Trần Hồng Tâm
Tác giả gửi tới Dân
Luận
Ông Trọng học chuyên
ngành Xây dựng Đảng. Ông leo lên đỉnh quyền lực bằng những bài đăng trên báo Đảng.
Những người cùng phe phái gọi ông là “Nhà lý luận hàng đầu của Đảng”. Giới bình
dân gọi ông là Trọng lú. Cư dân mạng gọi ông là Trọng giáo mác. Bởi ông lớn lên
từ nôi tuyên giáo, được bú mớm bằng bình sữa Mác – Lê).
Trở thành Tổng Bí thư
vào đầu năm 2011, ông ban hành “Một số vấn đề cấp bách về việc xây dựng Đảng hiện
nay.” Tưởng ông có chiêu gì độc lắm na ná như chiến dịch “Săn cáo” hay “Đả hổ
giệt ruồi” của Tập. Té ra ông hô hào “phê và tự phê”.
Của đáng tội, những đứa
trẻ lớn lên ở miền Bắc, vào thập kỷ 1960s đã ngồi xổm lên cái trò này rồi. Bởi
nó không thể giết nổi một con muỗi nói gì đến con quái vật tham nhũng. Vậy mà
ông Trọng lại coi nó là một cứu cánh, một thứ bùa thiêng, một phép lạ cứu Đảng.
Thiên hạ thông cảm
cho bệnh giáo điều, bảo thủ, đã thấm sâu vào tận từng tế bào trong cơ địa của
ông. Nhưng người ta không thông cảm tại sao chiến dịch phê và tự phê lại chỉ nhằm
vào Nguyễn Tấn Dũng. Ai dám bảo những ủy viên Bộ Chính trị khác như Phùng Quang
Thanh, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Sinh Hùng. Tô Huy Rứa, Đinh Thế
Huynh, Trương Tấn Sang v.v là trong sạch, là tay chửa nhúng chàm.
Đưa Nguyễn Tấn Dũng
ra hành quyết, nhưng ông Trọng không thể đưa ra được một bằng chứng xác đáng
tâm phục khẩu phục nào.
Kỷ luật Đảng là một vấn
đề hệ trọng mang tính pháp lý, đâu phải những câu chuyện đàm tiếu quanh chiếu
ruợu mà nói vu vơ “có dấu hiệu giàu lên nhanh” hay “Con gái ông Dũng mang hộ
chiếu của Đế quốc Mỹ”. Ông Trọng cùng toàn Đảng luôn hô hào “hòa giải hòa hợp”,
xóa bỏ mọi hận thù, hàn gắn cách ngăn. Vậy mà, một việc nho nhỏ thông gia với một
viên chức của Việt Nam Cộng Hòa cũng thành trọng án.
Đi đâu ông Trọng cũng
cao đàm khoát luận về tính nhân văn, về lòng yêu thương. Thế nhưng ông đi bới
lông tìm vết của một cặp vợ chồng trẻ ở tuổi cháu con, sinh ra sau chiến tranh,
không thù hận, không thù địch, không biết khói bom, không mùi thuốc súng.
Không giết nổi Nguyễn
Tấn Dũng, ông hậm hực ban hành “Mười chín điều đảng viên không được làm”. Thiên
hạ ôm bụng cười ngấn ngưởng về chứng lú lẫn, nhưng hay khoe chữ, thính lý luận,
khoái ban phát quyền hành của ông. Điều lệ Đảng đã quy định rõ, sao ông phải đi
vẽ rắn thêm chân.
Chẳng lên cơm cháo
gì, ông hù thiên hạ bằng cách giành lấy quyền Trưởng ban Chống tham nhũng. Đẻ
ra Ban Nội chính, Ban Kinh tế, đưa hai đệ tử Bá Thanh, Đình Huệ nắm quyền để có
cớ cài cắm thêm người cùng phe vào Bộ Chính trị. Lời đề bạt của ông cho hai đệ
tử trên không một milligram trọng lượng. Bầu đi bán lại vẫn không đủ phiếu mà cả
hai đều thân bại danh liệt. Chứng tỏ uy tín của ông trong Đảng rất thấp. Đó là
chưa kể đến uy tín trong dân của ông còn tồi tệ hơn nhiều.
Đầu năm 2015, tại Hội
nghị Trung ương 10, Ông Trọng hý hửng rằng sẽ khai tử Nguyễn Tấn Dũng bằng việc
lấy phiếu tín nhiệm của 20 thành viên là Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư với
sự tham gia của 197 Ủy viên Trung ương.
Kết quả thật bẽ bàng.
Vị trí của ông cùng phe cánh được xắp xếp theo số phiếu tín nhiệm từ cao xuống
thấp là:
Nguyễn Phú Trọng xếp
8/20:
Đinh Thế Huynh xếp thứ
13/20;
Nguyễn Xuân Phúc xếp
thứ 15/20;
Tô Huy Rứa xếp thứ
17/20,
Phạm Quang Nghị xếp
thứ 19/20.
Trong khi Nguyễn Tấn
Dũng xếp thứ nhất 1/20; có số phiếu tín nhiệm cao nhất 152/197.
Sợ mất mặt với thiên
hạ, ông ém nhẹm, không công khai kết quả. Thêm một bằng chứng cho thấy ông là
người cố tình bóp chết dân chủ, dìm mọi sinh hoạt của Đảng trong bóng tối trong
khi miệng ông hô hào phát huy dân chủ, công khai, minh bạch.
Kết qủa của Hội nghị
10 là một cú tát nổ đom đóm mắt vào mặt ông, là lời ai điếu cho sự nghiệp chính
trị của ông. Thiết tưởng, nếu ông còn chút liêm sỉ, còn lòng tự trọng, không từ
chức ngay sau Hội nghị 10 thì cũng nên khiêm nhường hơn, nhu hòa hơn, rồi hạ
cánh an toàn vào cuối nhiệm kỳ.
Nhưng không, giây thần
kinh xấu hổ của ông đã đứt. Tự trọng là môt khái niệm quá xa hoa. Ông vẫn cố đấm
ăn xôi ở tuổi đã gần đất xa trời.
Những ngày gần đây,
nhất là trong Hội nghị Trung ương 12, 13, và 14, ông tỏ ra một kẻ quyền biến đầy
thủ đoạn. Ông tuyên bố Tổng Bí thư phải là người miền Bắc và có lý luận; kiên định
chủ nghĩa Mác-Lê nin, không tham nhũng, không tham vọng quyền lực.
Vậy, thế nào là “có
lý luận”? Lý luận loại gì? Có bao nhiêu thì đủ? Thế nào là “tham vọng quyền lực”?
Người như ông ở tuổi 71, tài cán lơ mơ, uy tín thấp, nói năng chung chung sáo rỗng
vẫn muốn ở lại, thêm được ngày nào hay ngày đó, có phải là “tham vọng quyền lực”
không?
Điều lệ Đảng quy định
mọi đảng viên đều có quyền ứng cử, đề cử, và bầu cử. Tại sao ông lại quy định
“Những người người không được Bộ Chính trị giới thiệu ứng cử thì khi ra Hội nghị
Trung ương hoặc Đại hội có ý kiến đề cử thì người đó phải rút.”
Tại sao ông lại tung
ra những quy định trái với điều lệ. Ông dùng Bộ Chính trị để tiếm quyền Ban Chấp
hành Trung ương và tiếm quyền luôn của Đại hội Đại biểu toàn quốc. Ông lấn lướt
quyền của các Đại biểu dự Đại hội.
Điều lệ Đảng cũng quy
định: “Đại hội Đại biểu toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất giữa hai kỳ Đại
hội”; “Ban chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo trong nhiệm kỳ.”
Các Đại biểu về dự Đại
hội, các Trung ương Ủy viên cũ (Khóa XI) và mới (Khóa XII) có thể chấp nhận một
người vi phạm trắng trợn điều lệ Đảng trở thành người lãnh đạo của mình chăng?
Người ta không thấy
Nguyễn Tấn Dũng gây thù oán hay ganh tỵ với ông Trọng. Nhưng ai cũng nhận ra
thái độ và việc làm của ông nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng mang nặng tính tư thù.
Hai con trai của ông Dũng
chỉ mới ở vạch xuất phát của một cuộc tòng chính đầy rủi ro. Đã nhằm nhò gì so
với vấn nạn con ông cháu cha lan tràn trong Đảng. Nguyễn Chí Vịnh con Nguyễn
Chí Thanh; Đào Duy Quát con Đào Duy Tùng; Phạm Bình Minh con Nguyễn Cơ Thạch;
Lê Mạnh Hà con Lê Đức Anh; Phùng Quang Hải con Phùng Quang Thanh; Nguyễn Xuân Ẩn
con Nguyễn Văn Chi; Lê Hải Hiếu con Lê Thanh Hải v.v. Đó là chưa kể tới hằng hà
sa số những CCCC (con cháu các cụ) ở những cấp tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã.
Vậy tại sao ông chỉ chúi mũi vào ống khóa nhà riêng của ông Dũng.
Ai bảo vệ được chủ
quyền lãnh thổ lãnh hải? Người đó sẽ được gi vào bảng vàng của sử sách. Ai bảo
vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam? Người đó có tính chính danh. Ai đưa nền
khinh tế Việt Nam theo kịp với Singapore, Đại Hàn hay Nhật? Người đó xứng đáng
trách nhiệm gánh vác sơn hà. Ai đưa hệ thống chính trị Việt Nam trở nên minh bạch?
Người đó thực lòng muốn tiêu diệt tham nhũng. Ai làm cho đời sống của người dân
Việt dễ thở, bớt nhọc nhằn? Người đó có cả thiên hạ trong tay.
Tất cả những công việc
sinh tử trên, không thấy ông Trọng dấn thân năng nổ. Suốt nhiệm kỳ, chỉ thấy
ông núp dưới bóng chỉnh đốn Đảng, tốn không biết bao nhiêu giấy mực, thời gian
chỉ để nhằm một mục đích là loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính trị.
Vậy, nếu loại được
Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi Bộ Chính trị rồi thì Đảng có trong sạch hơn, có vững mạnh
hơn không? Trả lời câu hỏi này, hẳn bạn hiểu hơn con người Nguyễn Phú Trọng.
Thứ Năm, ngày 14
tháng Giêng 2016
ttps://www.danluan.org/tin-tuc/20160114/loai-nguyen-tan-dung-ra-thi-dang-co-vung-manh-hay-trong-sach-hon-khong#sthash.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét