Cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết nói Việt Nam đã có thái độ quá mềm mỏng đối với Trung Quốc.
Phát biểu của ông Thuyết được đưa ra trước Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt được phát trực tiếp từ 19:30-20:00 ngày 5/11, ngày Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội.
Giáo sư Thuyết cũng nói ông không hoan nghênh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và nói thêm:
"Việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong suốt quá khứ gắn liền với những người lãnh đạo ở Trung Nam Hải và những hành động gần đây gắn liền với tập đoàn ở Trung Nam Hải do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
"Nhưng việc ông Tập Cận Bình được mời sang Việt Nam cũng là việc bang giao bình thường giữa hai nước láng giềng và tôi nghĩ tập thể lãnh đạo hai nước cũng cần phải có những sự bàn bạc, trao đổi để giải quyết vấn đề trong quan hệ hai nước."
Ông nói với BBC Tiếng Việt hôm 3/11:
"Thực ra thì những phản ứng của Việt Nam trong thời gian qua trước những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, thậm chí là xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam thì đối với nhiều người người ta thấy là khó hiểu.
"Tôi thấy tương quan lực lượng giữa hai bên cũng khá là chênh lệch và Việt Nam cũng thực hiện chính sách khéo léo, mềm mại để giải quyết vấn đề.
"Nhưng có thể nói đối với những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với tư tưởng bành trướng của họ thì không thể thực hiện những phương pháp như thế được.
"Thực ra không ai muốn chiến tranh và tốt nhất là không để xảy ra chiến tranh nhưng chúng ta cũng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để đòi lại chủ quyền lãnh thổ, hoặc ít ra khẳng định mạnh mẽ lập trường của mình trước công luận.
"Tôi lấy thí dụ có thể hành động như Philippines, đấy cũng là một trong những phương án mình cần phải lựa chọn để Trung Quốc họ cũng phải chùn tay khi thực hiện những hành động khiêu khích, những hành động xâm chiếm, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam rất là trắng trợn như trong thời gian vừa qua và ngay cả hiện nay.
"Hiện nay Trung Quốc vẫn không ngừng bồi đắp những đá nhân tạo, những đá đã chiếm của Việt Nam, thậm chí họ còn sân bay trên những đá chiếm của Việt Nam.
"Đó là những bước đi nguy hiểm, vi phạm công ước quốc tế."
Trong khi đó Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền "không thể tranh cãi" của họ tại các quần đảo Hoàng Sa mà hiện Bắc Kinh chiếm toàn bộ và Trường Sa nơi họ chiếm một số ít đảo so với các nước như Việt Nam và Đài Loan.
Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nhận định với BBC trong tuần trước:
"Tôi đánh giá chuyến đi này của ông Tập Cận Bình không phải là chuyến đi chủ động mà chuyến đi này xảy ra sau khi có chuyến đi sang Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Bởi vì khi hạ đặt giàn khoan 981, nhiều thông tin quốc tế cho thấy phía Việt Nam và đặc biệt là tổng bí thư cũng đã nhiều lần đề nghị tiếp xúc nhưng cũng khoảng 20 lần từ chối.
"Vấn đề chuyến đi chỉ đặt ra gần đây nhất sau chuyến đi Mỹ của tổng bí thư, phó thủ tướng Trung Quốc sang và thông báo ngay Tập Cận Bình sẽ sang."
Bàn tròn thứ Năm cũng đang mời một phó giáo sư Trung Quốc, người nói thành thạo tiếng Việt tham gia chương trình.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Phát biểu của ông Thuyết được đưa ra trước Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt được phát trực tiếp từ 19:30-20:00 ngày 5/11, ngày Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam và gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp ở Hà Nội.
Giáo sư Thuyết cũng nói ông không hoan nghênh chuyến thăm của ông Tập Cận Bình và nói thêm:
"Việc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trong suốt quá khứ gắn liền với những người lãnh đạo ở Trung Nam Hải và những hành động gần đây gắn liền với tập đoàn ở Trung Nam Hải do ông Tập Cận Bình đứng đầu.
"Nhưng việc ông Tập Cận Bình được mời sang Việt Nam cũng là việc bang giao bình thường giữa hai nước láng giềng và tôi nghĩ tập thể lãnh đạo hai nước cũng cần phải có những sự bàn bạc, trao đổi để giải quyết vấn đề trong quan hệ hai nước."
'Vi phạm trắng trợn'
Giáo sư Thuyết cũng nói cần tránh để xảy ra chiến tranh nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Việt Nam quá mềm mỏng trước Trung Quốc.Ông nói với BBC Tiếng Việt hôm 3/11:
"Thực ra thì những phản ứng của Việt Nam trong thời gian qua trước những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, thậm chí là xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam thì đối với nhiều người người ta thấy là khó hiểu.
"Tôi thấy tương quan lực lượng giữa hai bên cũng khá là chênh lệch và Việt Nam cũng thực hiện chính sách khéo léo, mềm mại để giải quyết vấn đề.
"Nhưng có thể nói đối với những người lãnh đạo Trung Quốc hiện nay với tư tưởng bành trướng của họ thì không thể thực hiện những phương pháp như thế được.
"Thực ra không ai muốn chiến tranh và tốt nhất là không để xảy ra chiến tranh nhưng chúng ta cũng có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn để đòi lại chủ quyền lãnh thổ, hoặc ít ra khẳng định mạnh mẽ lập trường của mình trước công luận.
"Tôi lấy thí dụ có thể hành động như Philippines, đấy cũng là một trong những phương án mình cần phải lựa chọn để Trung Quốc họ cũng phải chùn tay khi thực hiện những hành động khiêu khích, những hành động xâm chiếm, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam rất là trắng trợn như trong thời gian vừa qua và ngay cả hiện nay.
"Hiện nay Trung Quốc vẫn không ngừng bồi đắp những đá nhân tạo, những đá đã chiếm của Việt Nam, thậm chí họ còn sân bay trên những đá chiếm của Việt Nam.
"Đó là những bước đi nguy hiểm, vi phạm công ước quốc tế."
Trong khi đó Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền "không thể tranh cãi" của họ tại các quần đảo Hoàng Sa mà hiện Bắc Kinh chiếm toàn bộ và Trường Sa nơi họ chiếm một số ít đảo so với các nước như Việt Nam và Đài Loan.
'Bàn tròn thứ Năm'
Các khách tham gia Bàn tròn thứ Năm của BBC từ 19:30-20:00 tối 5/11 sẽ thảo luận về ảnh hưởng của chuyến thăm Việt Nam lần này của chủ tịch Trung Quốc trong bối cảnh có những lời kêu gọi tẩy chay chuyến thăm vốn diễn ra sau khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ấm nóng thêm.Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách pháp luật và phát triển, nhận định với BBC trong tuần trước:
"Tôi đánh giá chuyến đi này của ông Tập Cận Bình không phải là chuyến đi chủ động mà chuyến đi này xảy ra sau khi có chuyến đi sang Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Bởi vì khi hạ đặt giàn khoan 981, nhiều thông tin quốc tế cho thấy phía Việt Nam và đặc biệt là tổng bí thư cũng đã nhiều lần đề nghị tiếp xúc nhưng cũng khoảng 20 lần từ chối.
"Vấn đề chuyến đi chỉ đặt ra gần đây nhất sau chuyến đi Mỹ của tổng bí thư, phó thủ tướng Trung Quốc sang và thông báo ngay Tập Cận Bình sẽ sang."
Bàn tròn thứ Năm cũng đang mời một phó giáo sư Trung Quốc, người nói thành thạo tiếng Việt tham gia chương trình.
Nguồn: BBC Tiếng Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét