. Nhưng đây là một ngọn núi, có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới, mà không có bất kỳ tên gọi địa phương nào mà chúng tôi có thể khám phá ra, mà tên gọi bản địa của nó, nếu như có bất kỳ tên gọi nào như vậy, sẽ không thể được xác định chắc chắn trước khi chúng tôi được phép thâm nhập vào Nepal,” Waugh đã viết cho Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1856 như vậy.
Mặc dù lập luận của Everest chỉ ra rằng người dân địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm tên của ông, hiệp hội đã quyết định vào năm 1865 gán cho đỉnh núi cao nhất thế giới cái tên Everest. Everest qua đời một năm sau đó, ngày 01/12/1866, khi ông 76 tuổi. Không ai biết rằng liệu ông đã bao giờ từng thoáng thấy đỉnh núi mang tên mình hay chưa.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/02/dinh-everest-duoc-dat-theo-ten-ai/#sthash.XUJLMVKE.dpuf

Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest.
Sinh ra ở xứ Wales vào ngày 04/7/1790, Everest học tại trường quân sự ở Anh trước khi trải qua phần lớn quãng đời trưởng thành của mình ở Ấn Độ. Sau khi làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhà trắc địa này đã tham gia Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại vào năm 1818 và trải qua 25 năm trong dự án này, dần dần thăng tiến lên chức giám đốc vào năm 1823 và sau đó là Tổng Trắc địa Ấn Độ vào năm 1830. Ông trở về Anh sau khi nghỉ hưu vào năm 1843 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1861.
Everest, người ủng hộ việc đặt tên địa danh theo tiếng bản địa, phản đối kiến nghị của Waugh về việc đặt tên cho đỉnh núi cao nhất trên thế giới nhằm vinh danh ông. Mặc dù người Tây Tạng đã gọi đỉnh núi là Chomolungma (“Nữ thần Mẹ của Thế giới”), Waugh dường như đã không biết về tên gọi bản địa hay những cái tên khác được sử dụng ở Nepal, quốc gia đã ngăn cản đội khảo sát không cho họ nhập cảnh.
“Tôi đã được chỉ dạy bởi giám đốc và người tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đại tá Sir George Everest là nên đặt tên cho mỗi đối tượng địa lý tên gọi địa phương hay bản địa thực sự của nó. Nhưng đây là một ngọn núi, có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới, mà không có bất kỳ tên gọi địa phương nào mà chúng tôi có thể khám phá ra, mà tên gọi bản địa của nó, nếu như có bất kỳ tên gọi nào như vậy, sẽ không thể được xác định chắc chắn trước khi chúng tôi được phép thâm nhập vào Nepal,” Waugh đã viết cho Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1856 như vậy.
Mặc dù lập luận của Everest chỉ ra rằng người dân địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm tên của ông, hiệp hội đã quyết định vào năm 1865 gán cho đỉnh núi cao nhất thế giới cái tên Everest. Everest qua đời một năm sau đó, ngày 01/12/1866, khi ông 76 tuổi. Không ai biết rằng liệu ông đã bao giờ từng thoáng thấy đỉnh núi mang tên mình hay chưa.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/02/dinh-everest-duoc-dat-theo-ten-ai/#sthash.XUJLMVKE.dpuf

Nguồn:Who is Mount Everest named after“, History, 30/11/2016
Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Năm 1852, Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại (Great Trigonometrical Survey) do Anh tài trợ, với mục đích lập bản đồ tiểu lục địa Ấn Độ từ đầu những năm 1800, đã xác định ngọn núi cao nhất thế giới nằm trải dài giữa Nepal và Tây Tạng trên dãy Himalaya. Người Anh ban đầu gọi đỉnh núi cao 29.035 ft (tương đương 8.848 m) là Đỉnh XV cho đến khi Andrew Waugh, Tổng Trắc địa Ấn Độ, kiến nghị đặt nó theo tên của người tiền nhiệm ông, Sir George Everest.
Sinh ra ở xứ Wales vào ngày 04/7/1790, Everest học tại trường quân sự ở Anh trước khi trải qua phần lớn quãng đời trưởng thành của mình ở Ấn Độ. Sau khi làm việc cho Công ty Đông Ấn, nhà trắc địa này đã tham gia Dự án Khảo sát Lượng giác Vĩ đại vào năm 1818 và trải qua 25 năm trong dự án này, dần dần thăng tiến lên chức giám đốc vào năm 1823 và sau đó là Tổng Trắc địa Ấn Độ vào năm 1830. Ông trở về Anh sau khi nghỉ hưu vào năm 1843 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1861.
Everest, người ủng hộ việc đặt tên địa danh theo tiếng bản địa, phản đối kiến nghị của Waugh về việc đặt tên cho đỉnh núi cao nhất trên thế giới nhằm vinh danh ông. Mặc dù người Tây Tạng đã gọi đỉnh núi là Chomolungma (“Nữ thần Mẹ của Thế giới”), Waugh dường như đã không biết về tên gọi bản địa hay những cái tên khác được sử dụng ở Nepal, quốc gia đã ngăn cản đội khảo sát không cho họ nhập cảnh.
“Tôi đã được chỉ dạy bởi giám đốc và người tiền nhiệm đáng kính của tôi, Đại tá Sir George Everest là nên đặt tên cho mỗi đối tượng địa lý tên gọi địa phương hay bản địa thực sự của nó. Nhưng đây là một ngọn núi, có lẽ là ngọn núi cao nhất trên thế giới, mà không có bất kỳ tên gọi địa phương nào mà chúng tôi có thể khám phá ra, mà tên gọi bản địa của nó, nếu như có bất kỳ tên gọi nào như vậy, sẽ không thể được xác định chắc chắn trước khi chúng tôi được phép thâm nhập vào Nepal,” Waugh đã viết cho Hiệp hội Địa lý Hoàng gia vào năm 1856 như vậy.
Mặc dù lập luận của Everest chỉ ra rằng người dân địa phương sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm tên của ông, hiệp hội đã quyết định vào năm 1865 gán cho đỉnh núi cao nhất thế giới cái tên Everest. Everest qua đời một năm sau đó, ngày 01/12/1866, khi ông 76 tuổi. Không ai biết rằng liệu ông đã bao giờ từng thoáng thấy đỉnh núi mang tên mình hay chưa.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/02/02/dinh-everest-duoc-dat-theo-ten-ai/#sthash.XUJLMVKE.dpuf

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét