Xã hội dân sự đang ngày càng mạnh lên ở Việt Nam
Một chuyên gia phân tích chính trị nói dù Việt Nam đang cởi
mở hơn về chính trị nhưng sẽ không có chỗ cho một phe đối lập.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải từ trường Khoa học Chính trị và
Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Queensland (Úc) nói Việt Nam đang sử dụng chế độ
“chuyên chế linh hoạt” để giảm bớt “áp lực” nhưng điều này không đồng nghĩa với
việc họ sẽ chấp nhận sự đối lập chính trị.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt bên lề Hội thảo bàn về Việt Nam
sau 30 năm Đổi Mới tại Singapore, ông Hải nói:
"Vai trò của xã hội dân sự [vốn đang ngày càng mạnh
hơn] sẽ ngày càng được khẳng định. Bản thân với những gì đang xảy ra, tôi cho rằng
đó là xã hội Việt Nam đang ngày càng đa nguyên hơn.
"Như việc nhiều người tự ứng cử vừa rồi, nếu nhìn ở góc
độ xã hội dân sự thì chính là sự phát triển của xã hội dân sự. Người ta đang
làm như vậy rồi, và đó là tốt.
"Còn ảnh hưởng của xã hội dân sự với việc xây dựng pháp
luật, đối với chính trị, tôi nghĩ về mặt chính sách vai trò của xã hội dân sự
đóng góp rất nhiều. Nhà nước thừa nhận điều đó. Tôi nghĩ điều đó là tốt.
"Tuy nhiên, nếu xã hội dân sự một mức độ nào đó chuyển
thành một lực lượng chính trị đối lập thì đây là lời của lãnh đạo Việt Nam nói,
họ sẽ không chấp nhận sự đối lập ở Việt Nam. Nếu lực lượng đối lập này thách thức,
thay đổi, lật đổ chế độ thì họ không chấp nhận."
Việt Nam hơn Trung Quốc
Ông Hải khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi
trong thời gian tới và sẽ "ngày càng cởi mở".
Việt Nam được cho là cởi mở hơn Trung Quốc về chính trị
Ông nói Hà Nội đang đi trước Bắc Kinh về thay đổi chính trị:
"Tôi từng định viết về một số điểm khác biệt của chính
trị Việt Nam với chính trị Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn chính quyền
Tập Cận Bình của Trung Quốc.
"Về mặt xã hội, Việt Nam có vẻ ngày càng đa nguyên hơn.
Trong khi đó xã hội Trung Quốc ngày càng đóng.
"Về báo chí Việt Nam, nếu khách quan theo dõi báo chí
Việt Nam sẽ thấy cách đưa tin cũng ngày càng đa nguyên hơn. Ví dụ báo chí phản
ánh được rất nhiều tiếng nói trái ngược nhau. Tôi thấy rất tốt. Trung Quốc thì
Tập Cận Bình kêu gọi báo chí trung thành với đảng, là khép kín.
"Về bầu cử trong Đảng, Trung Quốc không có sự cạnh
tranh, dân chủ như vậy, họ chọn sẵn lãnh đạo. Còn ở Việt Nam ít ra còn có các đề
cử, đề xuất dân chủ.
"Ngay cả giữa Trung Quốc và Việt Nam, Việt Nam đã cởi mở
hơn, đa nguyên hơn, và đảng biết cách làm thế nào đó để chấp nhận được những
cái gì có thể cởi mở được."
'Mạnh mẽ và đổi mới'
Tiến sỹ Hải cũng nói người ta cần nhìn chính trị Việt Nam rộng
hơn là chỉ gói gọn trong bốn vị trí là tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quốc
hội, thủ tướng chính phủ.
"Ta phải nhìn nhận rộng hơn, ban lãnh đạo Việt Nam với
tư cách là Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và tất cả gương mặt trong hệ
thống lãnh đạo đó.
"Nói gì thì nói, Việt Nam bây giờ với những gì đang diễn
ra, cho thấy là đang nhấn mạnh đến sự lãnh đạo tập thể hơn là vai trò và tập
trung quyền lực vào một người.
Tôi nghĩ Đảng nhận thức rõ người dân là quan trọng. Vâng, ở
góc độ nào đó mình phải nhìn nhận thực tâm của họ. Anh muốn tồn tại hay không
thì anh cũng phải phục vụ người dân nhất định cho dù thế nào chứ.
"Chính vì thế, khi ta nhìn vào vai trò của một người là
không đầy đủ, mà phải nhìn vào sự lãnh đạo của tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Với những gương mặt mới, lãnh đạo mới trong Đảng Cộng
sản Việt Nam tôi nghĩ sẽ có rất nhiều thay đổi về cách thức hành động.
"Về mặt chính sách sẽ không thay đổi, điều đó thể hiện
rõ trong Nghị quyết của Đảng rồi.
"Nhưng trong cách thức hành động họ sẽ thay đổi, sẽ làm
tốt hơn. Ví dụ như trường hợp của ông Đinh La Thăng, Bí thư Thành phố Hồ Chí
Minh.
"Cách thức của ông là mạnh mẽ và đổi mới."
Nhà quan sát chính trị hiện ở Đại học Queensland, Australia,
cũng nói Đảng Cộng sản ý thức được việc họ phải có tinh thần vì dân:
"Ở một số địa phương, tôi nhận thấy bây giờ có vẻ như
lãnh đạo, thậm chí là người đứng đầu về Đảng họ làm tập trung vào hành động nhiều
hơn, làm có vẻ tốt hơn.
"Tôi nghĩ Đảng nhận thức rõ người dân là quan trọng.
Vâng, ở góc độ nào đó mình phải nhìn nhận thực tâm của họ. Anh muốn tồn tại hay
không thì anh cũng phải phục vụ người dân nhất định cho dù thế nào chứ.
"Chúng ta đừng chỉ nghĩ họ nói vậy chỉ là để hoa mỹ, phải
nhìn nhận cái thực tâm của họ. Còn tất nhiên, khi triển khai hành động, việc
làm thì có thể thất bại, có cái này khác, do người đó thực hiện.
"Có những lãnh đạo địa phương có vẻ là im lìm, nhưng
cũng có lãnh đạo địa phương họ làm rất tích cực. Vậy chúng ta không nên đồng
hoá tất cả vấn đề, mà cần nhìn vào trường hợp cụ thể."
Linh hoạt chính trị
Trong trả lời phỏng vấn BBC ở Singapore, tiến sỹ Hải cũng
nói về bốn yếu tố "chiến lược" mà các nhà lãnh đạo Việt Nam áp dụng
trong 30 năm Đổi Mới bao gồm cải cách kinh tế từ 1986, linh hoạt ứng xử chính
trị, ứng xử với các lực lượng đối lập, và mở rộng quan hệ đối ngoại.
Ông nói: “Sự linh hoạt về cách ứng xử chính trị của Đảng Cộng
sản Việt Nam như việc việc đảng chấp nhận cho các thành phần kinh tế trở thành
đảng viên, nói cách khác là đảng viên làm kinh tế, giúp tăng cường năng lực của
đảng với kinh tế thị trường. Ở Trung Quốc đã làm trước Việt Nam rất nhiều, tôi
không dùng từ Đảng Cộng sản Việt Nam học lại từ của Trung Quốc. Đó cách mà các
đảng như ở Việt Nam và Trung Quốc thích ứng với môi trường.”
Ông Hải đánh giá cao chuyến đi Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng
Về ứng xử với các lực lượng đối lập, ông Hải nhận định: “Tôi
dùng từ này trong phạm vi chính trị học, lực lượng đối lập là thách thức sự cầm
quyền, sự lãnh đạo của đảng, muốn thay đổi chế độ.
“Ở góc độ nào đó, người ta gọi là cực đoan, trấn áp nhưng
tôi nghĩ suy cho cùng ai đã cầm quyền đều muốn giữ quyền cả, chỉ là họ muốn giữ
quyền bằng cách nào thôi.
“Trong một nước chỉ có một đảng cầm quyền, đương nhiên đảng
đấy muốn tiếp tục cầm quyền, tiếp tục giữ, họ có thể áp dụng chiến lược này
khác, với nhiều người là trấn áp. Nhưng tôi cho cách họ ứng xử rất khéo.
“Về mặt chính trị, mở rộng quan hệ đối ngoại sẽ đem lại lợi
ích chính trị cho đảng, là tăng cường được sự thừa nhận của đối tác nước ngoài
với Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong tuyên bố chung giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổng
thống Barrack Obama có một điểm rất quan trọng: Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam ở Việt Nam. Ta có thể nói là “ý tại ngôn ngoại”, đó là
thừa nhận vai trò chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nhìn góc độ mở rộng
quan hệ đối ngoại của Việt Nam ở góc độ đó.
"Việc Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
sang thăm Mỹ tháng Bảy năm ngoái và được tiếp đón và hội đàm với Tổng thống
Obama trong Nhà Trắng, nó không phải chỉ là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử
trong quan hệ hai nước, mà nó còn có ý nghĩa trong quan hệ giữa Mỹ và một nước
cộng sản.
"Và việc ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu một đảng, không
có cương vị về mặt chính quyền mà có mặt hội đàm với Tổng thống Mỹ trong Nhà Trắng,
cũng là một sự kiện lịch sử với Nhà Trắng.”
“Tôi cho rằng chưa bao giờ một tổng thống Mỹ tiếp một lãnh đạo
Đảng Cộng sản cầm quyền trong Nhà Trắng. Có nhiều người nói với tôi vậy Đặng Tiểu
Bình thì sao? Nhưng tôi nghĩ việc Đặng Tiểu Bình hội đàm tại Nhà Trắng với Tổng
thống Jimmy Carter, khi ấy ông ấy là Phó thủ tướng Chính phủ.
"Tất nhiên ông ấy là người về mặt Đảng không phải là tổng
bí thư đảng nhưng có thể hiểu là người đứng đầu về đảng thời điểm đó, vì ông là
chủ tịch quân uỷ trung ương, nên vai trò của ông Đặng Tiểu Bình rất lớn.
“Trong tuyên bố chung giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với
tổng thống Barrack Obama có một điểm rất quan trọng: Mỹ thừa nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ở Việt Nam. Ta có thể nói là “ý tại ngôn ngoại”,
đó là thừa nhận vai trò chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi nhìn góc độ
mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam ở góc độ đó.
“Mở rộng quan hệ đối ngoại cũng bớt đi áp lực của các nước
ngoài với Việt Nam, chẳng hạn với các nước phương Tây luôn gây áp lực về dân chủ,
nhân quyền. Khi tăng cường quan hệ với các nước như vậy, họ cũng giảm được áp lực
đó lên họ. Đó là một chiến lược và ta có thể nhìn nhận nó giúp Đảng Cộng sản Việt
Nam.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét