Không tính các quan chức
cộng sản (tức những người có chức có quyền) và các doanh nhân XHCN mới
giàu (những người mạnh vì gạo, bạo vì tiền), xã hội Việt Nam nói chung
vẫn dành một sự vị nể nhất định cho trí thức, xem họ là giới tinh hoa.
Và tất nhiên, cả phong trào dân chủ cũng vậy. Đa số những người hoạt
động dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam đều có sự trọng thị đối với nhân sĩ
trí thức. Cuộc tuần hành, biểu tình nào có mặt trí thức thì dường như
sang trọng, có tính chính danh hẳn lên, và nhất định là hình ảnh của trí
thức đó sẽ được đăng tải, chia sẻ rộn ràng trên mạng xã hội. Cuộc phỏng
vấn nào của truyền thông quốc doanh với trí thức cũng được chú ý ít
nhiều; lời nào của họ mang tính phản biện mạnh mẽ một chút (mà vẫn được
báo chí duyệt đăng) đều sẽ được chia sẻ, trích dẫn nhiều nơi trên
facebook.
Thái độ vị nể trí thức đó là một điều tốt. Một xã hội trọng thị trí thức
cũng là xã hội tốt, vì nó cho thấy người ta tôn trọng tri thức cũng như
ngưỡng mộ những người đã đầu tư cuộc đời vào việc theo đuổi và phát
triển tri thức.
Tuy nhiên, có một sự thật không phải ai cũng thấy, đó là: Trong xã hội
hiện đại, “biển học vô bờ”, tri thức đã mở rộng và chuyên biệt hóa thành
vô số ngành chuyên sâu, mà trong đó, hoạt động chính trị cũng là một
lĩnh vực cực kỳ rộng lớn (bản thân nó cũng chia thành nhiều nhánh nữa).
Và một thạc sĩ, tiến sĩ, thậm chí viện sĩ trong một ngành khoa học nào
đó, không nhất thiết là người biết đấu tranh chính trị, không nhất thiết
là chuyên gia trong hoạt động dân chủ-nhân quyền.
Khuyên và tư vấn
Đôi khi ta có thể nghe thấy những lời khuyên như thế này từ những người đi trước, trong đó có cả trí thức:
- Làm gì thì làm, phải biết lúc tiến lúc lùi. Thời điểm này cộng sản
còn mạnh lắm, chưa thể có đối lập, mà nếu có thì cũng không làm gì nổi
cộng sản đâu.
- Không ai chống cộng sản giỏi hơn chính người cộng sản. Cứ để nó tự chết, không cần làm gì cả.
- Viết thì gì viết, phải tỉnh, phải khéo, làm sao để “nó” không làm gì được mình mà dân vẫn hiểu được ý mình muốn nói.
- Không phải cứ xuống đường biểu tình là hay đâu. Cực đoan quá, dân
người ta sợ, mà cuối cùng cũng có thay đổi được gì đâu. Cần những cách
làm khôn khéo hơn.
Hãy cứ tin những lời khuyên đó xuất phát hoàn toàn từ thành ý và thiện
chí đối với phong trào dân chủ. Nhưng ta cũng nên nhớ thêm rằng một
chuyên gia hàng đầu trong một ngành khoa học nào đó không nhất thiết là
người biết đấu tranh chính trị.
Chống độc tài, trong đó có đấu tranh phi bạo lực, thật sự là một lĩnh
vực rất mới ở Việt Nam và ít ai có thể nói hay được về nó, cho dù người
ấy có là bậc đại trí thức đi chăng nữa.
Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng: "Con gà kiểu Nhật và con gà kiểu Tàu: Một bên thể hiện chí kiêu hùng, một bên chỉ mơ có tiền". |
"Chờ khi có lợi"
Ở ta thường có câu: “Cái này đưa ra vào thời điểm này chưa có lợi”. Ví
dụ đạo diễn Đặng Nhật Minh khi trình kịch bản phim Mùa Ổi lên Hội đồng
duyệt, được trả lời: “Trong giai đoạn này, dựng phim chưa có lợi”. Về
sau ông Minh trả lời phỏng vấn báo An Ninh Thế Giới, có kể: “Tôi chờ hai
năm, làm sao biết lúc nào có lợi, tôi sốt ruột quá vì không thể chờ
sang năm thứ ba”.
Đó. Đúng là ai cũng có thể dễ dàng khuyên người khác “chờ thời điểm có
lợi” rồi mới làm cái gì đó. Vấn đề là làm sao biết lúc nào có lợi?
Người viết bài này, với tư cách một nhà báo, có quan điểm sau:
Trong kinh doanh, thời điểm tốt để khởi nghiệp là khi thị trường đã có
nhu cầu mà chưa ai đưa ra được giải pháp, và thành công là khi bạn làm
việc gì mà chưa ai làm, chứ không phải là khi mọi người đã làm rồi và
bạn “hòa vào dòng chảy”. Cơ hội của bạn chỉ là cơ hội khi chưa ai phát
hiện ra nó, còn khi nhiều người đã nhìn thấy nó, thậm chí thực thi nó
rồi, thì nó không còn là cơ hội nữa.
Trong nghề viết cũng vậy. Bạn phải là người viết thay cho mọi người,
viết lên điều mà nhiều người muốn nói mà không nói được, chứ không phải
ngồi chờ tới lúc ai cũng nói rồi, viết rồi và bạn lên tiếng để “hòa vào
dòng chảy”.
Muốn nắm được cơ hội, bạn phải hiểu thị trường, hay rộng ra là hiểu xã
hội. Chẳng hạn, đến thời điểm này, nếu là người viết, chúng ta phải ý
thức được rằng cái thời của sự bóng gió đã qua rồi. Độc giả nhìn chung
không còn ưa thích, không còn cần đến những truyện ngụ ngôn, những ám
chỉ, phiếm chỉ, nói bóng nói gió để trình bày một vấn đề chính trị nào
đó nữa.
Còn người dân Việt Nam nói chung thì cần những giải pháp, được trình bày
một cách rõ ràng, thuyết phục và hấp dẫn, chứ không cần những lời ca
thán, và đặc biệt chán ghét sự dài dòng, lằng nhằng, bóng gió.
Trên tất cả, họ cần trí thức lên tiếng, đưa ra giải pháp và cùng họ thực
hiện. Tất cả đều phải được nêu lên rõ ràng, thuyết phục, hấp dẫn và tất
nhiên, mạnh mẽ. Họ không cần những lời khuyên “phải tỉnh, phải khéo”
nữa.
Nếu cần bóng gió thì xin được viết rằng: Năm nay là năm con gà trống
(rooster), nên rất mong giới tinh hoa sẽ hùng dũng ngẩng cao đầu, đập
cánh và gáy vang…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét