Trong tuần có hai câu chuyện lý
thú về du học sinh, một cô gái đến Mỹ từ Trung Quốc, một chàng trai đến từ Việt
Nam. Hai quốc gia Châu Á này, theo mô tả của các nhà lãnh đạo đáng kính chẳng
những “sông liền sông, núi liền núi” mà còn chung một ý thức hệ chính trị.
Cả hai du học sinh này đều mới tốt
nghiệp sau 4 năm dùi mài kinh sử, nơi quốc gia mà trước đây được Việt Nam nói tới
như “đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân ta và của nhân dân thế giới”.
Câu chuyện thứ nhất nói về cô
Dương Thư Bình (Yang Shuping) sinh viên Đại học Maryland. Cô được mời phát biểu
trong lễ mãn khóa tại trường hôm Chủ nhật, ca ngợi một cách thành thật những
cái mà cô được hưởng khi ở Mỹ - đó là tự do và dân chủ. Yang Shuping nói:
"Giây phút tôi hít thở bên ngoài phi trường, tôi cảm thấy tự
do."…"Tôi sau đó lại cảm nhận một luồng không khí mới mà tôi luôn biết
ơn."…"Không khí của tự do ngôn luận. Dân chủ và tự do là không khí sạch
đáng để chiến đấu để có." (BBC)
Dương Thư Bình (Yang Shuping)
Nhưng bài phát biểu của Dương Thư
Bình bị đồng bào của cô trong nước chỉ trích dữ dội, nhất là trên internet nơi
tung hoành của các “vệ binh đỏ thời Tập”. Họ đã cáo buộc cô làm “xấu mặt đất nước” Trung Quốc
và đòi cô đừng quay về nữa. “Xấu mặt” vì theo ý những người này là đất nước
Trung Quốc đã toàn hảo, tự do dân chủ đã vượt qua nước Mỹ rất xa mọi mặt trong
đời sống.
Câu chuyện thứ hai, báo Dân trí
trong nước nói về “kỳ thủ” có tên Lê Quang Liêm. Chàng du học sinh này được
trân trọng giới thiệu như một “đại kiện tướng” cờ vua. Và thay vì du học bên
Nga nhưng chàng lại đến với đế quốc Mỹ. Nghe nói sau 4 năm kỳ thủ Việt Nam cũng
đã tốt nghiệp cùng lúc hai bằng cử nhân chuyên ngành khoa học - tài chính và
chuyên ngành nghệ thuật - quản lý “hạng
xuất sắc” tại trường ĐH Webster, St.Louis, Missouri, Mỹ. (Dân trí)
Lê Quang Liêm (Ảnh Dân trí)
Đại kiện tướng của Việt Nam dù tốt nghiệp loại xuất sắc nhưng trong ngày diễn ra lễ tốt nghiệp, chàng không được ai mời phát biểu. Do đó chàng không mở mồm ra nói được một nửa lời, hoặc khen hoặc chê nền giáo dục đã cấp cho anh ta tới 2 bằng đại học. Thay vào đó có lẽ vì buồn tình đời, chàng bèn vác một lá cờ đỏ đi nhong nhong trước con mắt ngạc nhiên của những người Mỹ tham dự lễ. Chuyện này nằm ngoài dự kiến của ban tổ chức của nhà trường.
Tuy nhiên báo trong nước mô tả đây
là một hình ảnh vô cùng xúc động khi kỳ thủ Lê Quang Liêm “mặc áo cử nhân, cầm
lá cờ đỏ sao vàng giương cao”, tiến thẳng vào lễ đài. Nhiều cô chú ở Việt Nam đọc
báo tưởng chừng anh sắp cắm lá đại kỳ lên nóc hầm của Đờ-Cát-Tơ-Ri như ở Điện
Biên Phủ năm nào.
Câu chuyện đơn giản chỉ có vậy
nhưng cũng gợi cho bạn ta một vài suy nghĩ. Trước hết về quyền tự do tư tưởng ở
Hoa Kỳ, cả hai du học sinh đã thể hiện đầy đủ sự suy nghĩ của mình mà không sợ
ai ngăn chặn. Có thể nói cô Dương Thư Bình kia từ cái vỏ bọc cộng sản dầy cộm
đã can đảm thoát ra để nói lên đúng với những gì mình nghĩ . Cô đã “giác ngộ tư
bản” từ những điều đã nhìn thấy, hít thở, đi lại và công khai phát biểu đầy cảm
xúc trước công chúng. Cô chỉ đáp lại những lời chỉ trích của đồng bào cô trong
nước một cách nhẹ nhàng khi nói “Tôi vẫn yêu đất nước Trung Hoa”.
Đối với “đại kiện tướng” Lê Quang
Liêm, cũng chẳng có ai cấm anh vác một lá cờ đỏ để biểu diễn tâm tư tình cảm của
công dân một nước cộng sản ngay trong ngày anh nhận tấm bằng của bọn tư bản thối
nát. Có lẽ đó là lá cờ duy nhất trong buổi lễ tốt nghiệp, nó xuất hiện lẻ loi một
cách tội nghiệp nơi nó đáng lẽ không nên xuất hiện. Chắc anh thanh niên Việt
Nam vác nó cũng muốn nói cho mọi người chung quanh biết niềm hãnh diện bao la của
anh đối với đảng CSVN trí tuệ quang vinh. Từ ao bèo ngoi lên anh lại trở về chiếc
ao bèo quen thuộc nơi mà những tượng đài thánh thần cộng sản đang bơi lội thảnh
thơi. Người ta không thể trách anh điều gì vì anh vốn sinh ra để xứng đáng được
như vậy.
Không còn kết luận nào rõ ràng
hơn về hai trường hợp lý thú này: với thế hệ của Dương Thư Bình và Lê Quang
Liêm, một ngày không xa, Trung Quốc sẽ đô hộ Việt Nam lâu dài, mạnh mẽ và toàn
diện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét