Tác giả: Jamil Anderlini-Fiancial
Times
Những người biểu tình trước Lãnh
Sự quán TQ ở Philippines, chống lại sự thân thiện của TT Philippine, ông
Duterte. Ảnh: © Getty
Bắc Kinh đã giành được bạn bè và
ảnh hưởng để hậu thuẫn những yêu sách lãnh thổ của họ
Khi Toà Trọng tài Thường trực The
Hague ra phán quyết hồi tháng 7 chống lại yêu sách chủ quyền lãnh thổ rộng lớn
của Trung Quốc ở biển Đông, chiến lược của Bắc Kinh để thống trị sân sau của
mình dường như đang trong tình trạng hỗn loạn. Các chính trị gia ở Washington
đã hời hợt tìm cách che giấu nỗi mừng thắng lợi của mình.
Tuy nhiên, khi nhìn lại, đó là
đỉnh cao — hay đáy vực, tùy thuộc vào quan điểm mỗi người — trong cuộc
tranh giành quyền thống trị trên tuyến đường biển quan yếu này mà hàng
năm có khoảng 5 tỉ đô la giao thương đi ngang qua.
Kể từ đó, Hoa Kỳ đã phải chịu
hết bước thụt lùi này tới bước thụt lùi khác trong nỗ lực nhằm tập hợp
các nước có các yêu sách đối chọi trong khu vực, trong lúc Trung Quốc đẩy
mạnh việc quân sự hóa và xây dựng các đảo nhân tạo cho phép họ kiểm soát lãnh
thổ một cách hiệu quả. Ngay cả một số quan chức Mỹ cũng thừa nhận trong tư
riêng rằng, Trung Quốc đã giành chiến thắng trong cuộc chiến giành biển Đông
mà không cần bắn phát đạn nào. Trong lịch sử của sự suy thoái của Mỹ,
màn diễn này chắc chắn sẽ lù lù hiện ra.
Mao Trạch Đông, một du kích nông
dân đã cai trị Trung Quốc trong 27 năm, từng mô tả Mỹ là một “con cọp giấy”:
hùng hổ bề ngoài nhưng hoàn toàn vô hại. Bi kịch tuyến đường biển này
đã tạo thêm uy tín cho những người ở Bắc Kinh đi theo quan điểm này hiện
nay.
Phần lớn là do lỗi của Barack
Obama, cựu tổng thống Hoa Kỳ và Hillary Clinton, ngoại trưởng của ông. Tổng
thống Donald Trump và chính quyền của ông ta đang có nguy cơ trượt dốc nhanh
hơn về uy tín của Mỹ.
Từ năm 2011, chính quyền của Tổng
thống Obama đã thừa nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc như là một thách thức lớn
đối với sự thống trị của Hoa Kỳ trên thế giới và không che dấu việc tìm cách
“chuyển trục” từ cuộc chiến tranh tàn khốc ở Trung Đông sang triển khai sức
mạnh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cuộc
cách mạng dầu đá phiến tại nước Mỹ làm giảm đi sự phụ thuộc vào dầu Ả Rập.
Nhưng, đến thời điểm “chuyển trục”
được lặng lẽ gọi lại là “cân bằng” sau nhiều năm không hành động, trở nên
rõ ràng rằng chính sách này đã là một thảm hoạ hoàn toàn. Không những nó
làm Bắc Kinh thù địch sâu sắc hơn và tạo cho đảng cộng sản cầm quyền một
cái cớ để mở rộng các yêu sách chủ quyền hung hăng của họ, mà còn làm cho
các đồng minh trong khu vực hết sức nghi ngờ khả năng và quyết tâm của Mỹ.
Trung Quốc và các đồng minh đã cẩn
thận lưu ý việc Nga chiếm lấy Crimea và xâm lấn miền đông Ukraine cũng như
việc Obama nhanh chóng bỏ “lằn vạch đỏ” đối với việc sử dụng vũ khí hoá học
ở Syria.
Từ những điều này và nhiều
điều khác được hiểu như sự chịu thua, Bắc Kinh đã đẩy nhanh việc xây dựng
đảo và quân sự hoá ở biển Đông. Trong ba năm qua, họ đã đắp thêm hơn 3.200
héc-ta đất — gần gấp 10 lần diện tích công viên Hyde ở London — trên bảy
rạng san hô / mỏm đá và lắp đặt đường băng, cảng, nhà chứa máy bay, hệ thống
radar và vũ khí.
Điều này được kết hợp với một nỗ
lực ngoại giao mạnh mẽ và rất thành công trong năm qua trong việc thuyết phục
các nước láng giềng tránh xa Washington và ôm lấy Bắc Kinh. Ví dụ điển hình nhất
là Philippines, thuộc địa cũ của Mỹ, nơi mà Tổng thống Rodrigo Duterte đã
“chào tạm biệt” Mỹ và gần như đã tuyên thệ trung thành với Trung Quốc.
Ngoài Đài Loan, hòn đảo tự trị
mà Trung Quốc luôn cho là lãnh thổ của họ, tất cả những bên yêu sách khác
đối với một phần của biển Đông — Malaysia, Việt Nam và Brunei — đều đã
nhích lại gần với Bắc Kinh hơn từ khi có phán quyết của trọng tài hồi
tháng 7.
Ông Trump bị các cuộc tranh luận
và các cuộc chiến Twitter ở Mỹ làm phân tâm quá nhiều, không chú ý đến hoặc
không hiểu được tình hình đang diễn biến phức tạp ở Biển Đông. Những người được
ông đề cử, như Rex Tillerson làm ngoại trưởng, chỉ làm trầm trọng thêm di sản
thiếu cương quyết gần đây của Hoa Kỳ qua việc nói cứng rắn về việc sẽ kềm
chế chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc rồi sau đó lại quay về lối cũ.
Việc liên tục nhấn mạnh rằng Mỹ
muốn duy trì tự do đi lại ở biển Đông là một điều không thật trung thực cho
lắm, bởi vì điều mà Mỹ thật sự muốn nói là quyền tự do cho tàu bè và máy
bay do thám của mình thực hiện các hoạt động theo dõi dọc theo bờ biển Trung
Hoa đại lục.
Đó là điều mà Hoa Kỳ sẽ không bao
giờ chấp nhận và bây giờ nên chuẩn bị đàm phán. Hy vọng hão huyền rằng Trung
Quốc sẽ tháo dỡ các đảo nhân tạo của mình và quay trở lại hiện trạng trước
đây là không đứng vững được.
Washington cần thừa nhận thực tế
về ưu thế quân sự vượt trội của Trung Quốc trên tuyến đường biển này và
tìm cách thích ứng, bao gồm tất cả các bên có quan tâm trong khu vực, điều
đó tránh được việc trượt dốc tới, dẫn tới chiến tranh.
Điều này chắc chắn sẽ là một chiến
thắng về địa chiến lược cho Trung Quốc, nhưng cũng có thể cho phép Hoa Kỳ và
các nước khác thuyết phục Bắc Kinh rằng, quan điểm thời thế kỷ 19 của họ về
bành trướng lãnh thổ và về quan hệ cường quốc lớn đã lỗi thời và không còn
hợp pháp.
Khi đưa ra lập luận chống lại
việc Trung Quốc men tới chủ nghĩa đế quốc mới, Mỹ có thể nhắc nhở các lãnh đạo
nước này những lời Mao nói: “Chủ nghĩa đế quốc sẽ kéo dài không lâu vì nó
luôn làm điều ác”, và bọn đế quốc, cuối cùng luôn trở thành “những con cọp
chết”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét