Venezuela không phải là quốc gia phát triển đầu tiên có khả năng rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thảm khốc. Tuy nhiên lại là điều tương đối bất thường khi họ có lượng dầu mỏ lớn. Vẫn chưa có nhiều tiền lệ để giúp ta hiểu điều này có thể xảy ra như thế nào và điều gì tiếp theo sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, ít ra có một điều tương tự với Liên Xô cuối những năm 1980. Số phận của Liên Xô có thể mang tính hướng dẫn cho Venezuela – điều mà không có nghĩa là người Venezuela , ít ra là trong chế độ Nicolás Maduro sẽ thích.
Venezuela đã bị suy yếu kể từ khi giá dầu sụt giảm bắt đầu vào tháng 6
năm 2014 và chẳng có lý do gì cho rằng xu hướng này sẽ có thể sớm thay
đổi. Theo chu kỳ một phần tư thế kỷ, giá năng lượng biến đổi cứ một thập
niên với giá cao và một thập niên giá thấp, vì vậy một thập kỷ giá dầu
thấp cũng có thể xảy ra. Tương tự như vậy, cơn bão kinh tế lớn nhất đã
thổi bay Liên bang Xô viết là việc giảm giá dầu bắt đầu năm 1981 và từ
đó trở nên tệ hơn.
Nhưng vấn đề sâu xa hơn đối với Liên Xô không phải là sự sụp đổ của giá
dầu; mà là những gì đã xảy ra trước đó. Trong cuốn sách Sự sụp đổ đế
chế, nhà cải cách hậu Xô viết lớn của Nga Yegor Gaidar đã chỉ ra rằng
trong thời kỳ dầu hỏa trước đó, các nhà hoạch định chính sách Liên Xô
nghĩ rằng họ có thể đi trên mặt nước và các luật lệ bình thường của sự
hấp dẫn kinh tế không áp dụng cho họ. Các nhà hoạch định chính sách của
Liên Xô không quan tâm đến việc phát triển lý thuyết nghiên cứu về chi
tiêu. Họ thậm chí còn không quan tâm đến kết quả. Mọi thứ dường như có
hiệu quả, vì vậy họ cho rằng đó là lý do chính đáng.
Điều này cũng đúng với các nhà lãnh đạo Venezuela hiện nay như các nhà
lãnh đạo Liên Xô. Chính phủ Venezuela, mặc dù không đòi hỏi phải được
cống hiến hoàn toàn theo chủ nghĩa Mác-Lênin, họ đã theo đuổi sự kết hợp
chính sách kinh tế vô lý như Liên Xô trước đây. Trong nhiều năm họ
khằng định việc duy trì kiểm soát giá mạnh đối với một loạt các hàng hoá
cơ bản gồm thực phẩm chủ lực như thịt và bánh mì, mà họ chi rất nhiều
tiền trợ cấp. Tuy nhiên, chính phủ Venezuela cũng như Liên bang Xô viết,
luôn cảm thấy rằng họ có thể có đủ tiền trợ cấp bằng thu nhập từ dầu
mỏ.
Giá dầu - Thâm hụt ngân sách
Nhưng do giá dầu đã giảm hơn một nửa từ giữa năm 2014, thu nhập từ dầu
mỏ đã giảm đi tương ứng. Thay vì tăng sản lượng dầu, chính phủ Venezuela
đã buộc phải theo dõi tình hình suy thoái do sự quản lý yếu kém của
công ty dầu quốc doanh – PDVSA.
Và giờ đây Venezuela dường như có ý định lặp lại sự điên rồ của Liên Xô
vào cuối những năm 1980 bằng cách từ chối thay đổi lộ trình. Điều này
làm cho thâm hụt ngân sách tăng và đưa đất nước hướng đúng tới sự tàn
phá cuối cùng.
Liên bang Xô viết trong những năm cuối cũng có thâm hụt ngân sách tăng
vọt. Năm 1986 thâm hụt ngân sách vượt quá 6% GDP, và đến năm 1991 lại
lên tới một phần ba GDP ( 33%). Venezuela hiện đang như vậy. Liên Xô đã
sử dụng dự trữ tiền tệ để chi trả cho hàng nhập khẩu, nhưng khi khoản dự
trữ này sụt giảm, chính phủ đã tài trợ thâm hụt ngân sách bằng cách in
tiền. Kết quả không thể tránh khỏi là nạn lạm phát tăng vọt.
Có vẻ như Tổng thống Nicolás Maduro đã thông qua kế hoạch kết hợp cả hai
chính sách tài khóa và tiền tệ. Venezuela đã phải đối mặt với tình
trạng thiếu hụt nghiêm trọng do giá cả bị kiểm soát, vì chính phủ không
còn có thể trợ cấp nữa. Nhưng từ đây sẽ còn tồi tệ hơn.
Lạm phát phi mã - Nợ nước ngoài
Maduro dường như có ý định in tiền như điên, do đó bước tiếp theo sẽ là
siêu lạm phát. Lạm phát đã được cho là đã đạt đến 700% một năm, và đang
hướng tới siêu lạm phát chính thức là ít nhất 50% một tháng.
Siêu lạm phát rất đáng sợ vì rất hiếm xảy ra. Theo Giáo sư Steve Hanke,
giáo sư Đại học Johns Hopkins, thế giới chỉ trải qua 56 cơn siêu lạm
phát, và một nửa trong số đó xảy ra khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. (Tất
cả 15 nước cộng hòa Liên bang Xô viết đều phải chịu đựng siêu lạm phát
trong thời kỳ tan rã của đất nước.) Siêu lạm phát làm nản lòng dân
chúng. Đột nhiên làm việc chẳng có ý nghĩa nữa. Thay vì đứng xếp hàng
đợi mua thực phẩm với số tiền họ kiếm được, mọi người ngừng làm việc
hoàn toàn, bởi vì họ không thể tiêu tiền mà họ có thể kiếm được. Những
người mạo hiểm thông minh lại tận hưởng kỳ vọng khi mua những tài sản an
toàn như hàng hóa hoặc bất động sản.
Kết quả là, đầu ra giảm dần và đi vào vòng xoáy xuống cho đến khi ổn
định tài chính được khôi phục. Năm 1991, sản xuất ở Liên xô giảm đi 10%,
và sản lượng dầu giảm một nửa từ năm 1988 đến 1995. Điều tương tự dường
như đang diễn ra ở Venezuela.
Liên Xô đã chú trọng vào tỷ giá hối đoái chính thức cao hơn thực tế của
đồng rúp, thường cao hơn năm lần so với tỷ giá thị trường chợ đen. Chính
phủ đã làm như vậy để làm cho mọi người cảm thấy giàu có hơn so với
thực tế, nhưng điều này có nghĩa là chính phủ trợ cấp mua ngoại tệ cũng
như trợ cấp mua thực phẩm. Khi chính phủ Xô viết chi tiêu nhiều tiền
hơn, cho phép thâm hụt ngân sách tăng lên, tỷ giá thị trường chợ đen
giảm đã làm cho công dân của họ bị xúc phạm . Dần dần, người ta chấp
nhận tỷ giá chợ đen theo tỷ lệ thực. Khi Liên bang Xô viết tan rã vào
tháng 12 năm 1991, mức lương trung bình hàng tháng của Nga là 6USD tội
nghiệp. Đây là nơi mà Venezuela đang hướng tới.
Cùng với những điều bất hạnh này, nợ nước ngoài của Liên Xô tăng lên.
Chính phủ Liên Xô, giống như chính phủ của Maduro, vay mượn càng nhiều
càng tốt nếu có thể. Chính phủ nước ngoài đã cung cấp nhiều khoản tài
trợ, giống như Venezuela đã nhận được một nửa tín dụng nước ngoài từ
Trung Quốc. Chính phủ Xô viết từ chối thừa nhận đói nghèo trong khi vẫn
tiếp tục trả nợ quá lâu. Venezuela dường như đã bị mắc kẹt trong cùng
một vòng xoáy.
Dự báo cho Venezuela
Đương nhiên cũng có sự khác biệt. Liên Xô là một quốc gia đa quốc gia
với các nước cộng hòa liên bang khác với Venezuela. Tuy nhiên nước này
không có hệ thống Marxist-Leninist, chính sách kinh tế vô lý có thể và
có lẽ cởi mở hơn Liên bang Xô viết, với phe đối lập chính trị sống động
và một tầng lớp có học thức cao.
Nhưng sự suy thoái kinh tế của Liên Xô đưa ra một viễn cảnh cho sự tiến
hóa trong tương lai của Venezuela. Cuộc khủng hoảng tài chính có thể sẽ
tồi tệ hơn bởi vì bất kỳ thay đổi quan trọng nào trong chính sách có thể
hàm ý rằng Maduro thừa nhận rằng chính sách của ông ta đã sai lầm, điều
này có thể dẫn tới việc lật đổ chính phủ. Như vậy, thâm hụt ngân sách,
thiếu hụt, lạm phát, tỷ giá giảm, và nợ công có thể sẽ tăng lên tồi tệ
hơn nhiều.
Có khả năng là một sự lật đổ chính trị dự phòng chế độ Maduro do sự bất
mãn của công chúng hoặc các người cai trị vừa trốn chạy ra khỏi nước.
Một kết cục có thể xảy ra là Venezuela đã hết dự trữ ngoại tệ và nợ nần
từ nợ nước ngoài. Điều đó sẽ làm Venezuela mất hết tín dụng nước ngoài,
và hậu quả tự nhiên sẽ là sự sụp đổ hoàn toàn về nhập khẩu và tỷ giá hối
đoái của đồng bolivar.
Dù là cách nào đi nữa, chế độ Maduro sẽ không thể tồn tại lâu dài bởi vì
nó sẽ không có khả năng thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tránh sự
khốn đốn về kinh tế đối với phần lớn dân số, và áp lực sẽ trở nên không
thể chấp nhận được. Chính phủ kế nhiệm sẽ phải thực hiện các điều chỉnh
thay thế. Nhưng bất kể bản chất của chính phủ mới là gì, thì cũng không
có nhiều lựa chọn: Trong các cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ, các lựa
chọn chính sách thực tế gần như không có.
Ngân sách phải gần như cân bằng. Điều đó chỉ có thể được thực hiện bằng
cách cắt giảm chi tiêu, bởi vì không thể thu nhiều thuế nhiều hơn trong
ngắn hạn. Việc cắt giảm chính sẽ phải là loại bỏ trợ giá. Các dự án viện
trợ nước ngoài của Venezuela cũng phải được cắt giảm. Điều đó có thể đủ
để cân bằng ngân sách.
Đồng thời, tỷ giá hối đoái cần được thống nhất xoay quanh cân bằng thị
trường, bất kể trao đổi trôi nổi hay không. Các nguồn dự trữ quốc tế cạn
kiệt của Venezuela sẽ phải được phục hồi. Cơ quan quốc tế duy nhất có
thể làm nhanh và hiệu quả là Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. IMF có thể nhanh
chóng khôi phục dự trữ và tín nhiệm của một quốc gia, nhưng Venezuela
phải dàn xếp với những cải cách kinh tế vĩ mô mà ÌMF yêu cầu. Song song
đó, các tổ chức quốc tế khác và các quốc gia thân thiện sẽ phải tham gia
để cứu vãn đất nước khỏi sự tàn phá của chế độ Maduro. Gánh nặng nợ
nước ngoài của đất nước sẽ phải được cơ cấu lại.
Tình hình của Liên Xô cũ khó khăn hơn nhiều, vì 15 nước mới phải được
hình thành và đồng tiền chung đã bị phân hoá. Bài học tiêu cực từ Nga là
họ đã mất quá nhiều thời gian - bảy năm - để kiểm soát thâm hụt ngân
sách. Lời cảnh báo đối với phương Tây là họ đã thất bại trong việc giúp
đỡ Nga trong thời điểm cần thiết nhất, cuối cùng đẩy chính sách của Nga
theo hướng chống phương Tây. Khi cải cách cuối cùng đến với Venezuela,
việc cải cách cần phải triệt để và nhanh chóng, và phương Tây nên cung
cấp hỗ trợ tài chính đầy đủ.
Sự sụp đổ của chế độ Maduro sẽ không được đẹp đẽ, nhưng xem ra rất khó
để có thể tránh được. Trong khi chính trị có thể khó tiên đoán, những
đặc điểm chính của một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng có thể dự
đoán được. Câu hỏi chính là một chính phủ mới sẽ cố làm những điều đúng
đắn nhanh chóng ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét