TS. Jonathan London cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản VN không nhất thiết phải
là 'người miền Bắc' và 'giỏi lý luận'.
Nếu phương án đề cử
nhân sự của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hội nghị Trung ương Đảng lần
thứ 14 có liên quan tới 'giữ ổn định chính trị' và 'duy trì chế độ', thì mục
tiêu này 'cũng chưa chắc là tốt', theo nhận xét của khách mời tại cuộc Tọa đàm
Bàn tròn hôm 14/01/2016.
Trao đổi với Bàn tròn
thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ với chủ đề 'Thấy gì qua kết quả của Hội nghị
TƯ14?' của BCH Trung ương Đảng CSVN, PGS. TS. Jonathan London, nhà nghiên cứu
và phân tích chính trị Việt Nam từ Đại học Thành thị Hong Kong, nói:
"Giữ ổn định xã
hội thì chưa chắc là tốt, tôi nghĩ là có một hiểu lầm là Việt Nam phải giữ 'ổn
định xã hội'. Tôi nghĩ là chẳng có ai ở Việt Nam mà không muốn có ổn định xã hội.
"Vấn đề không phải
là ổn định, vấn đề là một trật tự xã hội là như thế nào? Và tôi nghĩ là tất cả
những chuyện mà chúng ta đã thấy hiện nay về quá trình chọn nhân sự thì nó không
cần thiết và không cần có cái đó.
"Cũng có thể có
một trật tự xã hội dân chủ hơn và đa nguyên hơn mà sẽ có sự tham gia của mọi
thành phần khác nhau, từ các ngành xã hội khác nhau, điều đó tôi nghĩ thì chắc
chắn rồi. Không có lý do chỗ nào để không có một Việt Nam dân chủ hơn, minh bạch
hơn bây giờ.
"Và về việc sẽ
có một ông mà giỏi lý luận, tôi nghĩ phải nhìn kỹ nội dung của lý luận là như
thế nào, là cái gì? Có một người Hồi giáo cực đoan lý luận rất giỏi, thì có muốn
ông ấy lãnh đạo đất nước không? Chắc chắn là không!
"Nên tôi nghĩ là
dù Nguyễn Phú Trọng có tài giỏi và tôi cũng không trách ông đâu, có khả năng
ông là một người tốt, tôi chưa gặp chưa biết, nhưng hy vọng là trong tương lai
gần Việt Nam có thể bỏ qua những cái cớ hơi 'vớ vẩn' một chút là ông 'phải là
miền Bắc', 'phải giỏi lý luận', phải miền Trung' v.v... Chúng ta phải đánh giá
theo cái tài của từng người để những gì mà họ đã làm, về mặt trách nhiệm nữa",
học giả người Mỹ nói với Tọa đàm của BBC.
Xung đột đỉnh cao
Image caption TS. Phạm
Chí Dũng cho rằng kỳ Đại hội 12 có đăng trưng 'xung đột quyền lực đỉnh cao'.
Từ Sài Gòn, khách mời
của Bàn tròn, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội nhà Báo độc lập Việt Nam (
IJAVN), bình luận:
"Đặc trưng của Đại
hội 12 là xung đột quyền lực đỉnh cao. Người ta nói là quyền lực càng nhiều thì
tha hóa càng nhiều, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa tuyệt đối.
"Tôi cho rằng Đảng
Cộng sản Việt Nam đang tiến tới sự tha hóa tuyệt đối về mặt quyền lực. Và trở lại
vấn đề Quyết định 244... vừa nêu. Tại sao lại có quyết định 244? Chúng ta nhớ
là Hội nghị Trung ương 6 năm 2012, lúc đó tôi nghe nói là ông Nguyễn Tấn Dũng
khi mà ông sắp bị 'kỷ luật', ông vẫn được 73% số Ủy viên Trung ương tín nhiệm.
Và ông thoát án kỷ luật.
"Như vậy đến năm
2014 xuất hiện quyết định 244, là một quyết định về mặt thực chất là nó 'tước
đoạt' quyền lực chính của Ban chấp hành Trung ương, mà dồn gánh, gần như toàn bộ
trách nhiệm và quyền lực cho Bộ Chính trị.
"Tôi nghĩ rằng
việc thay đổi quyết định 244 hoặc bỏ quyết định 244 là một điều rất dễ dàng, với
điều kiện ông Nguyễn Tấn Dũng 'không còn nữa', thì ngay lập tức sau Đại hội 12
sẽ không cần phải ai nhắc tới quyết định 244...
"Trở lại vấn đề
nhân sự, tôi thấy là cái khung tứ trụ của ông (Nguyễn Phú) Trọng, hay là khung
tứ trụ của ông (Trương Tấn) Sang, hay là khung tứ trụ cho dù của ông (Nguyễn Tấn)
Dũng là Tổng Bí thư, cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, vẫn là sẽ ổn định chính trị
và giữ điều 4 độc đảng mà thôi.
"Với một điều kiện
sẽ phải thay đổi là sau Đại hội kỳ này, một trong những vấn đề đối phó lớn nhất
chính là vấn đề kinh tế mà nó lý giải tại sao kỳ này Hội nghị Trung ương 14 lại
bàn về vấn đề TPP," ông Phạm Chí Dũng nói với Tọa đàm.
Nhiều người thở phào
Image caption PGS.
TS. Phạm Quý Thọ nói nhiều người đã 'thở phào' sau khi Hội nghị 14 kết thúc, chỉ
một tuần ngay trước Đại hội 12 của Đảng CSVN khai mạc.
Bình luận về Hội nghị
14 (11-13/01) vừa kết thúc, từ Hà Nội, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, nhà phân tích
chính sách công từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, nêu cảm tưởng:
"Đây là một Hội
nghị mà kết thúc, người ta gọi là rất nhiều người 'thở phào', bởi vì nó quá
căng thẳng sau hai Hội nghị 12 và Hội nghị 13. Và Hội nghị 14 thì nó rất cận kề
Đại hội 12, cho nên kết thúc rất nhiều người thở phào.
"Thở phào không
phải là vì người ta đồng ý với những kết quả đó, nhưng mà người ta biết là dù
sao chăng nữa nó cũng đã kết thúc và nó cũng đã chuẩn bị cho một cái không bị lỡ
nhịp của Đại hội 12 vừa rồi.
"Không chỉ riêng
những người quan sát, nhưng mà rất nhiều đối tượng, các nhóm công dân khác nhau
trong xã hội, người ta cũng theo dõi và người ta cũng cho rằng thôi dù sao
chăng nữa cũng đã kết thúc."
Bình luận về cung
cách chọn lựa, bầu bán nhân sự của Đảng ngay trước thềm Đại hội 12 của Đảng, đặc
biệt trong bối cảnh Quyết định 244 của Đảng được vận dụng ở các Hội nghị Trung
ương và sắp tới đây là kỳ Đại hội từ ngày 20-28/01/2016, PGS. TS Phạm Quý Thọ
nói thêm:
"Từ xưa đến giờ,
Đảng Cộng sản làm việc quen theo kiểu phân công, đồng chí này, đồng chí kia phụ
trách cái này và thậm chí là đảm nhiệm cương vị này.
"Cho nên đến bây
giờ, trước thềm Đại hội 12 này, diễn biến nó không như vậy và người ta cho rằng
có một cái gì đấy bất thường. Trước hết nó bất thường ở cái chỗ là cái không
khí căng thẳng, không ai chịu ai. Sự phân công này hình như là không được đồng
thuận lắm ở trong Bộ Chính trị, cũng như trong Ban chấp hành Trung ương",
chuyên gia chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói với Tọa đàm Bàn tròn.
Thiếu sót rất lớn
Image caption Luật sư
Vũ Đức Khanh cho rằng việc chọn 'nhân sự' trước hoạch định chính sách là một
thiếu sót rất lớn của Đảng Cộng sản Việt Nam tại kỳ Đại hội 12.
Từ Canada, Luật sư Vũ
Đức Khanh, nhà quan sát và bình luận thời sự chính trị Việt Nam nói với BBC:
"Đối với một người
quan sát từ nước ngoài như tôi, thì tôi thấy điều... thiếu sót rất là lớn của Đảng
Cộng sản Việt Nam, điều đó dẫn tới một điều là thấy rằng Đảng Cộng sản Việt Nam
đã có một sự chia rẽ rất là lớn.
"Thông thường Đảng
đưa ra một chính sách rồi Đảng chọn một nhân sự để thực hiện chính sách đó, kỳ
này thực sự ra thì Đảng chọn nhân sự, để mà từ nhân sự đó mới vạch ra một chính
sách.
"Tôi nghĩ rằng bất
cứ, bất luận phe nhóm nào, phía của ông Trọng hay là ông Dũng sẽ nắm kỳ 12 này,
thì từ sau ngày 28/01 sắp tới, chúng ta mới bắt đầu thấy rõ chính sách của Việt
Nam trong những năm sắp tới ra sao.
"Còn từ đây cho
tới đó chúng ta vẫn có thể là tiếp tục đoán mò mà thôi," ông Vũ Đức Khanh,
người cũng là Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam tại Canada, nói.
Hôm thứ Tư, Thông báo
chính thức về Hội nghị 14 của Đảng CSVN cho hay:
"Ban Chấp hành
Trung ương tán thành, đồng ý để Chính phủ cùng chính phủ các nước ký Hiệp định
TPP vào đầu tháng 2-2016; giao Bộ Chính trị chỉ đạo công tác chuẩn bị trình Quốc
hội xem xét, phê chuẩn Hiệp định theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng đề
án trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về thực hiện hiệu quả tiến
trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định TPP."
Và về vấn đề chuẩn bị
nhân sự lãnh đạo cao cấp của Đảng, đặc biệt là phương án đề cử nhân sự cho bốn
vị trí cao cấp nhất của đảng và nhà nước, thường được gọi là 'tứ trụ', Thông báo
cho hay:
" Với tinh thần
dân chủ, trách nhiệm, thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao, Ban Chấp hành Trung
ương đã thảo luận kỹ, thông qua dự thảo Báo cáo công tác nhân sự Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII trình Đại hội; thống nhất cao bằng hình thức bỏ phiếu kín đề
cử nhân sự chức danh Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; đề cử chức
danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2016 - 2021
để Ban Chấp hành Trung ương khóa XII xem xét, giới thiệu Quốc hội khóa XIV quyết
định theo quy định của pháp luật. Hoàn tất công tác chuẩn bị nhân sự trình Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xem xét, quyết định," Thông
báo của Đảng CSVN viết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét