Trọng Nghĩa
Tổng thống Emmanuel Macron (P) tiếp nguyên thủ Nga Vladimir Putin tại lâu đài Versailles, Pháp, ngày 29/05/23017.REUTERS/Philippe Wojazer
Hôm
nay, 29/05/2017, tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đồng nhiệm
Nga Vladimir Putin tại Điện Versailles. Nếu cuộc gặp giữa Emmanuel
Macron-Donald Trump hôm 25/05 là điều nằm trong dự kiến, thì cuộc tiếp
xúc tay đôi Macron-Putin hôm nay khiến nhiều người ngạc nhiên, căn cứ
vào quan hệ không mấy thuận thảo giữa Nga và Pháp vào cuối nhiệm kỳ của
tổng thống Pháp Hollande, và nghi ngại về khả năng Mátxcơva « chơi xấu »
ứng cử viên Macron lúc vận động tranh cử. Trong bối cảnh đó, việc ông
Macron chủ động đề nghị cuộc gặp được cho là một thách thức ngoại giao
mới mà tân tổng thống Pháp sẵn sàng đối đầu.
Khi
đưa ra lời mời hôm 18/05 nhân cuộc điện đàm với tổng thống Nga, ông
Macron đã nêu bật lý do khiến ông chủ động gặp ông Putin, bất chấp
những dấu hiệu không thiện cảm của Mátxcơva đối với ông trước đó. Ông
nói rõ : « Cho dù có khác biệt trong quan điểm về nhiều vấn đề, hai nước Nga và Pháp vẫn có quan hệ lâu đời và đặc biệt ».
Trước ngày 18/05, quan điểm chung của Nga vẫn không mấy tốt đẹp với ông Macron. Trong thời gian Pháp vận động tranh cử tổng thống, trong số bốn ứng viên chủ chốt, chỉ có ông Macron là không được Mátxcơva ủng hộ. Thậm chí ông Putin còn gián tiếp nâng đỡ qua việc tiếp bà Marine Le Pen, ứng viên cực hữu thuộc đảng Mặt Trận Quốc Gia, đối thủ số một của ông Macron, khi bà Le Pen ghé thủ đô Nga.
Sau khi ông Macron chiến thắng, báo chí Nga vẫn còn tiếp tục đả kích người được dân Pháp chọn lựa. Còn có tin là Nga nhúng tay vào các vụ tin tặc tấn công vào ê kíp vận động cho ông Macron.
Thế nhưng Emmanuel Macron là một chính trị gia thực tế, đã thấy rõ rằng nhiều hồ sơ như Syria hay Ukraina sẽ không thể có giải pháp nếu tiếp tục bị Nga chọc gậy bánh xe.
Một nước Nga hung hăng sẽ khiến Tây Âu phải tốn công, tốn của, để dự phòng; đây là điều mà một người mong châu Âu vững mạnh và phát triển như ông Macron hoàn toàn không muốn.
Mặt khác việc ông Macron chìa bàn tay hòa giải với Nga cũng không đi ngược lại quan hệ đặc biệt vốn có giữa Paris và Matxcơva trong thời gian qua, với Pháp luôn có một chính sách đối ngoại độc lập so với các nước phương Tây khác.
Putin muốn Nga thoát khỏi tình trạng bị cô lập
Về phần tổng thống Nga Putin cũng thế, ông cũng là một lãnh đạo thực tế, biết nắm bắt tình hình để tận dụng thời cơ.
Theo các nhà quan sát, nói gì thì nói, Nga vẫn cần châu Âu. Thái độ kình chống châu Âu trong thời gian qua đã không dẫn Nga đến đâu, trong lúc ý hướng xích lại gần nước Mỹ với Donald Trump làm tổng thống thì liên tiếp bị trở ngại.
Trong bối cảnh đó, lời mời của Emmanuel Macron đến thật đúng lúc, và dù không nói ra, Vladimir Putin đã quyết định đến Paris trong cố gắng kéo nước Nga ra khỏi tình trạng cô lập hiện nay.
Đối thoại tái lập với một trong hai đầu tầu của châu Âu là một điều kiện thuận lợi giúp Nga tháo gỡ hệ thống trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu đối với Matxcơva đang làm kinh tế Nga điêu đứng.
Nhìn chung, cuộc gặp Macron-Putin là một tín hiệu tích cực. Nhưng theo nhận định của ông Thomas Gomart, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Pháp (IFRI), được AFP trích dẫn, do việc hai bên đã mất lòng tin khá lớn, từ sau vụ Nga sáp nhập Crimée, công việc khôi phục lại quan hệ không thể nhanh chóng được.
Riêng đối với tân tổng thống Pháp Macron, cuộc gặp với tổng thống Nga sẽ cho phép ông khẳng định thêm uy tín trên trường quốc tế, một uy thế sẽ gia tăng thêm qua cuộc tiếp xúc với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 03/06 tới đây.
Trước ngày 18/05, quan điểm chung của Nga vẫn không mấy tốt đẹp với ông Macron. Trong thời gian Pháp vận động tranh cử tổng thống, trong số bốn ứng viên chủ chốt, chỉ có ông Macron là không được Mátxcơva ủng hộ. Thậm chí ông Putin còn gián tiếp nâng đỡ qua việc tiếp bà Marine Le Pen, ứng viên cực hữu thuộc đảng Mặt Trận Quốc Gia, đối thủ số một của ông Macron, khi bà Le Pen ghé thủ đô Nga.
Sau khi ông Macron chiến thắng, báo chí Nga vẫn còn tiếp tục đả kích người được dân Pháp chọn lựa. Còn có tin là Nga nhúng tay vào các vụ tin tặc tấn công vào ê kíp vận động cho ông Macron.
Thế nhưng Emmanuel Macron là một chính trị gia thực tế, đã thấy rõ rằng nhiều hồ sơ như Syria hay Ukraina sẽ không thể có giải pháp nếu tiếp tục bị Nga chọc gậy bánh xe.
Một nước Nga hung hăng sẽ khiến Tây Âu phải tốn công, tốn của, để dự phòng; đây là điều mà một người mong châu Âu vững mạnh và phát triển như ông Macron hoàn toàn không muốn.
Mặt khác việc ông Macron chìa bàn tay hòa giải với Nga cũng không đi ngược lại quan hệ đặc biệt vốn có giữa Paris và Matxcơva trong thời gian qua, với Pháp luôn có một chính sách đối ngoại độc lập so với các nước phương Tây khác.
Putin muốn Nga thoát khỏi tình trạng bị cô lập
Về phần tổng thống Nga Putin cũng thế, ông cũng là một lãnh đạo thực tế, biết nắm bắt tình hình để tận dụng thời cơ.
Theo các nhà quan sát, nói gì thì nói, Nga vẫn cần châu Âu. Thái độ kình chống châu Âu trong thời gian qua đã không dẫn Nga đến đâu, trong lúc ý hướng xích lại gần nước Mỹ với Donald Trump làm tổng thống thì liên tiếp bị trở ngại.
Trong bối cảnh đó, lời mời của Emmanuel Macron đến thật đúng lúc, và dù không nói ra, Vladimir Putin đã quyết định đến Paris trong cố gắng kéo nước Nga ra khỏi tình trạng cô lập hiện nay.
Đối thoại tái lập với một trong hai đầu tầu của châu Âu là một điều kiện thuận lợi giúp Nga tháo gỡ hệ thống trừng phạt kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu đối với Matxcơva đang làm kinh tế Nga điêu đứng.
Nhìn chung, cuộc gặp Macron-Putin là một tín hiệu tích cực. Nhưng theo nhận định của ông Thomas Gomart, giám đốc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Pháp (IFRI), được AFP trích dẫn, do việc hai bên đã mất lòng tin khá lớn, từ sau vụ Nga sáp nhập Crimée, công việc khôi phục lại quan hệ không thể nhanh chóng được.
Riêng đối với tân tổng thống Pháp Macron, cuộc gặp với tổng thống Nga sẽ cho phép ông khẳng định thêm uy tín trên trường quốc tế, một uy thế sẽ gia tăng thêm qua cuộc tiếp xúc với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 03/06 tới đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét