Cuộc hội thảo này đã đưa ra một điều đặc biệt: vai trò của người Việt hải ngoại trong việc tham dự bầu cử và ứng cử ở Việt Nam, cụ thể là cuộc bầu cử quốc hội sắp tới vào tháng 5/2016. Tuy đặc biệt nhưng từ ông già 90 đến đứa con nít lên 3 cũng biết nó nằm trong chiến lược của Nghị quyết 36 nhằm nhuộm đỏ hải ngoại.
Có vài điều cần nói một cách bình tĩnh:
Thứ nhứt: Phải nói ngay đây là một miếng mồi thơm được móc trong một lưỡi câu bén, thích hợp cho mọi loại cá. Cá to như các bậc trí thức nhiều lòng tin, nhiều mơ mộng vào thiện chí hòa hợp hòa giải của chính phủ Việt Nam, được lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Cá nhỏ như một số kẻ háo danh đóng vai lòng tong cá chốt bu theo rỉa mồi. Rõ ràng, trong một quốc hội mà 500 đại biểu là đảng viên cộng sản, một vài đại biểu là người Việt hải ngoại sẽ làm được gì hay chỉ để tô điểm thêm cho lớp phấn son dân chủ giả hiệu?
Thứ hai: Sau một thời gian phân ly do chiến tranh kéo dài, nhu cầu hòa giải hòa hợp là một nhu cầu có thật, nhưng phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Nó phải nhằm vào việc xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh. Trước hết, đảng CSVN hãy hòa giải với nhân dân Việt Nam ngay trong nước. Đảng phải đưa ra một lộ trình dân chủ mang tính khả thi. Tức tôn trọng các quyền căn bản của người dân: tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, chấm dứt đàn áp, thả hết tù chính trị, bầu cử tự do có giám sát. Đó không phải những điều kiện tiên quyết mà là những điều kiện cần và đủ cho hòa hợp hòa giải có kết quả. Chưa làm được những điều đó, đừng giở trò chiêu dụ người Việt hải ngoại.
Thứ ba: Từ khi được nặn ra trên đất Hương Cảng năm 1930 cho đến khi cầm quyền trên cả nước hơn 40 năm qua, những người cộng sản chưa bao giờ hòa giải với bất cứ ai, bất cứ thành phần nhân dân nào.
Hãy nhớ lại những hình thức “chính phủ liên hiệp” năm 1946, đó không phải là thiện chí đoàn kết chống kẻ thù chung mà chỉ là một bước lùi để tiêu diệt các lực lượng đảng phái quốc gia sau khi đưa họ vào cái bẫy giăng sẵn. Hãy nhớ cho tới lúc này chế độ Hà Nội cương quyết không thừa nhận hình thức đa đảng. Vì họ lo sợ phải chia xẻ quyền lực và mất quyền lãnh đạo suốt đời. Vũ Minh Giang, Ủy Viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đã từng khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, đặt vấn đề chia sẻ quyền lực thì không thực tế.”
Thứ tư: Cuối cùng, ngày nào hiến pháp 2013 còn điều 4, tin vào lời nói của cộng sản là tự sát.
Tư Thẳng
Thứ nhứt: Phải nói ngay đây là một miếng mồi thơm được móc trong một lưỡi câu bén, thích hợp cho mọi loại cá. Cá to như các bậc trí thức nhiều lòng tin, nhiều mơ mộng vào thiện chí hòa hợp hòa giải của chính phủ Việt Nam, được lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Cá nhỏ như một số kẻ háo danh đóng vai lòng tong cá chốt bu theo rỉa mồi. Rõ ràng, trong một quốc hội mà 500 đại biểu là đảng viên cộng sản, một vài đại biểu là người Việt hải ngoại sẽ làm được gì hay chỉ để tô điểm thêm cho lớp phấn son dân chủ giả hiệu?
Thứ hai: Sau một thời gian phân ly do chiến tranh kéo dài, nhu cầu hòa giải hòa hợp là một nhu cầu có thật, nhưng phải đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết. Nó phải nhằm vào việc xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ và giàu mạnh. Trước hết, đảng CSVN hãy hòa giải với nhân dân Việt Nam ngay trong nước. Đảng phải đưa ra một lộ trình dân chủ mang tính khả thi. Tức tôn trọng các quyền căn bản của người dân: tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do đi lại, chấm dứt đàn áp, thả hết tù chính trị, bầu cử tự do có giám sát. Đó không phải những điều kiện tiên quyết mà là những điều kiện cần và đủ cho hòa hợp hòa giải có kết quả. Chưa làm được những điều đó, đừng giở trò chiêu dụ người Việt hải ngoại.
Thứ ba: Từ khi được nặn ra trên đất Hương Cảng năm 1930 cho đến khi cầm quyền trên cả nước hơn 40 năm qua, những người cộng sản chưa bao giờ hòa giải với bất cứ ai, bất cứ thành phần nhân dân nào.
Hãy nhớ lại những hình thức “chính phủ liên hiệp” năm 1946, đó không phải là thiện chí đoàn kết chống kẻ thù chung mà chỉ là một bước lùi để tiêu diệt các lực lượng đảng phái quốc gia sau khi đưa họ vào cái bẫy giăng sẵn. Hãy nhớ cho tới lúc này chế độ Hà Nội cương quyết không thừa nhận hình thức đa đảng. Vì họ lo sợ phải chia xẻ quyền lực và mất quyền lãnh đạo suốt đời. Vũ Minh Giang, Ủy Viên Hội Đồng Lý Luận Trung Ương đã từng khẳng định: “Trong tình hình hiện nay, đặt vấn đề chia sẻ quyền lực thì không thực tế.”
Thứ tư: Cuối cùng, ngày nào hiến pháp 2013 còn điều 4, tin vào lời nói của cộng sản là tự sát.
Tư Thẳng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét