- Thiên Thọ Lăng (Lăng Vua Gia Long) Photo: Tống Mai
VÀI NÉT VỀ DÒNG HỌ TỐNG
Cũng như các dòng họ khác theo Chúa
Nguyễn vào Nam để lập nghiệp và khai phá đất phương Nam kể từ Nguyễn
Hoàng hầu hết đều có Tổ Quán tại Tĩnh Thanh Hóa, dòng họ Tống cư ngụ tại
làng Bùi Xá tổng Trung Bạn huyện Tống Sơn tỉnh Thanh Hóa, đây là vùng
Địa Linh Nhân Kiệt và là nơi xuất phát của những cuộc di dân về phương
Nam theo các Chúa Nguyển kể từ Nguyễn Hoàng ( Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại
Dung Thân ).
Vào năm 1660, Ngài Tống Phước Triều Đô
Hầu đưa toàn bộ gia quyến vào đàng trong dưới triều đại Chúa Nguyễn Phúc
Tần vị Chúa đời thứ 4 trấn thủ phương Nam và thường gọi là Chúa Hiền (
1648-1687 ) nhập tịch tại làng Kim Long Thừa Thiên Huế. Lúc này tại đây
đã có 11 họ từ miền ngoài di tản vào theo các tiền Chúa để khai phá đất
phương Nam. Hậu duệ các đời sau của họ Tống đều sống tại Kim Long và
đây cũng được xem là Tổ Quán của dòng họ Tồng Phước với Ông Tống Phước
Triều là Thủy Tổ.
Dòng họ Tống trước đây ở Thanh Hóa là
một dòng tộc nhiều đời làm quan võ. Con cháu Tống Phước đều là Gái Trâm
Anh Trai Tuấn Kiệt. Do vậy khi di dân vào nam vẫn mang theo tính cách ấy
do trước đây rất nhiều bà họ Tống đã trở thành Hoàng Hậu, Phi Tần và họ
Tống đã làm thông gia vơi các hoàng tộc nhà Lê và nhà Nguyễn. Các trai
họ Tống tài hoa nên nhiều người đã là Phò Mã , Quận Công làm quan võ
theo các Chúa Nguyễn đánh đông dẹp bắc từ thời Tiên Chúa Nguyễn Hoàng.
THÂN THẾ BÀ TỐNG THỊ LAN ( 1761-1814 )
Một điều lạ trong lịch sử mà cho đến nay chưa một ai lý giải được?
Như chúng ta đã từng biết trong lịch sử triều Nguyễn chỉ có 2 Hoàng Hậu :
* TỐNG THỊ LAN: THỪA THIÊN CAO HOÀNG HẬU ( Chánh thất Vua GIa Long đầu triều Nguyễn )
* NGUYỄN HỮU THỊ LAN: NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU ( Chánh thất Vua Bảo Đại cuối triều Nguyễn ) Điều lạ :
– Trong 11 đời Vua còn lại không cò tước
phong Hoàng Hậu mà chỉ có tước phong Hoàng Quý Phi để phụ giúp Hoàng
Thái Hậu lo việc nội cung?
– Cả hai Hoàng Hậu đều có cùng tên LAN và cuộc đời của hai Hoàng Hậu đều có đầy truân chuyên trắc trở.
– Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan
hơn 20 năm theo Nguyễn Ánh bôn ba cực khổ khắp nơi mà hậu vận phúc mỏng ở
tuổi hưởng dương 53 khi Gia Long thâu tóm giang sơn, hơn nữa con chết
cả hai Hoàng Tử và chàu nội sau này cũng không được truyền ngôi mặc dù
triều thần đề xuất mà kế vị lại chính là Minh Mạng ( con thứ phi ) một
thời đã được Tống Thị Lan làm mẹ nuôi và qua cung Hoàng Hậu sống với Bà
từ thời thơ ấu. Sau nữa tất cả gia quyến ba đời đều bị biến thành thứ
dân . Một bi kịch (sẽ nòi rỏ ở phần thân thế và sự nghiêp Tống Thị Lan
)– Nam Phương Hoàng Hậu Nguyễn Hữu Thị Lan một sắc nước hương trời của
miền Nam sống không hạnh phúc bên Ông Vua đào hoa, hào hoa phong nhã để
rồi sống và chết trong cô đơn trên đất khách quê người.
Thân thế Bà Tống Thị Lan:
1/ Thân Phụ: Bà
là con của Quy Quốc Công Tống Phước Khuông chức Thái Bảo tước Quận
Công. Năm 1778 Ông đưa gia quyến từ Kim Long Thừa Thiên Huế vào Gia
Định vì lúc đó Tây Sơn đại thắng Phú Xuân tình hình không yên ổn và Ông
quyết chí theo phò triều Nguyễn. Tống Thị Lan theo cha lúc này đã 18
tuổi sắc nước hương trời. Chính Nguyễn Ánh lúc đó đang ở Gia Định cố
thủ để đánh Tây Sơn đã nhờ Thân Mẫu là bà Thiếu Khương vợ của Nguyễn
Phúc Luân đến cưới hỏi và lập làm Nguyên Phi vì bấy giờ Nguyễn Ánh chỉ
xưng Chúa tại miền Nam.
Tống Phước Khuông lúc này là một vị
Tướng đã cùng với Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Tôn Thất Hôi ( Bình
Tây Đại Nguyên Soái ) và một số tướng lĩnh khác bôn ba xây dựng cơ đồ có
lúc phải chạy ra Phú Quốc hoặc Xiêm la để lánh nạn khi Tây Sơn truy
quét đánh thành Gia Định.
2/ Thân Mẫu :Mẹ
Bà là Lê Thị Hài ( hiệu là Thục Thận ) người làng An Quán nay thuộc xã
Điện Phương huyện Điện Bàn Quảng Nam. Sử nhà Nguyễn có ghi bà là gốc họ
Nguyễn Hữu không phải họ Lê tại sao lại cải họ ?
Nhà thờ họ Nguyễn Hữu ở làng An Quán vẩn
còn thờ bà và gọi là Bà Gia Long ? và trong văn tế có ghi “Lê Hầu Chánh
Thất Nguyễn Thị Thục Nhơn”.
Trong lịch sử triều Nguyễn còn ghi là
Vua Minh Mạng được bà Trần Thị Đáng (sau này được phong Thuận Thiên Cao
Hoàng Hậu khi Bà Tống Thị Lan đã mất) sanh ra tại nhà bà Lê Thị Hài và
ông Tống Phước Khuông ở làng An Quán và đây cũng chính là quê ngoại của
Tống Thị Lan (Đích mẫu của Vua Minh Mạng). Chính sự việc này mà về sau
Gia Long giao cho Vua Minh Mạng cho bà Tống Thị Lan làm con nuôi của bà.
Mọi việc có lẽ như duyên Trời định nên về sau Minh Mạng được kế vị thay
cho con cháu của Hoàng Tử Cảnh là dòng đích Tống Thị Lan.
3/ Kế Mẫu :
Theo Nguyễn Phước Tộc thế Gia Phả ghi lạiMẹ kế của Tống Thị Lan là Công
Chúa Nguyễn Ngọc Quận.Thụy là Trinh Thục đã hạ giá lấy ông Tống Phước
Khuông. Công Chúa Nguyễn Ngọc Quận là con gái thứ 6 của Chúa Nguyễn Phúc
Khoát Vũ Vương ( Chúa thứ 8 ).
Sau vì cảnh chung sống không thuận hòa
bà bỏ về Quảng Ngải và trên đường đến Bảo Tân bị giăc Tây Sơn bắt dìm
nước tại Hội An Quảng Nam lúc đó mới 25 tuổi. Tôi tớ theo hầu nhặt hài
cốt đem về an táng tại Hội An.
Đến năm 1805 Gia Long cho di dời về núi
Thiên Thai làng An Cựu Thừa Thiên Huế vì vai vế của Công Chúa là Cô ruột
của Vua Gia Long ( Em của cha Nguyễn Ánh )Giửa khu đồi Thiên Thai mộ bà
xây bằng đá vôi với tấm bia đá cô quạnh khắc ghi : Hoàng Việt Tiền
Triều Đệ Thất Hàng Công Chúa Nguyễn Thị Ngọc Chi Mộ.
Đây là dấu tích một Công Chúa triều đại
nhà Nguyễn về làm dâu nhà họ Tống và là kế mẫu của bà Hoàng Hậu Tống Thị
Lan đã trở thành dư âm đang lắng chìm trong hoang sơ và thấp thoáng
thời gian phủ mờ. Bà có một người con là Tống Phước Lương được phong
Vĩnh Thuận Hầu và đây là em cùng cha khác mẹ với Tống Thị Lan. Có lẽ oan
khiên này đã tạo nghiệp cho dòng họ Tống sau này không còn là hoàng
thân quốc thích của triều Nguyễn kể từ đởi Vua Minh Mạng và dần dần xem
như dòng đích của bà Tống Thị Lan tuyệt tự ( sẽ nói ở phần sau ).
4/ Bà Tống Thị Lan Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu:
Tống Thị Lan tên tự là Liên ( 1761-1814 ). Được phong Hoàng Hậu năm 1806. Thụy là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu.
+ Năm 1774 xãy ra biến cố ở Phú Xuân do Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân bà theo cha vào Nam đến ở Gia Định.
+ Năm 1778 bà tròn 18 tuổi và được Chúa
Nguyễn Ánh làm lễ cưới tấn phong là Nguyên Phi như phần trên đã nói.Bà
là một người rất thận trọng lễ phép cư xử đúng lễ nghi của con nhà Trâm
Anh Thế Phiệt và rất bao dung trong họ hàng Hoàng Tộc nên được Nguyễn
Ánh rất sủng ái.
+ Năm 1783 Tây Sơn đánh Gia Định Nguyển
Ánh phải bôn tẩu cùng gia đình chạy ra đảo Thổ Chu thuộc quần đảo Phù
Quốc. Lúc này bà đã sanh hạ Hoàng Tử Cảnh được 3 tuổi cùng theo mẹ lánh
nạn. Trong tình thế cô lập Nguyễn Ánh đã giao Hoàng Tử Cảnh cho Giáo Sỹ
Bá Đa Lộc làm con tin để sang Pháp cầu viện.
Trong cảnh chia ly Nguyễn Ánh đã chặt đôi nén vàng ( 20 lượng ) mỗi người giữ một nửa và nói với bà:
“Con chúng ta đã đi rồi, ta cũng sẽ đi
đây, Phi hãy phụng dưỡng Quốc Mẫu chưa biết sau này gặp ở nơi nào và
ngày nào. hãy giữ một nữa thoi vàng này làm tin.”
Bà nuốt nước mắt nhận trọng trách phụng
dưỡng chồng và chăm sóc gia tôc Nguyễn triều suốt thời gian Nguyễn Ánh
bôn tẩu. Bà là một người vợ đúng nghỉa đã đồng cam cọng khổ suốt 20 năm
trong thời Gia Long lập Quốc, là người thân hậu, cần kiệm, biết thương
yêu mọi người, trong suốt thời gian hầu hạ mẹ chồng bà còn tự cắt may
nhung phục cho quân lính.
+ Năm 1788 khi Nguyễn Ánh lấy lại được
Gia Định bèn cho người ra Côn Đảo đón bà và gia quyến về, từ đó Nguyễn
Ánh thân chinh ở đâu bà đều theo ở đó.
Trong môt trận giao tranh giữa quân
Nguyễn và Tây Sơn tại Trấn Biên Hòa ( trong lúc Nguyễn Ánh đang giải vây
thành Quy Nhơn và chiến đấu thủy chiến ở cưa biển Thị Nại ) quân Nguyễn
có phần nao núng thế muốn rút lui bà đã tự tay đánh trống thúc quân và
quân Nguyễn hăng hái trở lại xông lên đánh thắng giữ vững Trấn Biên Hòa.
Một điều mà xưa nay trong quân pháp không bao giờ cho phụ nữ cầm trống
thúc quân vì việc này chỉ dành cho hàng tướng tiền phương. Điều này làm
cho Gia Long kính nể bà và sau này tin cẩn cho đươc bàn việc quân với
ông khi cần. Đây cũng là một ngoại lệ thứ 2 mà bà Tống Thị Lan có được
trong Hoàng triều ngoài việc cầm trống lệnh thúc quân.
+ Năm 1793 bà được Gia Long tin cẩn do
tính nghiêm trang, đạo đức và bao dung của bá thể hiện sau bao năm chăm
sóc cho gia tộc nên đã đề nghị bà làm mẹ nuôi của hoàng tử Nguyễn Phúc
Đảm ( Vua Minh Mạng sau này ) mặc dù mẹ của Minh Mạng là bà thứ phi Trần
Thị Đang ( Sau này được phong Thuận Thiên Hoàng Hậu khi bà Tống Thị Lan
đã mất.) vẫn còn khỏe mạnh và trẻ trung.
Bà đã đồng ý nhưng với điều kiện Gia
Long phải làm giao ước và ông đã đồng ý từ đó Minh Mạng về ở hẳn với bà
chịu sự giáo dục của mẹ đích. Điều này chứng tỏ bà là một người vị tha
giàu lòng nhân ái chỉ có ở những bâc có giác hạnh từ bi hỹ xã trong căn
nguyên. Môt câu hỏi đặc ra là tại sao Gia Long đã yêu cầu điều này từ bà
Tống Thị Lan ? Đó chính là mấu chốt của vấn đề mà về sau các sử gia mới
có nhận định Gia Long là bâc Thiên Tử thấy được hậu vận của nhà Nguyễn
không phải là Hoàng Tử Cảnh con của chánh thất Tống Thị Lan mặc dù lúc
đó Hoàng Tử Cảnh đã khôn lớn.
Chính Hoàng Tử Cảnh đã được sự nuôi
dưỡng và giáo dục của bà Tống Thị Lan mà sau này mới có cốt cách của một
Vương Tử và Gia Long đã chuẩn bị cho 2 vị Thái Tử sau này một là Hoàng
Tử Cảnh và hai là Hoàng Tử Đảm với ẩn ý là cả hai đều phải đươc chịu ảnh
hưởng của môt tánh cách bà Tống Thị Lan mà ông đã thán phục trong suốt
cuôc đời lập vị Đế Vương của ông.Việc
chuẩn bị cho 2 Thái Tử của Gia Long quả là Trời cho ý? Và hồi sau mới
thấy điều này khi chính Hoàng Tử Đảm là nối ngôi Thiên Tử và trở thành
Vua Minh Mạng
+ Năm 1806 bà Tống Thị Lan mới được
phong Hoàng Hậu với tước là Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu với hàm ý là Ta đã
thừa theo Mệnh Trời cho Ta vị Hoàng Hậu với những gì cao quý nhất thiên
hạ. Gia Long rất thận trọng trong việc giao cho Tống Thị Lan và Mẫu Hậu
coi việc hậu cung với hơn 100 phi tần. Chỉ có chức Phi Tần chứ không có
chức Hoàng Phi vì danh xưng Hoàng chỉ dành cho Hoàng Hậu điều này chứng
tỏ Gia Long rất coi trọng bà Tống Thị Lan chỉ sau khi bà Tống Thị Lan
mất đi ( 1814 ) thì bà Thứ Phi Trần Thị Đang mẹ Vua Minh Mạng mới được
phong Hoàng Hậu với tước là Thuận Thiên Cao Hoàng Hâu hàm ý là thuận
theo ý Trời Ta lập Hoàng Hậu cao quý nhất thiên hạ sau khi mệnh Trời
không cho Ta sống với Hậu Tống Thị.
+ Tiếc rằng Hoàng Hậu Tống Thị Lan hưởng
phúc không bao lâu cho dù đã đóng góp cho Gia Long biết bao công sức để
xây dựng cơ đồ nhà Nguyễn để khi khải hoàn thì vắng số bà đã qua đời
năm 1814 hưởng dương 53 tuổi. Gia Long rất thương tiếc và đã rơi nước
mắt trước quần thấn ( Lệ Vương xưa nay hiếm ) Ông đã ra lệnh cử hành
Quốc Tang và tự nguyện để tang một năm.
Trong lễ Thành Phục ngoài Hoàng Tử Cảnh
Gia Long bắt Hoàng Tử Nguyễn Phúc Đảm cùng dâng lễ Điện như là con chính
thức của Hoàng Hậu Tống Thị Lan vì một lẻ dễ hiểu bà Tống Thị Lan là mẹ
nuôi của Minh Mạng như Gia Long đã giao ước. Theo nghi lễ thời đó thì
khi mẹ ruột còn sống thì con không đươc dâng lễ Điện trong lúc thành
phục ( vẫn đươc để tang ) với người khác ngoại trừ cha hoặc chành Hoàng
tộc mà lễ này được để dành cho mẹ ruột.Điều này chứng tỏ một lần nữa Gia
Long tôn trọng và quý mến bà Tống Thị Lan như thế nào.
Thiên Thọ Lăng. Song táng Vua Gia Long và Hoàng Hậu Tống Thị Lan. Photo: Tống Mai
Chưa hết, khi mai táng bà Tống Thị Lan,
Gia Long đã phá lệ phong kiến của từ ngàn xưa là trọng nam khinh nữ (
phụ nữ không được tham gia triều chính, không được ăn cùng mâm với
chồng, không được ngủ cùng chồng chái trên trong nhà 3 gian v.v và v.v )
Ông đã ra lệnh chôn bà Tống Thị Lan trong lăng Thiên Thọ của Ông mà
trước đây đã xây dựng và đươc gọi là song táng mặc dù triều thần đều can
ngăn rất quyết liệt. Ông nói : Ta Táng theo thuyết Càng Khôn Hiệp Đức
và từ đó có câu Sống Đồng Tịch Đồng Sàng Chết Đồng Quan Đồng Quách.
Chính có Hiệp Đức mà sau này nhà Nguyễn mới truyền ngôi 143 năm với 13
triều Vua cho đến cáo chung vào 1945 với vị Vua cuối cùng là Bảo Đại.
Vua Gia Long thật là một Quân Vương có một chân tình có một không hai trong thiên hạ.
Hoàng Hậu Tống Thị Lan là một Mẫu Nghi bật nhất thiên hạ.
HẬU DUỆ CỦA BÀ TỐNG THỊ LAN
Bà Tống Thị Lan sanh được với Gia Long 2 Hoàng Tử.
1/ Nguyễn Phúc Chiêu mất sớm.
2/ Nguyễn Phúc Cảnh ( Sanh 1780- Mất 1801 )Năm 1783 mới 3 tuổi đã theo Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin.
Năm 1793 được lâp làm Đông Cung Thài Tử.
Năm 1801 Gia Long gần thu phục Giang sơn thì bị bệnh đậu mùa và mất. Điều này tiên báo một bất hạnh cho bà Tông Thị Lan.
Khi Hoàng Tử Cảnh mất Gia Long đang ở
mặt trận miền ngoài lo chiếm Thành Phú Xuân nên không về dự đám tang con
được oái ăm thay cho vị Hoàng Tử được bà Tống Thị Lan nuôi dạy bao
ngày.Nếu luận về Mệnh của Hoàng Tử Cảnh cũng như là của Hoàng Hậu Tống
Thị Lan thì có 2 lần bạc phước :
Mới 3 tuổi con đã phải xa mẹ và mẹ cũng
xa con khi Hoàng Tử đầu đã chết để lênh đênh chân trời góc biển vào thời
bấy giờ thì biết khi nào trùng phùng với giao thương bắng đường thủy đó
là bạc phước thứ nhất.
Ở ngôi Thái Tử chưa bao lâu thì bị bệnh mà chết khi tuổi còn thanh xuân 21 tuổi đó là bạc phước lần 2.
Có phải là bạc phước cho cả hai mẹ con
Hoàng Hậu và Thài Tử không? Mênh Trời cho và rồi Trời lấy lại.3/ Vợ và
con của Hoàng Tử Cãnh :
– Vợ Hoàng Tử cảnh cũng là con gái nhà họ Tống đó là bà Tống Thị Quyên.
– Con của Hoàng Tử Cảnh là : Nguyễn Phúc Mỹ Đường ( Nguyễn Phúc Đán ) và Nguyễn Phúc Mỹ Thủy.
Khi Gia Long đang ở ngôi và bà Tống Thị
Lan đã mất thì lúc đó Gia Long tuối đã cao nên quần thần đề nghị nên lập
Nguyễn Phúc Đán ( Cháu nội của Gia Long và dù sao cũng là dòng chánh hệ
của Hoàng Hậu Tống Thị Lan ) lên vị trí kế thừa gọi là trừ vị chứ không
là Thái Tử được vì đó là vị của cha nhưng Gia Long không nghe và Ông đã
lập Hoàng Tử Nguyễn Phúc Đảm em của Hoàng Tử Cảnh lên ngôi và sau này
là Vua MInh Mạng.
Như vậy là từ đây dòng thứ của bà Trần Thị Đang lên ngôi và là lúc chấm dứt thời của dòng họ Tống.
Thật vậy đúng là họa vô đơn chí phước bất trùng lai cho hâu duệ của Hoàng Tử Cảnh và Hoàng Mẫu Tống Thị Lan.
Năm 1824 có người tố cáo Nguyễn Phúc Đán
thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên vì thế bà bị Vua Minh Mạng ra lệnh
cho Lê Văn Duyệt dìm nước cho đến chết còn Nguyễn Phúc Đán thì bị biếm
thành thứ dân.
Năm 1826 Nguyễn Phúc Mỹ Thủy bị bênh chết chưa có con cái.
Nguyễn Phúc Đán có một người con là Lệ Chung và một số cháu trưc hệ cũng đều bị giáng làm thứ dân.
Năm 1836 Nguyễn Phúc Đán mất dòng dõi
Hoàng Tử Cãnh và con cháu của bà Tống Thị Lan mới được yên thân ở phận
thường dân.
KẾT LUẬN
Cuộc đời của Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan
gặp nhiều gian truân trắc trở cho dù công lao to lớn và vĩ đại của bà là
Phò Vua (Gia Long) và Dạy Vua (Minh Mạng) góp phần không nhỏ thậm chí
có thể nói là 50% trong sự nghiệp của Vương triều Nguyễn sau này.
Có 143 năm Vương Triều nhà Nguyễn thì phải nhớ đến bà Thừa Thiên Hoàng Hậu Tống Thị Lan.Con
cháu của bà thuộc dòng đích nhưng đều chịu nhiều cay đắng và trầm luân
dưới thời Minh Mạng khi Minh Mạng củng cố Vương quyền. Thế mới biết mệnh
Trời cho Bà thật là oan khốc.
- Chính Gia Long cũng không chọn cháu
đích tôn là con Hoàng Tử Cảnh lên nối ngôi mà chọn Nguyễn Phúc Đảm lên
ngôi khi con thứ Phi đã từng được bà Tống Thị Lan nuôi dạy?
- Minh Mạng và Hoàng Tử Cảnh là anh em
ruột có thể nói là cùng cha cùng mẹ ( Bà Tống Thị Lan đã được Minh Mạng
nhận làm mẹ nuôi có giao ước của Gia Long ) mà lại can đảm giết chết chị
dâu là bà Tống Thị Quyên vợ của anh mình và đày đọa con cháu mấy đời
sau này cho đến khi Nguyễn Phúc Đản con của Hoàng Tử Cảnh chết 1836 mới
yên cuộc củng cố vương quyền.
Một ai đó trong lịch sử đã nói : Phàm
đã là Hoàng Đế thì chẳng bao giờ dung tha cho dòng họ của mình. Thật
đau xót cho một bậc Đệ Nhất Mẫu Nghi Thiên Hạ.Cuối cùng người biên khảo
xin môt ai đó ở Cố Đô Huế hay khách viễn phương có đến thăm Lăng Gia
Long ( Thiên Thọ Lăng ) trong dịp Thanh Minh Đinh Dậu này xin thắp giùm
một nén nhang cho bà Tống Thị Lan như là một lời tri ân của đại diện hâu
thế Nguyễn triều với công lao xây dưng triều Nguyễn.
Lăng Gia Long – Photo: TongMai
Lăng Gia Long – Photo: TongMai
Lăng Gia Long – Photo: TongMai
Lăng Gia Long – Mộ HH Tống Thị Lan và Vua Gia Long- Mai. Photo: Vĩnh Bá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét