Thái Bá Hồng dịch
Ở Bắc Kinh, Trung Quốc ăn mừng chương trình phát triển vĩ đại nhất, đường tơ lụa mới, kể từ thời kế hoạch Marshall. Châu Âu và Đức thì đang hoài nghi, cho tới bây giờ chưa đáp ứng thiện ý của người Trung Quốc. Trung Quốc gọi, và hầu như tất cả đều tới. Trên 100 nước từ 4 châu lục đã gửi đoàn đại biểu, từ Tây Ban Nha đến bắc Triều Tiên, từ Chile đến Tadshikistan.
Putin đã bay tới, bộ trưởng bộ
ngoại giao Burma, Aung San Suu Kyi, tổng thống Philippin Rodrigo
Duterte và từ Berlin, bộ trưởng bộ kinh tế Đức Brigitte Zypries.
Cuối tuần qua Bắc Kinh nhẫn nại chịu sự cấm đường, các biện
pháp an toàn và sự hiện diện của công an nhiều chưa từng có.
Lý do cuộc gặp thượng đỉnh, Đảng CS Trung Quốc ăn mừng đường tơ
lụa mới, sáng kiến của chủ tịch Tập nhằm trói các nước dọc
theo đường mậu dịch cũ trên bộ và dưới biển chặt hơn với
quốc vương trung tâm.
Với một khối 900 tỷ Đôlar thì đây là một chương trình lớn
nhất kể từ thời kế hoạch Marshall của Mỹ sau đại chiến thế
giới 2 nhằm khôi phục châu Âu sau đại chiến. TQ muốn đầu tư ra
các nước ngoài Âu Á các đường ống dẫn dầu, các nhà máy phát
điện, một mạng lưới đường bộ, đường sắt, cảng biển và cảng
hàng không giữa các nước Á Âu-Chính xác hơn, hạ tầng cơ sở.
Và nó xoay quanh sự vinh quang và ảnh hưởng của TQ- tóm lại là
đường lối chính trị địa lý.
Ai hưởng lợi trong dự án này? Ai là kẻ bị thiệt thòi? Và tại
sao Tây Âu lại do dự trong việc tham gia đường tơ lụa mới?
Bên được
Cho dù các chính trị gia Trung Quốc có nhận định ngược lại,
dự án hỗ trợ Âu Á lớn nhất này trước tiên là tự giúp TQ-
Các doanh nghiệp xây dựng, luyện thép, vận tải đang nợ chồng
chất, sản xuất siêu quá tải. Các thành phố, các địa phương mà
có nhiều các doanh nghiệp này đã có hạ tầng cơ sở tốt cho
nên họ không có nhiều hợp đồng lớn để có đủ việc làm cho
hàng triệu công nhân.
Từ phát minh kỹ thuật của họ và từ tiền của chính phủ trung
ương giàu có, có thể thu lợi từ các nước từ nam Á đến Bắc
Phi, những nước đang cần đường bộ và đường sắt hiện đại và
điện mất không phải là họa hoằn... Tại sao TQ lại không thu lợi
từ đó? Kế hoạch Marshall không những giúp châu Âu mà cả kinh
tế Mỹ.
Còn nhiều dân tộc giữa Lào và Marokko có thể thu lợi từ những
đầu tư của TQ, nơi mà tiền tỷ trôi đi, tiền triệu lắng lại-
Điều đã rõ qua việc xây dựng các địa phương ở TQ trong những
năm qua và hàng trăm nghìn cán bộ bị sa thải.
Kẻ mất
Ở các nước như Srilanca hoặc Kenia đã có người xuống đường,
vì họ, những người bên lề dự án, sợ mất tài sản và nhân
quyền. TQ thì cũng đã trang bị cho họ nhà ở, phương tiện đi
lại, điện và học hành- nhưng sự bảo đảm quyền con người riêng
tư thì không phải chỗ mạnh của hệ thống TQ. Đối với người
biểu tình và bạo loạn chính trị thì TQ không thể thông cảm.
Ấn độ thì sợ sáng kiến đường tơ lụa , New/Delhi sợ bị TQ bao
vây, bởi vì một vài dự án lớn , TQ tập trung ở Pakistan,
Banglades, Nepal và Srilanca. Thủ tướng Ấn là nước láng giềng
của TQ không đến tham dự thượng đỉnh, khác với Putin, người
cũng có mối quan ngại rằng, TQ đầu tư vào các cộng hòa Xô
Viết trước đây như Kasachtan, Kirkistan, Turkmenistan và Bạch Nga
sẽ ảnh hưởng tới sự bá chủ của Nga.
Người hoài nghi
Từ liên minh châu Âu có các thủ tướng các nước Balan, Hungari,
Sec và Hilap tới Bắc Kinh, từ Ý có Paolo Gentiloni, từ Tây ban
Nha có Mariano Rajoy. Bắc Kinh cố gắng mời cho được bà thủ
tướng Merkel và bà Theresa May tham dự nhưng họ chỉ cử bộ
trưởng đại diện, họ hoài nghi trước các kế hoạch đường tơ lụa
của TQ.
Nguyên nhân thứ nhất là do các phương pháp không lịch sự mà TQ
thực hiện để phục vụ lợi ích của mình. Vào sáng chủ nhật,
theo nhóm châu Âu từ Bắc Kinh, Các nước châu Âu không ký vào tài
liệu thượng đỉnh về thương mại đã lên kế hoạch trước – TQ
thì từ chối những yêu cầu của châu Âu về sự minh bạch trong
quảng cáo cũng như chi phí cho môi trường và xã hội quá cao.
Mặt khác thiện ý chính trị địa lý của TQ không những thách
thức Ấn Độ và Nga mà cả ngoại biên Âu Châu... Bắc Kinh dưới
cái tên "16+1" đã mở cuộc hội thảo, nhằm kết nối những đầu tư
của mình với các nước đông Âu như Hungari, Balan và Rumani. Một
dạng giống như vậy là kết nối với các nước bên bờ Địa Trung
Hải trong và ngoài liên minh châu Âu.
Sự hoài nghi của người Âu châu cũng dễ hiểu, bởi vì TQ muốn
lập hành lang thương mại dọc theo đường tơ lụa chỉ dựa trên nhu
cầu của mình mà không cần lưu ý đến Brussel hay Berlin. Hoài
nghi và khiêm tốn ngoại giao khó lòng tránh nổi... Châu Âu phải
ứng xử với thiện chí chính trị địa lý của TQ bằng sáng kiến
riêng của mình hoặc là tự đầu tư tiền và nguồn dự trữ của
mình vào đường tơ lụa mới.
Đầu tiên liên minh Âu châu có thể tiến hành tại bắc Phi, láng
giềng trực tiếp của họ và cũng từ đó hàng năm có hàng ngàn
người lên đường sang tỵ nạn ở châu Âu... Tại thủ đê Angiêrie
trước đây vài tuần đã khai trương Moschee El Dschazair cao 265 m,
một công trình kiến trúc cao nhất châu Phi, một nơi cầu nguỵên
to nhất thế giới.
Xây lên nhà thờ này không phải do doanh nghiệp Âu châu mà do một
doanh nghiệp có trụ sở ở Bắc Kinh, China State Contruction
Enginering Corporation, cách xa Algier 9000 km.
Nguồn: http://www.spiegel.de/politik/ausland/china-entwicklungsprogramm-neue-seidenstrasse-a-1147588.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét