Bùi Quang Vơm
Có nhiều biểu hiện có thể cho thấy Thủ tướng chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đang tìm cách che chắn cho mình. Không biết có
phải do sức ép của bộ chính trị trước những nguy cơ có thật về một
sự sụp đổ của chính phủ, bắt đầu bằng sự sụp đổ nền tài chính,
mà trước hết là khả năng thanh toán các khoản nợ quốc tế tính trên
đồng đôla mà Chính phủ phải trả, chỉ vì lỡ ký bảo lãnh cho các
tập đoàn kinh tế quốc doanh.
Có thể ông Phúc đã không chịu là người đổ vỏ.
Những quyết định quá nuông chiều các Tập đoàn Quốc
doanh trong việc vay vốn nước ngoài của chính phủ do ông Dũng cầm
đầu, bây giờ tới lúc vỡ lở. Thời ông Dũng, nhân danh dự án các quả
“đấm thép”, ông Dũng đã phê chuẩn hàng loạt các quyết định bảo lãnh
cho các tập đoàn quốc doanh vay vốn của các đối tác nước ngoài. Và
các tập đoàn đã không dùng tiền vay để tạo ra Đấm thép mà để đầu
tư vào chứng khoán và bất động sản, kiếm chác và chia nhau những
khoản lãi kếch xù những năm bong bóng phình ra hàng chục lần, trước
khi chịu khủng hoảng tan vỡ bắt đầu năm 2012, để lại cho nền kinh tế
quốc doanh sự trống rỗng và những khoản nợ không gì lấp đầy được.
Không ai biết, trong những khoản vay mà chính phủ bảo
lãnh, sẽ có bao nhiêu phần trăm “quay lại”chữ ký, khi các ông chủ các
tập đoàn đấm thép đút túi hàng nghìn tỷ đồng, và để lại những
khoản lỗ hàng trăm nghìn tỷ cho nền tài chính quốc gia. Chỉ một
Vinashin cũng hô biến một lần hơn 80. 000 tỷ. Và có tới hơn 13 tập
đoàn, hành trăm tổng công ty, hàng nghìn công ty con như vậy.
Nhưng cái khó chịu nhất là những chữ ký ấy không
phải là chữ ký có tên Nguyễn Xuân Phúc, mà là tên ông Nguyễn Tấn
Dũnǵ, kẻ đang ung dnng “làm người tử tê”́ một các yên bình.
Còn bây giờ, “nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần”, ngày
29/12/2016, ông Phúc phải kêu lên như vậy, đó là lọai “tội phạm núp
bóng Doanh nghiệp”. Ông Phúc đang kết tội ai?!
Các Doanh nghiệp quốc doanh chính là thủ phạm của
những thất bại mà ông đang phải đối diện, hay những gì mà cái chính
phủ trước đó ăn rồi để lại vỏ cho ông, ông sẽ không thể âm thầm làm
ra “cao thượng” để “áo gấm đi đêm”; và nhất là bây giờ, ông Trọng có
thể ngồi đấy mà đẩy moị con cờ vào tay ông.
Tăng trưởng giảm, và sẽ tiếp tục giảm. Ngân sách
thất thu không đủ chi. Tiền cho các chi phí thường xuyên, trong đó chủ
yếu là chi lương thưởng cho bộ máy đảng và bộ máy hành chính khổng
lồ không ngừng tăng, tạo cho Chính phủ một sức ép không thể chịu
đựng. Ông phải vay để lấy tiền trả nợ, nhưng tiền vay mới, chưa kể
không còn nguồn nào chịu cho Việt Nam vay, mà nếu có, những khoản vay
này không còn ưu ái với lãi suất thấp như những năm trước. Vay những
khoản vay có lãi suất cao để trả nợ cho những khoản vay ưu đãi trước
đấy, mà cái “hời” đó thì cái chính phủ trước đã bóc sạch. Hết ân
hạn. bắt đầu phải trả cả vốn lẫn lãi. Có phải ông đã thành một
thứ trâu kéo cày như một nghiệp chướngđịnh mệnh của ông Dũng không!?
sung sướng gì cái chân Thủ tướng vào lúc này. Trên đe, dưới búa.
Ai sẽ phải chịu cái tội gây ra những món nợ đang
sắp không còn khả năng trả được này. Ai, ông không biết, nhưng không
phải ông.
“Tôi nghe chuyên gia báo cáo, cảnh báo, nếu không chấm dứt
tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi”. Ông
bắt đầu dạo nhạc như vậy trong hội nghị tổng kết ngành tài chính được tổ
chức chiều ngày 6/1/2017.
Ngay từ 5/2016, Tiến sĩ Lê Ðăng Doanh đã cho rằng nếu tính
đủ các khoản nợ từ cấp xã đến nợ xây dựng cơ bản của các bộ ngành, địa phương,
nợ của doanh nghiệp nhà nước thì nợ công của Việt Nam có thể đã lên đến 110-120%
GDP, khoảng trên 4,5 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 220 tỷ USD. Các khoản
nợ này có lãi suất từ 3-8%, bình quân 5%, như vậy nếu tăng trưởng
dưới 5%, thì quốc gia tất phá sản. Ông Phúc đang phải đi xiếc trên
dây.
“Cháu nó lú, nhưng có chú nó khôn”. Ông Phúc chịu
tiếng văn hoá không hơn gì ông Dũng, nhưng hồi ông Dũng giải tán Hội
Chuyên gia cố vấn, để tiện việc “Sập xí sập ngầu, thì ông Phúc không
làm thế, ông xin ông Trọng đưa ông Vương Đình Huệ xuống làm phó kinh
tế cho ông, cũng gọi là ông biết người. Ông thưà biết không thể tìm
chỗ dựa ở mấy thằng tập đoàn quốc doanh, át chủ bài của Thị
trường định hướng XHCN, chỉ giỏi biến tài sản công thành tiền bỏ
túi.
Báo kinhtedubao. vn vưà đưa tin:
“Thủ tướng Chính phủ vừa ký văn bản giao các bộ, cơ quan
liên quan triển khai thực hiện những nhiệm vụ đã nêu trong các tài liệu phục vụ
Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV và một số nội dung của Quyết định số 1981/QĐ-TTg
ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể… khẩn trương soạn thảo, hoàn
thiện dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) trình Phiên họp Chính phủ tháng
2/2017”.
Điều đáng chú ý là luật Quản lý nợ công sưả đổi
sẽ quy định đưa các khoản vay nợ nước ngoài của các tập đoàn và
các doanh nghiệp quốc doanh vào
khái niệm nợ công quốc gia, phù hợp với cách tính của cơ quan thống
kê của Liên hợp quốc áp dụng cho moị nền kinh tế.
Theo tinh thần mới nhất mà Thủ tướng Phúc họp với ngành tài
chính và các ngành khác, nếu doanh nghiệp nhà nước không trả được nợ vay nước
ngoài thì sẽ phải tự phá sản chứ không thể trông đợi vào sự cứu giúp của Chính
phủ.
Số liệu báo cáo của bộ tài chính, trong sáu tháng
tới, có tới 30 % các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đối diện
với nguy cơ phá sản do mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài.
Điều gì sẽ xảy ra khi Chính phủ của ông Phúc từ
chối bảo trợ các doanh nghiệp Quốc doanh?
Một bộ phận của nền kinh tế Nhà nước sẽ bị bỏ rơi
không thương tiếc? Ông Phúc thực sự có ý định thủ tiêu “lực lượng
chủ đạo của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”?
Ông Phúc chống lại quyết tâm “phát triển vững chắc nền kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, trongt đó kinh tế quốc doanh và
kinh tế tập thể sẽ ngày càng chiếm vị trí chủ đạo” ghi trong “CƯƠNG
LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (BỔ SUNG, PHÁT
TRIỂN NĂM 2011”)?
Người ta không quên trước đó, Phát biểu khai mạc Hội thảo
quốc tế “Tạo dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam – Bài học
thực tiễn từ Israel” diễn ra sáng 21-9 do UBND TP Hà Nội phối hợp với Đại sứ
quán Israel và Tập đoàn FPT tổ chức, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết
“Chính phủ đã đưa ra những nhóm giải pháp rất cụ thể về tạo dựng môi trường thuận
lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với mục tiêu có ít nhất 1
triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020”. Và một triệu doanh
nghiệp này là những doanh nghiệp tư nhân, quy mô vừa và nhỏ.
Nếu điều này được thực hiện, khu vực kinh tế tư nhân
sẽ giữ khoảng 500 tỷ đôla tiền vốn, trong khi lượng tài sản do khu vực
Quốc doanh chiếm giữ, ước tính cho tới nay khoả̉ng 150 tỷ đôla, có
khả năng không tăng mà thậm chí còn bị giảm, sẽ cho thấy một toàn
cảnh nền kinh tế thị trường không còn tính chất định hướng xã hội
chũ nghĩa nữa.
Tới năm 20135, khi cơ sở vật chất của một nền kinh
tế công nghiệp hiện đại hình thành, sẽ chỉ còn kinh tế tư nhân. Cái
ước vọng của ông Nguyễn Phú Trọng về một nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa, với duy nhất kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, vào cuối
thế kỷ sẽ chắc chắn tiêu tan.
Ông Phúc đang làm gì, bắt đầu làm gì? có phải Ông
đang bắt đầu cuộc hành trình về phía Thế giới, ngược chiều với ông
Trọng? Có một quy luật đã hiện hình từ rất lâu, rằng bất cứ kẻ
nào ngồi ghế Chính phủ, dù tử tế hay không tử tế thì đều tìm cách
đi ngược lại Đảng. Hình như khi tiếp cận thế giới, những người này
ngô ra rằng, đảng đang đi ngược lại dòng chảy của loài người tiến
bộ. Bất cứ ai, khi chấp nhận hội nhập, chấp nhận luật chơi chung
toàn cầu, đều thấy cái quái dị của thể chế độc đảng cầm quyền,
và không thể không phản bội nó. Cũng như trước đấy, tất cả cá bộ
trưởng ngoại giao, chỉ sau một nhiệm kỳ thì đều thất sủng. Đó là
“tự diễn biến”.
Nếu không biết cách tìm đến dân, không tìm kiếm sức
mạnh từ phía các tổ chức chính trị xã hội, không biết dựa vào
nguồn năng lượng vĩ đại như những cơn sóng thần đang vần vũ, thì rồi
cũng lại đến lượt ông Phúc sẽ bị ông Trọng gạt ra ngoài lề bằng
những thủ đọan có vỏ bọc “Giáo Làng”.
Bùi Quang Vơm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét