Đoan Trang
Theo Blog Đoan Trang
Ở những nước có chế độ
dân chủ đa đảng, các chính trị gia thuộc các đảng phái khác nhau cạnh tranh với
nhau bằng các chính sách công - cũng giống như việc đưa ra giải pháp, sản phẩm
cho “thị trường chính trị”. Chính sách đó thể hiện thông qua đường lối, cương
lĩnh, chương trình hành động... của đảng. Ví như đảng theo chủ nghĩa tự do nhấn
mạnh các khái niệm “phồn vinh, thịnh vượng chung”, “chính quyền hiệu quả”; đảng
theo khuynh hướng bảo thủ thì đề cao “quốc phòng mạnh”, “thị trường tự do, cắt
giảm thuế”, “chính quyền nhỏ gọn”, “các giá trị gia đình là cốt lõi”...
Ở Việt Nam từ trước đến
nay, chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện,
kiên định với đường lối XHCN Mác-Lê. Đâm ra về căn bản, thị trường chính trị
không có sự cạnh tranh về sản phẩm chính sách công, 100% người tiêu dùng bị cưỡng
bức sử dụng một loại sản phẩm duy nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin vô địch.
Không có giải pháp
nào cho thị trường, các “chính trị gia” xã nghĩa quay ra cạnh tranh với nhau bằng
những “đường lối” kiểu như phe này thì có vẻ thân Mỹ và chịu cải cách, nhưng
tham nhũng, phe kia bảo thủ, thân Tàu, nhưng được cái trong sạch. Vâng, như thế
gọi là “đường lối” đấy ạ. Trong khi không tham nhũng, chống tham nhũng, hay nói
cách khác là liêm chính, vốn chỉ là đạo đức căn bản của một người bình thường.
Nó không thể là phẩm chất, là đường lối của một chính khách; trong một nền
chính trị dân chủ, không chính trị gia nào đi cạnh tranh với nhau bằng việc
ông/bà ta không tham nhũng và sẽ chống tham nhũng cả. (Đó là chưa nói đến chuyện
chống tham nhũng ở một chế độ như thế là bất khả thi).
Còn chuyện “thân Mỹ”,
“thân Tàu”, hay như ngày trước là “thân Liên Xô”, đều chỉ thể hiện não trạng
vong thân và tư duy nô lệ, thứ không thể có trong chính sách đối ngoại của một
nhà nước bình thường.
Nhìn cuộc tranh giành
quyền lực giữa các “chính trị gia” xã nghĩa mà chỉ rùng mình nhận thấy họ không
cạnh tranh với nhau bằng chính sách, đường lối quản trị đất nước, mà họ chỉ
đang thi thố xem ai đểu giả hơn, lưu manh hơn, tàn bạo hơn và khốn nạn hơn...
Nói cách khác, tất cả
những chính khách cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một Đảng Cộng sản này, dưới
cái mũ chung là “đường lối XHCN” này, đều chỉ đang theo đuổi tà trị chứ chưa
bao giờ làm chính trị.
* * *
Cá nhân tôi nể (tuy
không kính) ông Nguyễn Phú Trọng. Câu nói nổi tiếng của ông, “mình phải thế nào
người ta mới thế chứ”, nghe tuy ngớ ngẩn nhưng về bản chất, nó đúng. Ông phải
thế nào thì mới chiến thắng tất cả và tiếp tục là người cầm đầu một đội ngũ
chính trị gia xã nghĩa đểu giả, lưu manh như thế chứ.
Tôi nể ông còn vì: Một
trong NHIỀU phẩm chất của người làm chính trị là chữ NHẪN. Dù thế nào, ông Trọng
cũng là người thể hiện được chữ Nhẫn ấy, ngay cả trong những thời kỳ tưởng như
là sóng gió nhất của ông, khi vây cánh bị triệt hạ và đồng chí X. đắc thắng làm
khuynh đảo cả chính trường Việt Nam.
Nói riêng về chữ nhẫn
này: Nếu coi đó là một trong những phẩm chất của người làm chính trị, thì chỉ
tính riêng về khía cạnh đó, ông Nguyễn Phú Trọng đã chiến thắng rất nhiều nhà
hoạt động nhân quyền hiện nay ở Việt Nam - những người mà cái tôi quá lớn luôn
khiến họ sẵn sàng chiến đấu với nhau...
trên mạng và ăn thua
đủ với độc giả trên từng comment. Tất nhiên, việc đó không có gì sai, bởi vì họ
là các nhà hoạt động nhân quyền chứ đâu phải chính khách; chỉ có điều nếu vậy
thì họ sẽ rất khó để trở thành đối thủ của ông Trọng và đảng của ông.
Nguồn: danluan.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét