Brahmos là hệ thống tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng
công nghệ tàng hình để chống hạm có tầm hoạt động 290 cây số, có thể phóng đi từ
đất liền, từ máy bay, từ tàu chiến hoặc tàu ngầm.
Một quan chức quốc phòng Ấn Độ mới cho quốc hội biết rằng nước
này và Việt Nam đã bàn thảo về một loạt các vấn đề, trong đó có chuyện cung cấp
thiết bị quân sự cho Hà Nội, nhất là tên lửa Brahmos, vốn từng khiến Trung Quốc
quan ngại.
Thứ trưởng Quốc phòng Subhash Bhamre hôm 3/2 nói rằng Ấn Độ
và Việt Nam có “mối quan hệ đối tác chiến lược”, và “hợp tác quốc phòng, trong
có có việc cung cấp thiết bị quốc phòng là một khía cạnh quan trọng của mối
quan hệ đối tác này”.
Theo PTI, ông Bhamre trả lời như vậy trước câu hỏi rằng liệu
chính phủ Ấn Độ có bất kỳ kế hoạch bán tên lửa đất đối không Akash và tên lửa
siêu thanh Brahmos cho Việt Nam hay không.
Thông tin này xác nhận những đồn đoán trước đó rằng Hà Nội
bày tỏ mong muốn mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ trong chuyến thăm của Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tới quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới hồi
cuối năm ngoái.
Nhiều hãng tin quốc tế từng đưa tin về khả năng Việt Nam có
thể mua tên lửa hành trình Brahmos do Ấn Độ và Nga liên doanh sản xuất.
Chính quyền của Thủ tướng Narendra Modi từng lệnh cho liên
doanh Brahmos, vốn sản xuất tên lửa tối tân trên, tăng cường bán chúng sang năm
nước tiềm năng mà đứng đầu là Việt Nam.
Thủ tướng Ấn Độ và người đồng nhiệm Việt Nam trong lễ đón tiếp
ông Modi tới Hà Nội tháng Chín năm 2016.
Thủ tướng Ấn Độ và người đồng nhiệm Việt Nam trong lễ đón tiếp
ông Modi tới Hà Nội tháng Chín năm 2016.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc năm ngoái bày tỏ hy vọng rằng Ấn Độ
sẽ nỗ lực hơn nữa để duy trì hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược
lại, sau khi các tin tức nói rằng New Delhi có kế hoạch triển khai tên lửa hành
trình tối tân dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc.
Các quan chức quân sự Ấn Độ nói rằng nước này dự tính trang
bị cho các đơn vị đóng trên biên giới với Trung Quốc tên lửa Brahmos trong nỗ lực
nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự ở vùng biên.
Trước khi ông Lịch sang Ấn Độ, trong khi thăm Việt Nam tháng
Chín năm ngoái, Thủ tướng Modi hồi tháng Chín năm ngoái thông báo cấp cho Hà Nội
khoản tín dụng mới trị giá nửa tỉ đôla để “tăng cường hợp tác quốc phòng”.
Thủ tướng Ấn Độ nói thêm rằng mối quan hệ giữa hai nước sẽ
“đóng góp vào ổn định, an ninh và thịnh vượng của khu vực”.
Các nhà quan sát cho rằng khoản tín dụng này sẽ giúp Việt
Nam tăng cường quốc phòng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biển Đông.
Trong chuyến thăm của ông Lịch, theo tờ Tribute India, Ấn Độ
còn ký một thỏa thuận với Việt Nam để huấn luyện các phi công của không lực quốc
gia Đông Nam Á này lái máy bay chiến đấu Su-30 MK2 do Nga sản xuất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét