BBC
Vụ nổ lớn tại nhà máy Formosa Hà Tĩnh ngay sau 24 giờ vận hành thử "gây
thêm lo lắng", theo ý kiến một nhà hoạt động môi trường nhưng quan chức
tập đoàn Đài Loan nói nhà máy sẽ "vẫn vận hành". Vụ nổ xảy ra vào khoảng 21:00 hôm 30/5 được truyền thông Việt Nam tường thuật: "Cách
hiện trường vụ nổ khoảng một km, công nhân làm việc trong công trường
Formosa mô tả tiếng nổ lớn inh tai, rung chuyển mặt đất, vài phút sau
thì khói bốc lên kèm theo mùi khét."
Lò vôi phát nổ dùng để luyện vôi cục thành vôi bột, phục vụ quá trình khử lưu huỳnh trong nhà máy nhiệt điện.
Phó chủ tịch Formosa Hà Tĩnh, ông Trương Phục Ninh được Reuters hôm 31/5 dẫn lời:
"Thiết
bị lọc bụi lò vôi trong nhà máy của chúng tôi đã bị nổ. Chúng tôi ngay
lập tức cắt nguồn điện để kiểm tra an toàn. Chúng tôi đang cố gắng tìm
nguyên nhân sự cố."
Ông nói: "Vụ việc không gây cháy, thiệt hại hay thương vong."
"Việc vận hành thử lò cao luyện thép, lò luyện thép vẫn diễn ra bình thường."
Ông
Lê Hồng Tịnh, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường
Quốc hội, cho biết sẽ yêu cầu Hà Tĩnh báo cáo về sự cố, theo báo Tuổi
Trẻ hôm 31/5.
"Chúng tôi đã vào giám sát tận nơi. Những yêu cầu
đưa ra phía họ làm cũng rất tích cực, hợp tác tốt để khắc phục các lỗi
còn tồn tại," báo này dẫn lời ông Tịnh.
"Các đoàn của Quốc hội vào giám sát thì Formosa rất tạo điều kiện, cởi mở để đoàn nắm được quy trình vận hành của nhà máy."
'Không thấy bên thứ ba'
Hôm
31/5, nhà hoạt động môi trường Nguyễn Anh Tuấn, nói với BBC: "Nếu là
người dân địa phương sống gần nhà máy Formosa, chắc tôi sẽ không thể an
tâm sau sự cố hôm qua."
"Sau thảm họa môi trường năm ngoái, rất nhiều phái
đoàn kiểm tra của chính phủ đã tuyên bố xem xét toàn diện nhà máy này và
quyết định cho Formosa được vận hành thử nghiệm."
"Nhưng rồi lại xảy ra vụ nổ như mọi người đã biết ngay hôm sau thời điểm này."
"Tôi nghĩ nhiều người sẽ khó tin được những cam kết không để tái diễn các sự cố liên quan đến nhà máy này."
Ông Tuấn cũng cho biết thêm: "Vấn đề ở đây là mọi sự giám sát Formosa dường như chỉ là việc giữa chính quyền và công ty này."
"Người
ta không thấy có sự tham gia của một bên thứ ba là các chuyên viên môi
trường độc lập, nhóm xã hội dân sự, đại diện quốc tế."
"Mọi
diễn biến liên quan đến sự cố cũng không được minh bạch. Những gì chúng
ta biết được trên mặt báo Việt Nam cũng chỉ là do Formosa và chính quyền
cung cấp."
"Do vậy, sau vụ nổ mới nhất, chắc chắn còn nhiều lo lắng, bất ổn ở phía trước."
Dự án Formosa Hà Tĩnh có vốn đầu tư 11 tỷ.
Nhà
máy thép Formosa Hà Tĩnh được kết luận là thủ phạm gây thảm họa cá chết
năm 2016, gây thiệt hại cho kinh tế miền Trung vốn phụ thuộc vào nghề
cá và du lịch biển.
Tái khởi động
Nhà máy được khởi động lại hôm 29/5 sau một thời gian bị đình chỉ hoạt động.
Formosa
đã chi bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam và hồi tháng
3/2017 nói rằng họ sẽ đẩy mạnh đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án
thép trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối,
khiếu kiện về bồi
thường vẫn diễn ra âm ỉ tại miền Trung trong thời gian qua.
Vào
trung tuần tháng 5/2017, một phái đoàn gồm các chức sắc Công giáo và
linh mục đã có chuyến đi châu u nhằm gặp gỡ các tổ chức quốc tế để vận
động và trao thỉnh nguyện thư về thảm họa môi trường Formosa.
Thành
phần gồm sáu vị giáo sỹ thuộc giáo phận Vinh do Đức Giám mục Nguyễn
Thái Hợp dẫn đầu, trong hành trình tới Na Uy, Bỉ, Đức, Thụy Sĩ và Bồ Đào
Nha, phái đoàn đã gặp gỡ Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp châu Âu, một số bộ
ngoại giao cũng như một số tổ chức thuộc Giáo hội Công giáo và các tổ
chức xã hội dân sự và nhân quyền quốc tế.
Mang theo thỉnh nguyện
thư với gần hai trăm ngàn chữ ký, phái đoàn muốn tìm trợ giúp và giải
pháp cho thảm họa môi trường xảy ra từ hơn một năm qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét