Ở Việt Nam , tính từ “vĩ đại” đã trở thành thông
dụng. Bạn có thể bắt gặp nó hàng ngày trong các pano trên nhiều bức
tường dọc theo các đường phố, trong các biển ngữ treo trên các hội
trường , trong các nhà hát, các câu lạc bộ, ở trước cửa chợ bán rau quả,
thịt cá v.v… Nhưng Marx và Tolstoi thì cho rằng không có một khái niệm
gọi là một “Nhà lãnh đạo vĩ đại”. Vậy có thể có một nhà lãnh đạo bất kỳ nào đó đáng được coi là vĩ đại hay không và nếu có thì là ai?
Theo thói quen từ khoảng vài chục năm nay, mỗi khi có
Đại hội của ĐCSVN và sau đó là cuộc bầu cử Quốc hội, người Việt lại chờ
đợi sự xuất hiện một “Nhà lãnh đạo vĩ đại” .
Để thuận lợi cho việc quan sát, có lẽ trước hết chúng
ta cần được giải thích thế nào là một “Nhà lãnh đạo vĩ đại?”, hoặc
“Điều gì làm nên các lãnh đạo vĩ đại?”. Tác giả Chris Patten, với đầu đề
“The Great Leader Revival” đã trả lời câu hỏi đó trong tạp chí Nghiên cứu quốc tế
ngày 08/11/2015. Với những bạn chưa có dịp xem toàn văn bài này trên
tạp chí , chúng tôi xin trích và giới thiệu để mọi người cùng biết nhằm
cùng trao đổi chính kiến của mình về câu trả lời của Chris Patten, đồng
thời liên hệ với tình hình nước ta.
Chris Patten cho rằng Marx và Tolstoi đã sai. Ông trả lời câu hỏi đó như sau:
Có hai yếu tố quan trọng điển hình cho sự lãnh đạo vĩ
đại. Thứ nhất là người lãnh đạo có nhận thức được chiều hướng của làn
gió lịch sử hay không? Thứ hai là người lãnh đạo đó có những lựa chọn
quan trọng để thực hiện hay không? Tất nhiên, nếu người lãnh đạo bị áp
đặt các quyết định đó thì họ sẽ không thể được công nhận (hoặc không bị
quy trách nhiệm cho các quyết định đó). Vấn đề là liệu người lãnh đạo đó
có cơ hội cân nhắc các giải pháp thay thế và lựa chọn quyết định đúng
đắn cho đất nước mình hay không.
Chris Patten nêu ra những người sau đây mà ông cho đó là những “Nhà lãnh đạo vĩ đại”:
– Tướng de Gaulle, Tổng thống Pháp:
de Gaulle đã một mình cáng đáng giải cứu nước Pháp
khỏi bị tụt xuống cường quốc hạng hai sau Thế chiến thứ 2 . Rồi một lần
nữa ông ấy đã dập tắt được hai âm mưu đảo chính, kết thúc cuộc chiến
Algeria và truyền cảm hứng cho bản Hiến pháp của nền đệ ngũ cộng hòa
Pháp. Giống như Churchill, tướng de Gaulle đã mang đến cho nước Pháp một
thế giới quan mới. Trong thực tế, thế giới quan mà hai ông thiết lập
cho nước Pháp và nước Anh có tầm ảnh hưởng quá lớn.
– Magaret Thatcher, thủ tướng nước Anh:
Đó là một nhân vật gây rất nhiều tranh cãi, có nhiều
người yêu mến nhưng cũng không ít người thù ghét. Tuy nhiên, không cần
phải được yêu mến rộng rãi để trở thành một lãnh đạo vĩ đại. Ngay cả
những người không thích Thatcher cũng không thể chối bỏ tầm ảnh hưởng
của bà. Thatcher đã có công đảo chiều đà suy thoái của nền kinh tế Anh.
Nỗ lực của bà trong việc tấn công các nghiệp đoàn có quá nhiều quyền lực
đã tạo cho nước Anh dễ quản trị hơn, ở một thời điểm mà nước Anh đang
bị cuốn vào vòng xoáy bất ổn và mất kiểm soát.
– Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc:
Không kể đến những hành vi đen tối của ông thì Đặng
Tiểu Bình đã mở cửa thị trường, đặt đất nước ông ta vào con đường phát
triển và thịnh vượng chưa từng có tiền lệ, và do đó, hàng triệu người
Trung Quốc đã thoát đói nghèo.
– Lý Quang Diệu, nhà sáng lập và là Thủ tướng trong một thời gian rất dài của Singapore.
– Harry Truman và Dwight Eisenhower, Tổng thống Hoa Kỳ:
Chắc chắn hai ông không phải là những học giả uyên
bác nhưng họ đã có những quyết định tuyệt vời, thiết lập nên trật tự
quốc tế thời hậu chiến để duy trì hòa bình trên toàn thế giới trong
nhiều thập niên.
Ronald Reagan và Bill Clinton, tổng thống Hoa Kỳ là
những người đã có những khả năng vĩ đại như năng lực truyền cảm hứng và
tài năng thuyết phục.
– John F. Kennedy, tổng Thống Hoa Kỳ:
Người đã làm một điều vĩ đại là giải quyết cuộc khủng
hoảng tên lửa Cuba và có khả năng thúc đẩy mọi người mạnh mẽ chưa từng
có .
– Nelson Mandela, Tổng thống của Nam Phi:
Người có đầy đủ sự dũng cảm, thẩm quyền ảnh hưởng và
lòng cao thượng. Trong thực tế, ông là một trong những lãnh tụ có nhiều
uy tín và có sức quyến rũ mạnh mẽ.
– Kofi Annan, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc và Colin Powell, Ngoại trưởng Hoa Kỳ.
– Angela Merkel:
Thủ tướng Đức và lãnh đạo Liên minh Châu Âu trên thực tế:
Bà đã thực hiện các quyết định quan trọng một cách
đúng đắn, cùng với cựu Thủ tướng Helmut Kohn tái thống nhất nước Đức một
cách êm đẹp. Merkel đã phản đối quyết liệt sự can thiệp của Tổng thống
Nga Putin vào Ukraina, đối phó một cách rộng lượng với khủng hoảng người
nhập cư và là người đã chỉ ra hướng đi Châu Âu cần để đối phó với các
thách thức sống còn mà bản thân châu lục này đang phải đối mặt .
Ghi chú: Chris Patten là Toàn quyền cuối cùng
của Anh tại Hong Kong, cựu Cao ủy của Liên minh Châu Âu về các vấn đề
đối ngoại, Hiệu trưởng Đại học Oxford.
– Còn những “Lãnh đạo vĩ đại của Việt Nam?”, mời các bạn bổ sung danh tính để quốc dân đồng bào được mở mang tầm mắt.
https://chantroimoimedia.com/2016/01/18/dieu-gi-lam-nen-cac-lanh-dao-vi-dai/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét