Cá chết rồi người chết
Mấy
tuần nay, báo chí tập trung vào hiện tượng cá chết hàng loạt để mổ xẻ,
đưa tin về những hiện tượng, số liệu, cách hành động của cơ quan công
quyền, đã làm cho dư luận chú ý đến nhiều vào việc cá chết, người chết.
Sự việc không đơn giản vì vùng nhiễm độc từ Hà Tĩnh đã lan vào tận Đà
Nẵng xa xôi, hơn 200 km bờ biển miền Trung đầy nắng gió hẹn mùa du lịch
đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Sự
vô tâm, lảng tránh và thái độ bao che qua cách làm việc, cách phát ngôn
của quan chức từ trung ương đến địa phương, đã làm dậy sóng dư luận.
Người ta đã phát hiện ra những “sự im lặng chết chóc” kể từ Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng cho đến các cơ quan chức năng và quan chức nhà nước ở
vụ này.
Tối
27/4/2016, Bộ Tài nguyên – Môi trường đã tổ chức “cuộc họp báo kỳ dị”.
Sau gần một tháng xảy ra sự việc, sau 9 tiếng đồng hồ báo chí chờ đợi,
Bộ TNMT đã họp báo chỉ mấy phút và đưa ra kết luận là chưa rõ nguyên
nhân cá chết, nhưng không phải Formosa – đối tượng được đông đảo người
dân và báo chí chỉ đích danh là nguồn gây ô nhiễm.
Kết
thúc cuộc họp báo, các nhà báo thất vọng và chưng hửng với cách tổ chức
và giải thích của Bộ TN-MT. Cuộc họp báo tối nay có nội dung tương tự
như bản thông báo kiểu: “Chúng tôi xin thông báo: hiện nay chưa có gì để
thông báo, nên chúng tôi xin thông báo để đồng bào biết, khi có gì cần
thông báo, chúng tôi sẽ thông báo sau. Chấm hết”!?
Người dân đặt câu hỏi: lý do gì đằng sau những sự lúng túng và ấm ớ, chậm chạp và lần khần đó?
Phải chăng là vì Formosa là một dự án nhiều khuất tất và phía sau là người Tàu?
Thực vật cũng đang chết hàng loạt
Có
một điều ít ai chú ý, là không chỉ động vật biển, cá và con người chết
vì ngấm độc, mà ngay cả thực vật cũng đã bị tiêu diệt trên bờ biển Hà
Tĩnh.
Bài viết trên báo Hà Tĩnh vào ngày 30/3/2016 đã báo động hiện tượng này. Bài báo viết: “Xã
Kỳ Hà (TX Kỳ Anh – Hà Tĩnh) có 75 ha rừng ngập mặn, thế nhưng, thời
gian qua, gần 26 ha thuộc các thôn Nam Hà, Đông Hà và Hải Hà bị chết
đồng loạt. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian khá dài, nhưng gần
đây, mật độ ngày càng dày đặc.”
Rừng
ngập mặn ở đây được trồng vào năm 1992, chủ yếu là đước, sú và cây vẹt,
chạy dọc tuyến đê biển. Trước đây, khi chưa có tuyến đê chắn sóng, khu
rừng ngập mặn xã Kỳ Hà như một “thành lũy” bảo vệ hàng nghìn hộ dân nơi
đây mỗi khi có sóng to, triều cường mạnh. Ngư dân vùng bãi ngang còn có
nguồn thu đáng kể từ khai thác thủy, hải sản.
Ảnh: báo Hà Tĩnh
Ông
Nguyễn Tiến Hào, người dân xã Kỳ Hà cho biết: “Trước đây, cánh rừng
ngập mặn này đẹp lắm, cây cao 2-3 m. Không hiểu sao thời gian gần đây bị
chết đồng loạt như thế”.
Ông Nguyễn Hồng
Chung – Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà thông tin: Trước tình trạng này,
chính quyền địa phương đã báo cáo lên cấp trên. Hiện chưa có một thông
tin nào về nguyên nhân dẫn đến rừng ngập mặn ở Kỳ Hà bị chết”.
Bài
báo viết từ 30 tháng 3/2016, nhưng không được ai chú ý và lãnh đạo tỉnh
lo “kiện toàn bộ máy”, ngay cả vụ cá chết cũng lẩn như chạch. Sau khi
xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, lãnh đạo địa phương bị báo chí phê
phán là “tàng hình”, thì tờ báo này bắt đầu có những bài viết ngược lại
rằng: “Biển đã sạch, dân đã ra khơi…” nhằm che giấu hậu quả của thảm họa
môi trường. Đương nhiên vụ rừng chết đã phải dừng lại không nói đến.
Không chỉ động vật nhạy cảm với chất độc, mà cả thảm thực vật cũng chết, thì còn gì là môi trường?
Hẳn là Bộ TN-MT không thể đổ lỗi là tại Thủy triều đỏ!
Một đại thảm họa môi trường đã thực sự bắt đầu ở Việt Nam.
S.H
Bauxite Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét